Bộ công cụ và phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn của điều dưỡng bệnh viện đa khoa tỉnh lâm đồng năm 2019 (Trang 37 - 40)

2.5.1. Quy trình xây dựng bộ công cụ nghiên cứu

Được xây dựng dựa trên tài liệu hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn của Bộ Y tế (2012) [6], tài liệu hướng dẫn tiêm an toàn của Bộ Y tế (2012) [2], tài liệu hướng dẫn thực hành tốt nhất của WHO (2010) [59], nghiên cứu của Hoàng Văn Khuê (2015) về “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tổn thương do vật sắc nhọn của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang từ 9/2014 - 02/2015”[7], nghiên cứu của Mỹ Thị Hải (2016) về “ Khảo sát vết thương vật sắc nhọn gây ra cho sinh viên điều dưỡng đang thực tập tại bệnh viện” [4].

Bộ công cụ phỏng vấn kiến thức về TTNN do VSN

Thông tin phỏng vấn bao gồm:

- Các thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, biên chế công việc, lịch sử đào tạo;

- Các thông tin về kiến thức của điều dưỡng phòng ngừa TTNN do VSN bao gồm: Kiến thức về nguyên nhân và yếu tố nguy cơ, kiến thức về hậu quả của TTNN do VSN, kiến thức về các biện pháp phòng ngừa TTNN do VSN và kiến thức về xử lý khi bị TTNN do VSN;

Bộ công cụ phỏng vấn thái độ của điều dưỡng về TTNN do VSN

Các thông tin về thái độ của điều dưỡng về phòng ngừa TTNN do VSN bao gồm: Nhận thức mối nguy hiểm của TTNN do VSN, nhận thức về tính nhạy cảm với TTNN do VSN, nhận thức về tầm quan trọng của các biện pháp dự phòng TTNN do

Bộ công cụ quan sát thực hành dự phòng TTNN do VSN của điều dưỡng

Gồm 13 nội dung quan sát thực hành dự phòng TTNNNN do VSN. Chúng tôi lựa chọn kỹ thuật tiêm tĩnh mạch để quan sát thực hành dự phòng TTNN do VSN.

2.5.2.Quy trình kiểm định bộ công cụ

Bước 1:Kiểm định tính giá trị/độ đặc hiệu: xin ý kiến chuyên gia bao gồm một

chuyên gia mảng Điều dưỡng và một chuyên gia mảng Y tế dự phòng.Bộ công cụ (kèm tài liệu làm căn cứ xây dựng bộ công cụ) được chuyển đến các chuyên gia để xin ý kiến, ý kiến được các chuyên gia đánh giá và cho ý kiến ngay trên bộ công cụ.Sau đó, bộ công cụ được chỉnh sửa phù hợp theo ý kiến của chuyên gia. Kết quả, 2 chuyên gia đã đồng ý về nội dung được xây dựng trong bộ công cụ nghiên cứu.

Bước 2:Kiểm định độ tin cậy: Tiến hành nghiên cứu thử trên 30 mẫu.

Đối với thang đo kiến thức và thực hành sử dụng phương pháp test và retest: thời gian đánh giá cách nhau 1 tuần. Thang đo kiến thức có độ tin cậy rất cao với hệ số tương quan giữa hai lần kiểm tra trên cùng một đối tượng là 0.972, thang đo thực hành có độ tin cậy cao với hệ số tương quan giữa hai lần kiểm tratrên cùng một đối tượng là 0.897.

Đối với thái độ dùng cronbach anpha: kết quả kiểm định cho thấy hệ số cronbach anpha bằng 0.89.

2.5.3. Phương pháp thu thập thông tin

Thời gian thu thập số liệu: từ ngày 01/4/2019 – 17/5/2019.

Giai đoạn 1: Phỏng vấn kiến thức, thái độ. Thời gian từ ngày 01/4/2019 – 19/4/2019 Giai đoạn 2: Quan sát thực hành dự phòng TTNN do VSN. Thời gian từ 22/4/2019 – 17/5/2019.

2.5.3.1. Nhân sự thu thập số liệu

Nhân sự là 04 giảng viên điều dưỡng của trường Đại học Yersin Đà Lạt được tập huấn kỹ về các nội dung cần thiết trước khi tham gia nghiên cứu nhằm tránh các sai số và đảm bảo sự khách quan trong quá trình quan sát.

2.5.3.2. Thu thập số liệu bằng phỏng vấn

Liên hệ với phòng Tổ chức Nhân sự lấy danh sách nhân viên Điều dưỡng tại các khoa tiến hành nghiên cứu. Sau đó, liên hệ với Bác sĩ Trưởng khoa, Điều dưỡng Trưởng khoa xin thu thập số liệu tại khoa.

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, điều tra viên sẽ đến các khoa, phòng chọn thời gian phù hợp tránh ảnh hưởng đến công việc của đối tượng. Thời gian phỏng vấn là 15 - 30 phút/đối tượng, mối ngày phỏng vấn 3 – 4 đối tượng. Đầu tiên điều tra viên trình bày lý do, mục đích và ý nghĩa của việc tiến hành nghiên cứu. Nếu đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu, điều tra viên bắt đầu tiến hành đánh giá kiếnthức, thái độ của đối tượng dựa vào bộ công cụ xây dựng sẵn. Đối với những điều dưỡng không có mặt tại thời điểm điều tra viên sẽ đến vào ngày hôm sau để tiếp tục việc thu thập số liệu.

2.5.3.3. Thu thập số liệu bằng quan sát

149 mũi tiêm tĩnh mạch được quan sát ngẫu nhiên (tương ứng với mỗi đối tượng được quan sát một lần). Buổi sáng (7 giờ - 11 giờ), buổi chiều (2 giờ - 5 giờ),thời điểm này là thời gian làm thuốc trên người bệnh, nên kỹ thuật tiêm nhiều nhất sẽ thuận lợi cho việc quan sát và đây làkỹ thuật nguy cơ gặp TTNN do VSN và phơi nhiễm dịch tiết nhiều nhất. Việc quan sát của điều tra viên không làm tác động hay ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu, điều tra viên đã được tập huấn kỹ và cho quan sát thử.Để đảm bảo sự khách quan đối tượng sẽ được thông báo về việc quan sát ở phần phỏng vấn, nhưng sẽ không cho đối tượng biết về thời điểm quan sát, người thực hiện quan sát (điều tra viên tiến hành phỏng vấn ở khoa này sẽ tiến hành quan sát ở khoa khác, vì các điều tra viên là giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hành lâm sàng nên sẽ thực hiện quan sát trong quá trình hướng dẫn sinh viên để tránh sự chú ý của đối tượng).

2.6. Các biến số nghiên cứu (chi tiết xem ở phụ lục 2)

- Nhóm biến số độc lập về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, tình trạng biên chế, lịch sử đào tạo.

- Nhóm biến số phụ thuộc về kiến thức bao gồm: Kiến thức về nguyên nhân và yếu tố nguy cơ; kiến thức về hậu quả; kiến thức về các biện pháp phòng ngừa; kiến thức về các biện pháp xử lý khi bị TTNN do VSN.

- Nhóm biến số phụ thuộc về thái độ bao gồm: Nhận thức mức độ nguy hiểm; sự nhạy cảm trong nhận thức; nhận thức tầm quan trọng của các biện pháp dự phòng TTNN do VSN; nhận thức rào cản khi thực hiện các biện pháp dự phòng.

- Nhóm biến số phụ thuộc về thực hành phòng ngừa TTNN do VSN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn của điều dưỡng bệnh viện đa khoa tỉnh lâm đồng năm 2019 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)