Kiếnthức về tổn thươngnghề nghiệp do vậtsắc nhọn của điều dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn của điều dưỡng bệnh viện đa khoa tỉnh lâm đồng năm 2019 (Trang 61)

Kiến thức về yếu tố nguy cơ gây TTNN do VSN

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, 78.5% điều dưỡng biết về việc đóng nắp kim trước và sau khi sử dụng, 42.3% điều dưỡng biết về việc chuyển dụng cụ từ tay này sang tay khác, 72.5% điều dưỡng biết về phản ứng bất ngờ của người bệnh, 38.9% cho rằng do tính khẩn cấp của thao tác, 52.3% biết về sự thiếu chú ý trong thao tác, 72.5 cho rằng việc không tuân thủ đúng quy trình. Một số nguyên nhân được biết đến thấp hơn so với nghiên cứu của Dương Khánh Vân (2013) 78.9% thiếu chú ý khi thực hiện công việc, 74.1% không tuân thủ đúng quy trình [18] và cao hơn trong nghiên cứu Mary Z, Muhammad A, Hajra S (2017) khi có 66.4% điều dưỡng biết nguyên nhân đóng nắp kim có thể dẫn đến TTNN do VSN [47]. Kết quả trên cho thấy sự hiểu biết của điều dưỡng về nguyên nhân và yếu tố nguy cơ ở một số mục còn thấp như nội dung chuyển dụng cụ từ tay này sang tay khác, tính cấp thiết của thao tác…Tỷ lệ điều dưỡng hiểu biết đầy đủ cả 6 nguyên nhân dẫn đến TTNN do VSN là rấp thấp chỉ 20.8%. Do sự hiểu biết chưa đầy đủ các nguyên nhân đó có thể dẫn việc điều dưỡng có thể sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa TTNN do VSN không đầy đủ, không đúng thời điểm.

Kiến thức về hậu quả của TTNN do VSN

Kiến thức về mầm bệnh lây truyền phổ biến là HBV, HCV, HIV lần lượt là 91.9%, 61.1% và 89.9%. Tỷ lệ thấp hơn so với nghiên cứu của Jurimoni Gogori (2017) tỷ lệ điều dưỡng biết về HBV, HCV, HIV lần lượt là 98.9%, 67.8%, 100% [38]. Kết quả xấp xỉ tỷ lệ với nghiên cứu của Arafa E, Mohamed A, Anwar (2016) có 80.3%, 65.8%, 93.5% điều dưỡng có kiến thức lần lượt về HBV, HCV, HIV [27] và cao hơn so với nghiên cứu của Dương Khánh Vân (2013) tỷ lệ kiến thức về HBV là 81.3%, HCV là 55.3%, HIV là 81.9% [18], nghiên cứu của Mary Z, Muhammad A, Hajra S

dưỡng đã có kiến thức tốt về các mầm bệnh phổ biến có thể lây lan qua TTNN do VSN như HIV, HBV. Tuy nhiên, liên quan đến mầm bệnh HCV thì tỷ lệ hiểu biết còn thấp chỉ 61.1%. Theo WHO, tỷ lệ phơi nhiễm HCV, HBV, HIV qua thương tích cho NVYT lần lượt là 39%, 37%, 4.4% [26], [58]. Theo nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 47.0% điều dưỡng biết rằng HBV, HCV có khả năng lây truyền cao hơn HIV. Như vậy, kiến thức về mức độ lây truyền các bệnh nguy hiểm qua TTNN do VSN của NVYT còn thấp. Nhưng phần lớn điều dưỡng biết rằng HBV có vắc – xin phòng ngừa, tỷ lệ này chiếm 95.3%. Qua đó cho thấy điều dưỡng đã có kiến thức khá tốt về hậu quả của TTNN do VSN nhưng vẫn còn thiếu ở mức độ lây nhiễm của các mầm bệnh và viêm gan siêu vi C. Vì vậy, trong kiến thức về hậu quả vẫn còn những khoảng trống cần được bổ sung qua việc tăng cường đào tạo, tập huấn.

