Mối liên quan giữa thái độ tuân thủ thuốc với kiến thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện châm cứu trung ương năm 2020 và một số yếu tố liên quan (Trang 53 - 69)

hơn nhóm còn lại. Điều này có thể được giải thích là những người bệnh có kiến thức tốt sẽ hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh, hậu quả của bệnh đồng thời biết được các biện pháp giảm phòng tránh bệnh như chế độ ăn và luyện tập. Từ đó họ sẽ có thái độ đúng đắn cũng như tư duy tích cực trong việc thực hiện các hoạt động liên quan đến điều trị bệnh. Do vậy điều dưỡng và bác sỹ cần cung cấp nhiều thông tin về bệnh, hướng dẫn cụ thể hướng dẫn liều giờ uống thuốc, chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý cho các người bệnh để họ có thái độ tốt hơn trong việc tuân thủ điều trị.

KẾT LUẬN

Qua khảo sát 60 bệnh nhân điều trị Loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Châm cứu TW từ tháng 09 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020 có 58,3% BN nữ giới, 41,7% BN là nam giới. Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu đều có trình độ cao đẳng đại học trở lên (40%), là lao động tự do (38,7%) và đã điều trị bệnh > 6 tháng (51,7%). Qua nghiên cứu tôi đưa ra được một số kết luận như sau: 1.Kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng

điều trị nội trú tại Bệnh viện Châm cứu

-Phần lớn bệnh nhân có kiến thức đạt về bệnh loét dạ dày tá tràng (88,3%). -Phần lớn bệnh nhân có thực hành đạt về bệnh loét dạ dày tá tràng (58,3%). Bên cạnh đó vẫn còn 41,7% bệnh nhân có kiến thức chưa đạt

- Phần lớn bệnh nhân đã có thái độ đạt về tuân thủ điều trị bệnh bệnh loét dạ dày tá tràng (63,3%). Vẫn còn 36,7% bệnh nhân có thái độ chưa đạt.

2.Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị

-Kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh LDDTT liên quan đến giới, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thời gian mắc bệnh.

-Thái độ và thực hành về tuân thủ điều trị bệnh LDDTT liên quan đến nghề nghiệp, trình độ học vấn, thời gian mắc bệnh, thời gian điều trị bệnh.

-Kiến thức liên quan đến thái độ. Những người có kiến thức tốt thì có thái độ tốt và ngược lại

-Thái độ liên quan đến thực hành. Những người có thái độ tốt thì có thực hành tốt và ngược lại

-Kiến thức liên quan đến thực hành. Những người có kiến thức tốt thì có thực hành tốt và ngược lại.

Qua kết quả khảo sát và bàn luận 60 bệnh nhân điều trị Loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Châm cứu TW từ tháng 09 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020, em xin đề xuất một số giải pháp sau:

1. Phòng điều dưỡng phối hợp với phòng vật tư hành chính của bệnh viện cung cấp mỗi người bệnh nội trú 1 hộp đựng thuốc uống có chia ngăn, trên mỗi nắp ngăn có dán đề can/ giấy dán ghi rõ giờ uống thuốc trong ngày và đồng thời hướng dẫn, nhắc người bệnh uống thuốc đúng giờ 1 cách cẩn thận để giúp người bệnh nhận thức được vai trò đúng đắn về tuân thủ thuốc trong điều trị tại bệnh viện và phòng tái phát khi xuất viện.

2. Hướng dẫn tăng cường sự hỗ trợ của người nhà với người bệnh trong suốt quá trình điều trị như nhắc nhở, đặt hẹn giờ bằng điện thoại, kiểm tra, giám sát khi đến giờ người bệnh uống thuốc. Do vậy điều dưