Khái niệm, tiêu chí và thang điểm đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn của điều dưỡng bệnh viện đa khoa tỉnh lâm đồng năm 2019 (Trang 40 - 41)

Đánh giá kiến thức của điều dưỡng về phòng ngừa TTNN do VSN

- Kiến thức: là sự hiểu biết của điều dưỡng liên quan đếnTTNN do VSN.

- Công cụ đo lường kiến thức gồm 16 câu. Tổng điểm cao nhất cho phần kiến thức là 38 điểm (chi tiết xem phụ lục 1).

- Đánh giá mức độ đạt về kiến thức dự phòng TTNN do VSN khi đối tượng trả lời đúng từ trên 60% tổng số điểm, dưới 60% là kiến thức không đạt (theo nghiên cứu của Hoàng Văn Khuê (2015) về “thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tổn thương do vật sắc nhọn của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang từ 9/2014 - 02/2015”[7]). Tương ứng điều dưỡng trả lời đúng từ 23/38 điểm thì kiến thức đạt.

Đánh giá thái độ của điều dưỡng về phòng ngừa TTNN do VSN

- Thái độ là những biểu hiện ra bên ngoài của quan điểm bên trong của điều dưỡng về TTNN do VSN.

- Công cụ đánh giá thái độ gồm 22 câu. Thang điểm đánh giá gồm 5 bậc xây dựng theo thang điểm Likert. Trong đó, rất đồng ý tương ứng với 5 điểm, đồng ý tương ứng với 4 điểm, bình thường tương ứng với 3 điểm, không đồng ý tương ứng với 2 điểm và rất không đồng ý tương ứng với 1 điểm (chi tiết xem phụ lục 1).

Đánh giá thực hành của của điều dưỡng về phòng ngừa TTNN do VSN

- Thực hành là những hành động trong thực tế để dự phòng TTNN do VSN trong quá trình thực hiện các thủ thuật nguy cơ gặp TTNN do VSN khi chăm sóc người

bệnh của điều dưỡng. Thực hành là biến nhị giá gồm hai giá trị: “có” tương ứng 1 điểm hoặc “không” tương ứng với 0 điểm.

- Thực hành gồm 13 nội dung quan sát. Khi điều dưỡng có thực hiện và thực hiện đúng mỗi nội dung trong bảng kiểm thì được coi là thực hành đúng và đạt 1 điểm cho nội dung đó, tổng điểm tối đa 13 điểm. Nếu điều dưỡng thực hành không đúng hoặc không đầy đủ thì tính 0 điểm nội dung đó. Thực hànhkhông đạt ở một nội dung xem như không an toàn (không đạt) theo nghiên cứu của theo nghiên cứu của Hoàng Văn Khuê (2015) về “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tổn thương do vật sắc nhọn của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang từ 9/2014 - 02/2015” [7] và nghiên cứu của Phan Văn Tường, Trần Thị Minh Phượng, Bùi Thị Mỹ Linh (2012) về “Đánh giá thực hiện tiêm an toàn tại bệnh viện Hà Đông Hà Nội, năm 2012” [17]. Theo Bộ Y tế, tiêm an toàn là mũi tiêm đảm bảo đầy đủ ba tiêu chí: an cho người bệnh, an toàn cho người thực hiện tiêm (phòng rủi ro lây nhiễm do dịch tiết và VSN), an toàn cho cộng đồng [2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn của điều dưỡng bệnh viện đa khoa tỉnh lâm đồng năm 2019 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)