Kiến thức về các biện pháp phòng ngừa TTNN do VSN

Chỉ có 29.5% điều dưỡng cho rằng TTNN do VSN có thể ngăn ngừa hoàn toàn, đa số cho rằng ngăn ngừa được hầu hết chiếm 43.6%. Kết quả thấp hơn so với nghiên cứu của Dương Khánh Vân (2013), 78.3% cho rằng TTNN do VSN có thể phòng ngừa được [18] và nghiên cứu của Mary Z, Muhammad A, Hajra S (2017) có 92.1% cho rằng TTNN do VSN có thể phòng ngừa hoàn toàn bằng sự tự tin và kỹ năng thành thạo [47]. Kết quả này cho thấy, điều dưỡng còn nhận thức chưa đúng về khả năng ngăn chặn TTNN do VSN là hoàn toàn ngăn ngừa được, điều này có thể do chưa nhận thức đầy đủ về các biện pháp phòng ngừa và cũng có thể các rào cản trong quá trình thực hành làm họ nghĩ rằng TTNN do VSN không thể ngăn ngừa hoàn toàn.Ngoài ra việc đào tạo chưa được chú trọng trong thời gian gần đây hoặc chương trình đào tạo chưa hiệu quả có thể làm điều dưỡng còn nhận thức chưa đầy đủ.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế (2012) để thực hành an toàn trong quá trình thao tác với kim tiêm NVYT cần không dùng tay trực tiếp bẻ bông gòn mà dùng bông gòn bao quanh, tập trung trong công việc, không đưa tay trước mũi kim, VSN cần được để trong khay khi di chuyển, không tháo đậy, bẻ cong kim sau khi dùng và áp dụng kỹ thuật xúc nắp một tay khi cần thiết phải đóng nắp kim [2]… Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 98.7% điều dưỡng biết dùng bông, gạc quấn quanh ống nước cất trước

khi bẻ,96% biết phương pháp an toàn khi trao vât sắc nhọn cho người khác vànên đặtVSN trong khay khi di chuyển đến nơi khác.Khi thao tác với kim tiêm trên người bệnh cần tập trung; không đưa tay trước mũi tiêm; đảm bảo tư thế người bệnh với tỷ lệ lần lượt là 85.2%, 50.3% và 85.9%.Như vậy, việc không nên đưa tay trước VSN còn được biết ở mức độ thấp 50.3%, trong thực tế nhiều điều dưỡng còn dùng tay vừa dò tĩnh mạch vừa đưa kim vào cơ thể người bệnh, điều này có thể làm TTNN xảy ra nếu không chú ý hoặc bệnh nhân cử động bất ngờ.

Theo hướng dẫn tiêm an toàn của Bộ Y tế (2012) sau khi tiêm không nên đón nắp kim sau khi tiêm mà cô lập ngay vào trong hộp đựng VSN, trong trường hợp thiếu dụng cụ đựng VSN an toàn thì áp dụng phương pháp đóng nắp một tay thay thế [2]. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 53.7% điều dưỡng có kiến thức đúng rằng phương pháp xử lý kim an toàn nhất là không đóng nắp kim, không tháo rời kim, cô lập ngay vào thùng đựng VSN, còn lại 46.4% điều dưỡng có kiến thức sai khi cho rằng đóng nắp 1 tay hoặc đóng nắp bằng hai tay. Tỷ lệ kiến thức đúng về vấn đề này cao hơn nghiên cứu của Hoàng Văn Khuê (2015) khi có 83.8% điều dưỡng cho rằng đóng nắp là cần thiết [7]. Và có 69.8% điều dưỡng biết đậy nắp bằng một tay là phương pháp an toàn được khuyến cáo khi không có đầy đủ dụng cụ. Kết quả này thấp hơn không đáng kể so với nghiên cứu của Mary Z, Muhammad A, Hajra S (2017) là 77.1% [47].

