Một số yếu tố liên quan đến kiếnthức, thực hành dự phòng tổn thươngnghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn của điều dưỡng bệnh viện đa khoa tỉnh lâm đồng năm 2019 (Trang 72 - 111)

4.4.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn

Mối liên quan giữa kiến thức và tuổi của điều dưỡng

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự liên quan giữa kiến thức và nhóm tuổi của điều dưỡng. Cụ thể, nhóm tuổi càng tăng thì kiến thức càng tốt (p = 0.031). Điều này ngược lại hoàn toàn so với nghiên cứu của Phan Văn Tường (2012),

(p<0.05) [17]. Lý giải cho sự khác biệt trên, trong nghiên cứu của Phan Văn tường hầu hết điều dưỡng ở các nhóm tuổi đều được tập huấn trong vòng một năm qua tỷ lệ là 91.7%, chính vì vậy mà có thể nhóm dưới 30 tuổi có thể tiếp thu kiến thức tốt hơn so với nhóm trên 30 tuổi vì họ còn trẻ, dễ tiếp thu, ít phải vướng bận chuyện gia đình, con cái… nên việc học và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Còn đối với nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tham gia tập huấn còn thấp và lại tập trung nhiều hơn ở nhóm trên 30 tuổi. Chính vì vậy mà nhóm tuổi ≥ 30 tuổi lại có kiến thức tốt hơn. Hơn nữa, nhóm ≥ 30 tuổi là những người có quá trình trải nghiệm công việc điều dưỡng lâu hơn, có thể số lần tham gia tập huấn, đào tạo và kiểm tra về các nội dung liên quan đến tiêm an toàn, phòng ngừa chuẩn và kiểm soát nhiễm khuẩn nhiều hơn so với nhóm điều dưỡng dưới 30 tuổi. Vì vậy, họ thường có kiến thức tốt hơn những người điều dưỡng trẻ hơn.

Mối liên quan giữa kiến thức và trình độ chuyên môn

Theo kết quả phân tích mối liên quan cho thấy, trình độ càng cao thì kiến thức càng tốt (p = 0.005). Tương tự, trong nghiên cứu của Adeleye B.B, Balogun M, Quadri I.O(2016) cũng chỉ ra trình độ cao hơn thì có kiến thức về tiêm an toàn tốt hơn (p < 0.001) [22].Thông thường, những điều dưỡng có trình độ cao hơn thì quá trình đào tạo dài hơn, đầy đủ hơn. Chính vì vậy mà có thể họ có nền tảng kiến thức và nhận thức tốt hơn những điều dưỡng ở trình độ thấp hơn.

Mối liên quan giữa kiến thức và số lần được đào tạo trong năm vừa qua

Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng những điều dưỡng được đào tạo trong năm vừa qua sẽ có kiến thức tốt hơn so với những điều dưỡng chưa được đào tạo với p< 0.001. Điều này tương tự kết quả nghiên cứu của Phan Văn Tường (2012), tỷ lệ điều dưỡng có đủ kiến thức về tiêm an toàn được đào tạo trong năm qua cao hơn 10.3 lần so với nhóm không được đào tạo với p<0.001 [17]. Việc đào tạo, tập huấn hàng năm cho điều dưỡng góp phần quan trọng trong việc nâng cao kiến thức của họ về dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp. Kiến thức cần được nhắc lại hằng năm để điều dưỡng có thể nhớ lại và cập nhật thông tin mới. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy rằng điều dưỡng trẻ chiếm số lượng nhiều (43% dưới 30 tuổi), thiếu kinh nghiệm

4.4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành dự phòng tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn.

Mối liên quan giữa thực hành và giới tính của điều dưỡng

Nghiên cứu chúng tôi chỉ ra rằng có mối liên quan giữa giới tính và thực hành của điều dưỡng. Cụ thể, giới tính nữ thực hành đạt hơn so với giới tính nam với p = 0.007. Điều này tương tự trong nghiên cứu của Paraskeui G (2012) cho thấy tỷ lệ nam giới gặp TTNN do VSN nhiều hơn nữ với p = 0.004 [49]. Và trái ngược với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu (2018) thực hành không đạt ở nhóm điều dưỡng nữ cao hơn 3.297 lần so với nhóm điều dưỡng nam với p = 0.01 [12]. Điều này có thể do đặc điểm giới nữ thường cận thận và tỉ mỉ hơn giới tính nam, nên nam giới thường bỏ qua nhiều bước nhỏ trong thực hành hơn. Hơn nữa, liên quan đến số lần đào tạo trong năm vừa qua trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nam giới tham gia(25% tham gia đào tạo) ít hơn so với nữ (khoảng hơn 50%).

