Thực hành dự phòng tổn thươngnghề nghiệp do vậtsắc nhọn của điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn của điều dưỡng bệnh viện đa khoa tỉnh lâm đồng năm 2019 (Trang 68 - 72)

và thiết bị an toàn, xấp xỉ 40% cho rằng quá tải công việc, 57% điều dưỡng cho rằng thiếu nhân sự và 14.8% cho rằng họ thiếu kiến thức về dự phòng TTNN do VSN. Đây là những yếu tố được điều dưỡng xác định rằng nó sẽ cản trở đến thực hành dự phòng TTNN do VSN trong quá trình chăm sóc người bệnh. Trong nghiên cứu của Dimie O (2015) cũng đã chỉ ra một số rào cản sau: 66.1%, xác định thiếu thiết bị phù hợp hoặc đủ để thực hành các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn, 52.4% thiếu đào tạo thường xuyên về kiểm soát nhiễm trùng, thiếu 38.9% ủy ban kiểm soát và phòng ngừa nhiễm trùng và quá tải công việc chiếm 34.8% [37], trong nghiên cứu của Mohammed G, Ahmed D.B, Musa J, Suleiman D (2018) sự cản trở việc thực hiện các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn được điều dưỡng cho là 16% cho rằng quá tải công việc, 50.4% cho rằng thiếu thiết bị an toàn và 8% cho rằng thiếu thời gian thực hiện [48], nghiên cứu của Arif A và cộng sự (2017), 84% đồng ý rằng áp lực công việc khiến điều dưỡng thỉnh thoảng quên sử dụng các biện pháp bảo vệ [28] và nghiên cứu của Mary Z, Muhammad A, Hajra S (2017) có 29.2% đồng ý với rào cản quá tải công việc [47].

4.3. Thực hành dự phòng tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn của điều dưỡng dưỡng

Chúng tôi tiến hành quan sát 149 điều dưỡng thực hành dự phòng TTNN do VSN qua thực hiện thủ thuật tiêm tĩnh.Kỹ thuật tiêm được cho là thủ thuật gây ra nguy cơ gặp TTNN do VSN lớn nhất cho điều dưỡng, theo nghiên cứu của Musa S (2014) TTNN do kim tiêm chiếm 66.1% [50], nghiên cứu của Zhang X (2015) có 59% TTNN là do kim tiêm gây ra [62], nghiên cứu của Hoàng Văn Khuê (2015) tỷ lệ này chiếm 52.1% [7]… (ngoài ra trong kỹ thuật tiêm có bẻ thuốc ống cũng là 1 nguyên nhân chính gây TTNN do VSN cho điều dưỡng). Hầu hết các nghiên cứu lấy kỹ thuật tiêm để quan sát dự phòng TTNN do VSN [7], [11], [12], [14], [17]. Cụ thể hơn, một số nghiên cứu sử dụng kỹ thuật tiêm tĩnh mạch để quan sát [12], [17], [7]. Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch là kỹ thuật phức tạp hơn các kỹ thuật tiêm khác và nguy cơ tiếp xúc với dịch

tiết của người bệnh nhiều nhất. Do đó, đòi hỏi điều dưỡng có các biện pháp dự phòng phơi nhiễm nhiều hơn vàchúng tôi cũng muốn tạo ra sự đồng nhất bảng kiểm trong quá trình quan sát.

Chuẩn bị hộp đựng VSN và đảm bảo xe tiêm gọn gàng

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 98.7% điều dưỡng có chuẩn bị hộp đựng VSN. Tỷ lệ này cao hơn các nghiên cứu khác, trong nghiên cứu của Nguyễn Thi Hoài Thu tỷ lệ chuẩn bị hộp đựng VSN là 97.9% [12], có 97.7% trong nghiên cứu của Phan Văn Tường [56], 74.3% trong nghiên cứu của Hoàng Văn Khuê (2015) [7]. Điều này chứng tỏ điều dưỡng đã có hành vi tốt trong việc trang bị dụng cụ để phòng ngừa TTNN do VSN. Tuy nhiên, theo chúng tôi quan sát hầu hết thùng đựng VSN là tự tạo bằng các bình chứa nước lọc. Vì vậy, chúng phần nào đó chưa đáp đầy đủ các tiêu chuẩn của một thùng đựng VSN, do đó có thể dẫn đến những nguy hiểm có thể gặp trong quá trình sử dụng và thu gom rác thải của NVYT. Nguyên nhân của vấn đề này là do ngân sách của bệnh viện còn hạn chế.