Chỉ có 39.6% điều dưỡng cho rằng mức chứa tối đa của hộp đựng VSN là 3/4. Cao hơn nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hương (2017) tỷ lệ là 11.34% [5]. Bên cạnh đó, Kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn chỉ ra hơn một nửa số điều dưỡng chọn mức chứa là 2/3 chiếm 57.7%. Tỷ lệ này thấp hơn là 61.8% trong nghiên cứu của Hoàng Văn Khuê (2015) [7]. Đa số điều dưỡng còn nhầm lẫn giữa quy định mới và quy định cũ về mức chứa của thùng đựng VSN. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế (2012) thì mức chứa tối đa cho phép của thùng đựng VSN là 3/4 [2]. Như vậy sự hiểu biết về mức chứa của thùng đựng VSN còn thấp. Điều này có thể do sự nhầm lẫn của điều dưỡng hoặc có thể trong vài năm trở lại đây việc đào tạo lại chưa được chú trọng và cập nhật mới.

Kiến thức về các biện pháp dự phòng TTNN do VSN chỉ ra nhiều sai lầm và lỗ hổng trong hiểu biết của điều dưỡng, nó có thể dẫn đến việc thực hành sai và không đầy đủ của điều dưỡng trong thực tế.

Kiến thức về xử lý TTNN do VSN

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 98% điều dưỡng biết rằng việc báo cáo là cần thiết. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Hoàng Văn Khuê (2015) tỷ lệ điều dưỡng cho rằng báo cáo là cần thiết là 77.2% [7] và nghiên cứu của Mary Z, Muhammad A, Hajra S (2017) khi có 78.7% cho rằng nên báo cáo [47]. Điều này cho thấy điều dưỡng đã hiểu được sự nguy hiểm của TTNN do VSN và báo cáo là việc cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế việc báo cáo TTNN do VSN còn thấp ở qua nhiều nghiên cứu khác nhau mà nguyên nhân chủ yếu do sợ gặp rắc rối hoặc sợ bị đổ lỗi khi báo cáo [57], hạn chế về thời gian, các VSN gây ra thương tích không được sử dụng cho bất kỳ người bệnh nào, người bệnh nguồn không có bệnh đáng lo ngại [29]….

Có 94.0% điều dưỡng biết cần rửa tay với xà phòng dưới vòi nước ngay sau khi bịTTNN do VSN. Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Dương Khánh Vân (2013) trên NVYT cho thấy biện pháp xử trí thông dụng nhất là bôi thuốc sát trùng 83.4%, rửa tay với xà phòng 83.3%, nặn máu 77.7% và 3.7% không xử lý gì [18] và nghiên cứu của Hoàng Văn Khuê (2015) tỷ lệ xử lý vết thương đúng là 54.8% [7] và nghiên cứu của Mary Z, Muhammad A, Hajra S (2017) là 72.7% [47]. Theo hướng dẫn phòng ngừa chuẩn của trong các cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y tế năm 2012 về phòng lây nhiễm trong tiêm và xử trí phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể, vật sắc nhọn trong tiêm: việc sơ cứu đầu tiên ngay sau phơi nhiễm là rửa ngay vùng da bị tổn thương bằng xà phòng và nước dưới vòi nước chảy và để máu ở vết thương tự chảy, không nặn bóp vết thương [6]. Điều này cho thấy hầu hết điều dưỡng đã hiểu được việc cần làm ngay sau khi bị TTNN do VSN để làm giảm khả năng lây nhiễm bệnh nguy hiểm từ các TTNN đó.

Có 45% điều dưỡng biết về quy trình xử lý sau khi bị TTNN do VSN. Thời gian khuyến cáo bắt đầu điều trị phơi nhiễm HIV tốt nhất sau khi phơi nhiễm TTNN do VSN là 24 giờ chiếm 35.6%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hương (2017) là 94.33% [5], nghiên cứu của Ajibola S (2014) là 54% điều dưỡng

biết về điều trị dự phòng HIV trong vòng 24 giờ [23] và cao hơn nghiên cứu của Mary Z, Muhammad A, Hajra S (2017) là 27.7% cho rằng nên thực hiện điều trị dự phòng sớm [47]. Điều này cho thấy đa số điều dưỡng chưa nắm được được quy trình xử lý sau khi bị TTNN do VSN. Do đó, nó có thể dẫn đến việc nhiều điều dưỡng chưa thực hiện báo cáo sau khi bị TTNN và cũng làm tăng nguy cơ phơi nhiễm cho điều dưỡng do sự thiếu hiểu biết kiến thức về quy trình xử lý. Nó cũng đặt ra cho các nhà quản lý sự cấp thiết trong công tác đào tạo, tập huấn cán bộ thường xuyên hơn.