Mối liên quan giữa thực hành và thâm niên công tác

Nhóm có kinh nghiệm làm việc ≥ 6 năm thực hành đạt hơn so với nhóm ≤ 5 năm với P = 0.018.Nghiên cứu của Hoàng Văn Khuê (2015) chỉ ra rằng những người có thâm niên công tác dưới 5 năm sẽ có nguy cơ bị tổn thương do VSN cao hơn gấp 2.2 lần so với người có thâm niên công tác trên 5 năm với p < 0.05[7] và nghiên cứu của Nguyễn Công Thành và cộng sự (2017) cho thấy những người kinh nghiệm từ 5 năm trở lên thực hành tốt hơn những người kinh nghiệm dưới 5 năm với P <0.001 [11].Những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm hơn có thể sẽ tích lũy kinh nghiệm, học tập và được tham gia tập huấn nhiều hơn so với người có kinh nghiệm ít năm. Chính vì vậy mà họ có khả năng thực hành an toàn hơn so với những người ít kinh nghiệm hơn.

Mối liên quan giữa thực hành với số lần đào tạo trong năm vừa qua

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng điều dưỡng đã đào tạo trong năm vừa qua thực hành tốt hơn nhóm chưa được đào tạo trong năm vừa qua với p< 0.001.Tương tự như vậy,theo nghiên cứu của Hoàng Văn Khuê chỉ ra rằng những người có tham gia tập huấn về vệ sinh an toàn lao động có tỷ lệ TTNN do VSN là thấp hơn so với nhóm

không tham gia tập huấn với p< 0.05 [7] và trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu (2018) tỷ lệ tuân thủ tiêm an toàn đạt của nhóm điều dưỡng đã từng tham gia tập huấn về tiêm an toàn cao hơn 7,808 lần so với nhóm điều dưỡng chưa từng tham gia tập huấn về tiêm an toàn với p< 0.001 [12]. Kết quả này cho thấy thực hành liên quan mật thiết đến đào tạo, đào tạo giúp tăng cường kiến thức cho điều dưỡng từ đó giúp điều dưỡng thực hành tốt hơn, an toàn hơn. Vì vậy, đào tạo nhân viên thường xuyên là một việc cấp bách mà các nhà quản lý cần thực hiện để làm giảm nguy cơ TTNN do VSN cho điều dưỡng.

Mối liên hệ giữa thực hành và kiến thức

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thực hành dự phòng TTNN do VSN. Điều dưỡng có kiến thức đạt sẽ thực hành đạt hơn nhóm điều dưỡng có kiến thức không đạt với p = 0.01. Điều này tương tự như trong nghiên cứu của Mary Zia và cộng sự (2017) mối liên hệ giữa kiến thức và thực hành với p< 0.001 [38], nghiên cứu của Đào Thu Thủy (2012) với p < 0.01[14]. Điều dưỡng có kiến thức thì họ sẽ nhận thức được mức độ nguy hiểm của TTNN do VSN, am hiểu về các biện pháp dự phòng TTNN do VSN. Chính vì vậy, mà họ có khả năng thực hiện các biện pháp đúng và đầy đủ. Ngược lại, những người kiến thức kém sẽ hiểu biết không đầy đủ và chính xác về vấn đề và các biện pháp phòng tránh, vì vậy họ có thể sẽ thực hành các biện pháp phòng ngừa không đầy đủ hoặc không chính xác.

Ngoài ra nghiên cứu của chúng tôi chưa chỉ ra được mối liên quan giữa kiến thức với nơi làm việc, tình trạng biên chế, giới tính và thâm niên công tác. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chưa chỉ ra được mối liên quan giữa thực hành với tuổi, nơi làm việc và tình trạng biên chế. Nhưng trong nghiên cứu của Nguyễn Công Thành và cộng sự (2017) chỉ ra một số mối liên hệgiữa thực hành và nơi làm việc với p< 0.006 [11]. Nghiên cứu của Nguyễn Công Thành và cộng sự (2017) cũng chỉ ra một số mối liên hệ giữa thực hành tiêm an toàn với trình độ chuyên môn với p < 0.001 [11]. Và nghiên cứu của Đào Thị Thủy (2012) chỉ ra trình độ đào tạo liên quan đồng biến với thực

4.5. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu

4.5.1. Điểm mạnh

- Đây là nghiên cứu tập trung đánh giá cả kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng về dự phòng TTNN do VSN. Trong khi nhiều nghiên cứu khác chỉ thực hiện đánh giá một hoặc hai mảng liên quan đến kiến thức và thực hành, còn liên quan đến thái độ nghiên cứu còn rất ít.