Đảm bảo khu vực xe tiêm gọn gàng là điều vô cùng cần thiết để giúp cho điều dưỡng thực hiện công việc pha rút thuốc được dễ dàng hơn, hạn chế việc đưa các VSN qua vật cản hoặc việc lấy các dụng cụ cần thiết trong quá trình làm việc và cũng dễ dàng hơn khi xử lý các VSN rơi vãi xung quanh. Theo kết quả nghiên cứu có 93.3% điều dưỡng đảm bảo khu vực xe tiêm gọn gàng. Kết quả này thể hiện rằng điều dưỡng đã có ý thức trong việc sắp xếp xe tiêm hợp lý giúp công việc của họ diễn ra dễ dàng, khoa học hơn.

Dùng bông, gạc bao quanh để bẻ ống thuốc

Bẻ ống nước thủy tinh bằng tay trần là một trong những thao tác nguy cơ dẫn đến TTNN do VSN cao. Kết quả cho thấy có 45.6% dùng bông, gạc để bẻ ống thủy tinh, tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu (2018) là 41.1% [12]. Kết quả từ hai nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ dùng bông gạc bẻ ống thuốc còn thấp, điều này có thể do sự chủ quan của điều dưỡng muốn làm nhanh vì còn nhiều người bệnh khác phải làm. Một số điều dưỡng chỉ sử dụng bông gạc khi gặp những ống

thuốc cứng, khó bẻ. Ngoài ra, có thể còn do tình trạng thường xuyên thiếu bông gạc ở các khoa phòng.

Mang găng khi tiến hành thủ thuật

Qua quan sát cho thấy tỷ lệ điều dưỡng mang găng tay khi tiến hành tiêm thấp chỉ đạt 41.6% mang găng khi tiêm, tỷ lệ thấp hơn so với 58.9% mang găng trong nghiên cứu của Jurimoni (2017) [40], nghiên cứu của Bhargava A, Mishra B, Thakur A (2013) có 77.3% sử dụng găng khi tiêm [31], 68.1% theo nghiên cứu của Phan Văn Tường [56]. Và cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu (2018) tỷ lệ là 32.2% [12]. Việc không mang găng khi tiêm truyền tĩnh mạch, truyền máu làm gia tăng nguy cơ phơi nhiễm với máu, dịch của bệnh nhân. Lý giải điều này có thể do sự chủ quan, thói quen của điều dưỡng và có thể do khi mang găng họ sẽ khó xác định thấy những tĩnh mạch. Ngoài ra, nguyên nhân nữa là do thiếu trang thiết bị y tế nên các khoa phòng lãnh găng còn thấp hơn nhu cầu thực tế cần dùng.

Quá trình thao tác trên người bệnh

Quá trình thao tác trên người bệnh điều dưỡng cần tập trung để có thể thực hiện các thao tác chính xác, tránh việc sơ xảy có thể gây ra TTNN do VSN và cũng làm giảm việc phải thực hiện thủ thuật lại nhiều lần làm tăng nguy cơ căng thẳng và gặp TTNN do VSN trong quá trình thao tác. Mặt khác, không đưa tay trước mũi kim, VSN, nhất là trong quá trình tiêm không dùng tay này dò tĩnh mạch phía trên da, trong khi tay kia đang điểu khiển kim tìm vị trí mạch máu [3]. Kết quả nghiên cứu có 95.3% tập trung vào quá trình tiêm và không dùng tay để trước mũi kim khi làm thủ thuật. Điều đó cho thấy rằng điều dưỡng đã có ý thức dự phòng TTNN do VSN trong lúc đang thao tác trên người bệnh. Điều này làm giảm nguy cơ gặp TTNN do VSN cho họ.

Không dùng hai tay đóng nắp trước và sau khi tiêm thuốc

Kết quả cho thấy có 63.1% không dùng hai tay đóng nắp trước khi tiêm, tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Dương Khánh Vân là 89.1% (10.9% dùng hai tay đóng nắp trước tiêm) [18].