Kết quả kiến thức của điều dưỡng trong nghiên cứu của chúng tôi là 80.5% cao hơn không đáng kể so với một số nghiên cứu khác, nghiên cứu của Hoàng Văn Khuê (2015) là 62.5% [7], nghiên cứu của Phạm Ngọc Vinh (2018) là 75% [20], nghiên cứu của Gawad và Alwabr (2018) là 56% [38] và nghiên cứu của Marry Zia (2017) là 77.1% [47]. Thấp hơn nghiên cứu của Phan Văn Tường (2012) là 82.2% [17]. Nhìn chung, điều dưỡng đã phần lớn đã đạt kiến thức về dự phòng TTNN do VSN, nhưng vẫn còn 22.1% điều dưỡng chưa đạt kiến thức và ở một số nội dung kiến thức còn đạt ở mức độ thấp. Điều này cho thấy các nhà quản lý cần tăng cường tập huấn, đào tạo để cho NVYT có thể nắm vững hơn về vấn đề này cũng như lấp đầy những khoảng trống về kiến thức cho điều dưỡng. Chính vì những khoảng trống đó mà thực hành của điều dưỡng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều và làm cho thực hành của họ không đầy đủ và đảm bảo an toàn.

4.2. Thái độ về dự phòng tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn của điều dưỡng

Nhận thức mức độ nghiêm trọng của vấn đề

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, đa số điều dưỡng nhận thức một cách tích cực qua quan điểm đồng ý và hoàn toàn đồng ý với mức độ nghiêm trọng của TTNN do VSN. Cụ thể, có 92.6% cho rằng TTNN do VSN có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe điều dưỡng, có 89.3% cho rằng có thể phơi nhiễm với 20 loại bệnh qua TTNN do VSN, có 83.9% cho rằng họ sẽ có khả năng bị căng thẳng, lo lắng, rối loạn cảm xúc, có 86.5% cho rằng công việc của họ sẽ bị ảnh hưởng và 89.2% cho rằng họ sẽ mất thời gian và chi phí điều trị. Tương tự như vậy, trong nghiên cứu của Beleke

TTNN do VSN, 98.2% đều biết về nguy cơ phơi nhiễm qua TTdo VSN, 99.4% biết các bệnh có thể lây truyền qua phơi nhiễm TTNN do VSN, 81.1% NVYT cho biết có ít nhất ba bệnh bao gồm HIV, HBV và HCV lây truyền qua TT do VSN [29], nghiên cứu của Mary Z, Muhammad A, Hajra S (2017) có 94.5% điều dưỡng cho rằng TTNN do VSN là mối đe dọa cuộc sống của họ [47] và nghiên cứu của Ajibola S, Akinbami A, Elikwu C (2014) có 96.3% cho rằng HIV có thể lây qua TTNN do VSN [23]. Nhờ nhận thức được mức độ nguy hiểm của TTNN do VSN mà điều dưỡng sẽ có thể có những biện pháp phòng ngừa nhằm làm giảm nguy cơ phơi nhiễm bệnh bởi TTNN do VSN, việc thực hiện các biện pháp này còn tùy thuộc vào mức độ hiểu biết của họ về các biện pháp dự phòng.

Sự nhạy cảm trong nhận thức:

Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, điều dưỡng phần lớn có thái độ đúng khi thể hiên thái độ hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý rằng họ sẽ không bị TTNN do VSN, họ tin rằng họ có khả năng lớn gặp TTNN do VSN. Cụ thể, có 91.3% không đồng ý rằng họ sẽ không bị TTNN do VSN, có 93.3% không đồng ý rằng họ sẽ không bị phơi nhiễm với bệnh nguy hiểm, có 90.6% không đồng ý rằng họ sẽ không bị lo lắng, căng thẳng, có 73.2% không đồng ý rằng họ sẽ không tốn thời gian và chi phí cho việc điều trị TTNN do VSN và 72.5% không đồng ý rằng TTNN do VSN sẽ không ảnh hưởng đến công việc của họ. Tương tự vậy, trong nghiên cứu của Arif A và cộng sự (2017) cho thấy 80% điều dưỡng không đồng ý rằng bệnh truyền nhiễm có thể được điều trị, do đó sử dụng thiết bị bảo vệ không bắt buộc [28]. Đa phần điều dưỡng đã có sự nhạy cảm trong nhận thức của họ khi cho rằng họ có nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp với VSN, điều này có thể dự báo rằng họ sẽ thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm nguy cơ bị thương tổn.

Nhận thức lợi ích của các biện phòng dự phòng TTNN do VSN

Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nhìn chung điều dưỡng đã có thái độ tích cực với các biện pháp dự phòng TTNN do VSN khi có 83.9% điều dưỡng cho rằng áp dụng các biện pháp dự phòng sẽ giúp họ giảm nguy cơ phơi nhiễm bệnh. Tương tự vậy, trong nghiên cứu của Dimie O (2015) cho thấy hầu hết 95% những

người tham gia nghiên cứu tin rằng các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn sẽ ngăn họ khỏi nhiễm trùng từ bệnh viện [37], nghiên cứu của Arif A và cộng sự (2017), 94% có thái độ tích cực (30% đồng ý và 64% hoàn toàn đồng ý) khi cho rằng họ có thể giảm nguy cơ nghề nghiệp đối với HIV, HBV nhiễm trùng bằng cách tuân thủ các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn [28] và nghiên cứu của Mary Z, Muhammad A, Hajra S (2017) có 93.7% điều dưỡng cho rằng nên sử dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn [47]. Cụ thể hơn từ nghiên cứu của chúng tôi, có 72.5% điều dưỡng nghĩ rằng loại bỏ kim tiêm và VSN không cần thiết, 83.9% cho rằng không nên đậy nắp kim bằng hai tay, có 93.9% điều dưỡng cho rằng nên cho ngay VSN vào thùng đựng VSN sau sử dụng, có 89.9% đồng ý với việc phân loại rác thải đúng, có 75.2% đồng ý nên báo cáo phơi nhiễm và thực hiện tiêm phòng HBV chiếm 80.6%. Kết quả một số nghiên cứu khác cũng cho thấy điều dưỡng đã có thái độ tốt với các biện pháp dự phòng TTNN do VSN trong các nội dung tương đồng, trong nghiên cứu của Olufemi O.A (2016), 98.2% NVYT cho rằng VSN cần được xử lý vào Hộp đựng VSN, có99% NVYT cho rằng tất cả các phơi nhiễm cần được báo cáo, có 94.8% NVYT cho rằng cần tiêm phòng HBV, sởi, quai bị...[52], trong nghiên cứu của Mohammed G, Ahmed D.B, Musa J, Suleiman D (2018) phần lớn điều dưỡng đồng ý với việc tiêm phòng viêm gan B, với quan điểm cần thiết chiếm 92% (40.8% và rất cần thiết chiếm 51.2%) [48], trong nghiên cứu của Mary Z, Muhammad A, Hajra S (2017) có 89.7% cho rằng tiêm phòng HBV là cần thiết [47] và nghiên cứu của Bhargava A, Mishra B, Thakur A (2013) có 81.1% cho rằng dự phòng TTNN do VSN là cần thiết, 100% cho rằng mũi kim cần được cô lập ngay sau khi sử dụng và 100% cho rằng TTNN do VSN cần được báo cáo [31]. Như vậy, điều dưỡng phần lớn đã nhận thức được tầm quan trọng của các biện pháp dự phòng phơi nhiễm do VSN, và để thực hiện được các biện pháp dự phòng có đầy đủ hay không thì còn dựa vào kiến thức của họ về vấn đề này và các rào cản khác có thể ngăn cản việc sử dụng các biện pháp dự phòng của họ. Nhưng thực tế, từ kết quả kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn của điều dưỡng bệnh viện đa khoa tỉnh lâm đồng năm 2019 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)