- Nghiên cứu đầu tiên tập trung đánh giá cụ thể và đầy đủ về mảng an toàn cho điều dưỡng trong thực hành tiêm an toàn. Các nghiên cứu khác chủ yếu đánh giá cả ba mảng trong tiêm an toàn là an toàn cho điều dưỡng, an toàn cho người bệnh, an toàn cho cộng đồng nên các đánh giá rộng và còn chung chung cho chủ đề tiêm an toàn.

- Nghiên cứu cũng góp phần giúp các nhà quản lý bệnh viện có thêm cơ sở, bằng chứng để giúp cho điều dưỡng nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành tốt hơn nhằm làm giảm tỷ lệ TTNN do VSN cho điều dưỡng.

4.5.2. Hạn chế

- Nghiên cứu chưa đánh giá được mối liên quan đến thái độ của điều dưỡng trong dự phòng TTNN do VSN.

- Nghiên cứu cắt ngang tại một thời điểm nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

- Nghiên cứu thực hiện quan sát một lần trên một đối tượng nên phần nào ảnh hưởng đến việc đánh giá thực hành của đối tượng nghiên cứu.

- Nghiên cứu này chỉ thực hiện tại một bệnh viện cấp tỉnh với cỡ mẫu còn bé và còn sai số nên các nghiên cứu sau về chủ đề này với cỡ mẫu lớn hơn sẽ đưa ra được kết quả chính xác hơn.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành phỏng vấn và quan sát 149 điều dưỡng đang thực hiện chăm sóc người bệnh tại 11 khoa lâm sàng của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng. Qua việc thu thập số liệu và phân tích kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Kiến thức, thái độ, thực hành về tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn của điều dưỡng.

Về kiến thức,có 80.5% điều dưỡng đạt kiến thức TTNN do VSN. Tuy nhiên, chỉ 20.8 % biết cả 6 nguyên nhân dẫn đến TTNN do VSN, 29.5% điều dưỡng cho rằng TTNN do VSN có thể ngăn ngừa hoàn toàn và 39.6% biết mức chứa tối đa của thùng đựng VSN là ¾, 45% biết được các bước xử lý khi bị TTNN do VSN và 35.6% biết thời gian tốt nhất để bắt đầu điều trị HIV.Đa số điều dưỡng đã có thái độ tích cực vềTTNN do VSN. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số rào cản ảnh hưởng lớn đến việc dự phòng TTNN của điều dưỡng đó là:có 59.8% điều dưỡng cho rằng thiếu dụng cụ và thiết bị an toàn, xấp xỉ 40% cho rằng quá tải công việc, 57% điều dưỡng cho rằng thiếu nhân sự ảnh hưởng đến thực hành dự phòng TTNN do VSN của điều dưỡng. Về thực hành, có 36.9% điều dưỡng thực hành đạt 13/13 tiêu chí. Bên cạnh đó, một số thực hành còn đạt ở mức thấp như chỉ có 45.6% điều dưỡng dùng bông, gạc để bẻ ống thủy tinh, 41.6% mang găng khi tiêm và còn 30.2% dùng hai tay đóng nắp sau tiêm.

2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành dự phòng tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn của điều dưỡng

Về kiến thức, nghiên cứu của chúng tôi đã tìm ra mối liên quan giữa kiến thức với với nhóm tuổi (điều dưỡng thuộc nhóm tuổi lớn hơn thì kiến thức tốt hơn nhóm tuổi nhỏ hơn) với p = 0.031, trình độ chuyên môn (điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao hơn sẽ có kiến thức tốt hơn so với nhóm trình độ kém hơn) với p = 0.005 và số lần đào tạo (điều dưỡng có số lần đào tạo trong năm càng nhiều thì kiến thức sẽ tốt hơn so với không được đào tạo) với p < 0.001. Trong đó, số lần đào tạo tác động lớn nhất đến

Về thực hành, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra một số mối liên quan giữa thực hành với giới tính, nam giới thực hành kém an toàn hơn nữ giới (p = 0.007), trình độ chuyên môn trung cấp sẽ thực hành kém hơn trình độ trên trung cấp (p = 0.018), kinh nghiệm làm việc dưới 5 năm sẽ thực hành kém hơn trên 5 năm (p = 0.018), chưa được đào tạo trong năm vừa qua thực hành kém hơn đã được đào tạo (p < 0.001) và kiến thức chưa đạt sẽ thực hành kém hơn kiến thức đạt về TTNN do VSN (p = 0.01).

KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau với mong muốn nâng cao thực hành an toàn và cũng nhằm mục đích giảm TTNN do VSN ở điều dưỡng:

1. Đối với cấp lãnh đạo:

- Những lỗ hổng kiến thức mà nghiên cứu đã chỉ ra, các cấp lãnh đạo cần tăng cường giáo dục, đào tạo và kiểm tra điều dưỡng hằng năm về tiêm an toàn, phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn. Chương trình đào tạo cần đầy đủ và cập nhật hơn. Vì lực lượng trẻ ở bệnh viện còn nhiều nên công tác tập huấn là rất cần thiết và cấp bách.

- Tăng cường trang bị thiết bị an toàn hơn và dụng cụ đầy đủ hơn để điều dưỡng có thể thực hiện công tác phòng chống tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn tốt nhất.

- Ban lãnh đạo bệnh viện cũng cần bố trí và tăng cường nhân sự ở các khoa phòng còn thiếu lực lượng nhằm giảm áp lực, quá tải công việc cho điều dưỡng để họ có thời gian thực hành tốt và an toàn hơn.

2. Đối với điều dưỡng:

- Cần trau dồi, củng cố, cập nhật và lấp đầy các khoảng trống trong kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn nói chung, dự phòng phơi nhiễm do VSN nói riêng.

- Cần thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp dự phòng TTNN do VSN. Và có những biện pháp để khắc phục, vượt qua các rào cản làm ảnh hưởng đến việc thực hành dự phòng TTNN do VSN.

TÀI LIỆUTHAM KHẢO I. Việt Nam

1. Bộ Y tế (2011). Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh

trong bệnh viện.

2. Bộ Y tế (2012). Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Ban hành kèm theo Quyết định số: 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012

của Bộ Y tế), Hà Nội, tr. 2-28.

3. Nguyễn Thanh Hà và Nguyễn Huy Nga (2015).Chương trình và tài liệu đào tạo

liên tục Quản lý chất thải y tế cho nhân viên y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,

tr. 69 - 70.

4. Mỵ Thị Hải (2016). Khảo sát vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra cho

sinh viên điều dưỡng thực tập tại bệnh viện, Luận văn Thạc sỹ Điều dưỡng,

Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.

5. Ngô Thị Thu Hương (2017).Khảosát hành vi, thái độ của NVYT về thực hành ngăn ngừa tổn thương do vật sắc nhọn và phòng ngừa phơi nhiễm tại Bệnh viện

nhân dân 115, <http://www.hics.org.vn/sites/default/files/attachment/b10-

ngo_thi_thu_huong.pdf>, xem 15/12/2018

6. Lương Ngọc Khuê và Phạm Đức Mục (2012).Tài liệu đào tạo phòng và kiểm

soát nhiễm khuẩn, Bộ Y tế, Hà Nội, tr. 107-109.

7. Hoàng Văn Khuê (2015).Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tổn thương do vật sắc nhọn ở điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang trong 6

tháng từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng,

Trường Đại học Y tế công cộng.

8. Nguyễn Huy Nga (2015).Sổ tay hướng dẫn quản lý rác thải y tế trong bệnh viện (Ban hành kèm theo Quyết định số105/QĐ-MT ngày 03/7/2014 của Cục trưởng

Cục Quản lý môi trường y tế), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 22 - 66.

9. Nguyễn Thúy Quỳnh và cộng sự (2009). Thực trạng nhiễm HBV và các yếu tố ảnh hưởng trong nhân viên y tế trong một số bệnh viện ở Việt Nam, <http://moh.gov.vn/pcbenhnghenghiep/pages/tintuc.aspx?CateID=9&ItemID=5 95>, xem 18/12/2018.

10.Phạm Ngọc Tâm (2014).Đánh giá thực trạng mũi tiêm an toàn tại một số khoa

nội bệnh viện Quân y 103 năm 2014,

<http://www.benhvien103.vn/vietnamese/bao-cao-hoi-nghi-khoa-hoc-chao- mung-65-nam-truyen-thong-bvqy103/hoi-nghi-khoa-hoc-dieu-duong/cac-bao- cao/2015-12/1383/>, xem 23/12/2018.

11.Nguyễn Công Thành, Đỗ Thị Thu Vân, Bùi Văn Trinh và cộng sự (2017). Thực trạng mũi tiêm an toàn tại khoa tim mạch – lão học bệnh viện tim mạch An Giang, <https://nghiencuukhoahocdieuduong.blogspot.com/2017/02/thuc-trang- thuc-hien-mui-tiem-toan.html>, xem 25/05/2019.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn của điều dưỡng bệnh viện đa khoa tỉnh lâm đồng năm 2019 (Trang 72 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)