Và nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra có 30.2% dùng hai tay đóng nắp sau tiêm. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Ngọc Tâm (2014) tỷ lệ 11.54%

đóng nắp bằng hai tay [10] và nghiên cứu của Dương Khánh Vân (2013) là 14.5% [18]. Tỷ lệ thấp hơn so với các nghiên cứu khác gồm: 46.1% đậy nắp kim bằng hai tay trong nghiên cứu của Phan Văn Tường (2012) [56], 44.5% dùng tay không đậy nắp trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu (2018) [12], 36% trong nghiên cứu của Koné M, Mallé K (2015) [46] và 66.7% trong nghiên cứu của Jurimoni (2017) [40]. Theo hướng dẫn về Tiêm an toàn trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Bộ Y tế năm 2012 về phòng lây nhiễm trong tiêm và xử trí phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể, VSN trong tiêm quy định không đậy nắp kim tiêm ngay cả trước và sau khi tiêm. Nếu cần phải đậy nắp, dùng kỹ thuật một tay “múc” để phòng ngừa tổn thương, trước tiên để nắp kim lên trên một mặt phẳng sau đó dùng một tay đặt đầu kim vào miệng nắp kim và từ từ luồn sâu kim vào nắp. Dùng tay kia siết chặt nắp kim [2]. Tỷ lệ các nghiên cứu trên tuy kết quả có khác nhau nhưng đều cho thấy tỷ lệ đóng nắp kim còn cao. Và đây là một thao tác nguy cơ rất cao đưa đến TTNN do VSN và lây truyền các mầm bệnh nguy hiểm. Lý giải điều này là do điều dưỡng còn chủ quan trong quá trình làm việc.

Không tháo rời kim tiêm (nếu tháo phải dùng Panh)

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có 77.2% điều dưỡng không tháo rời kim sau tiêm (hoặc dùng panh để tháo), tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hoài 44.5% [12] và 46.1% nghiên cứu của Phan Văn Tường [56]. Theo quan sát của chúng tôi hầu hết điều dưỡng dùng panh tháo kim vào trong hộp đựng VSN.

Xử lý vật sắc nhọn

Nghiên cứu cho thấy 100% điều dưỡng không bẻ cong kim sau tiêm, 94.0% không truyền tay VSN. Ngoài ra, 87.2% được cô lập và bỏ bơm kim tiêm vào hộp đựng VSN sau tiêm. Kết quả này thấp hơn so nghiên cứu của Phan Văn Tường (2012) là 93.3% cô lập ngay vào hộp đựng VSN [56]. Và cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu (2018) tỷ lệ cô lập ngay vào thùng đựng VSN là 37.7% [12], 79.9% điều dưỡng cô lập ngay vào hộp đựng VSN trong nghiên cứu của Phạm Ngọc Tâm (2014) [10]. Kết quả cho thấy đa số điều dưỡng đã có thực hành an toàn xử lý VSN sau khi

dùng. Điều này sẽ làm an toàn hơn cho NVYT trong quá trình thu gom và xử lý rác thải.

Phân loại rác thải

Việc phân loại rác thải sai có thể làm nguy hại đến NVYT trong quá trình thu gom rác thải, có thể tăng khả năng tiếp xúc với dịch tiết, vật sắc nhọn lẫn trong rác thải gây ra TTNN cho họ, ngoài ra chúng còn ảnh hưởng đến cộng đồng nếu như rác thải không được xử lý đúng có thể là nguồn lây truyền những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, hóa chất độc hại khác.... Theo kết quả nghiên cứu 88.6% điều dưỡng phân loại rác theo đúng quy định. Tỷ lệ này cao hơn Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hoài là 82.2% (2018) [12] và 62.2% trong nghiên cứu của Jurimoni Gogoi (2017) [40]. Qua đó cũng cho thấy điều dưỡng đã có thực hành tốt việc phân loại rác thải y tế góp phần làm giảm quá trình lây nhiễm bệnh và giảm nguy cơ gặp TTNN do VSN cho lực lượng NVYT thu gom và xử lý rác thải.

Kết quả thực hành của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Khuê (2015) là 5.4% [7] và Gawad, Alwabr (2018) là 23.6% [38] và Phan Văn Tường (2017) là 22.2% [56], thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hoài (2018) là 39% [12]. Lý giải cho sự khác nhau này có thể là do sự khác biệt về cỡ mẫu, khu vực nghiên cứu và nhiều yếu tố khác. Nhưng nhìn chung, kết quả thực hành còn đạt ở mức thấp ở tất cả các nghiên cứu kể trên. Điều đó cho thấy rằng điều dưỡng vẫn còn nguy cơ cao bị TTNN do VSN trong quá trình chăm sóc người bệnh.

4.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành dự phòng tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn của điều dưỡng bệnh viện đa khoa tỉnh lâm đồng năm 2019 (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)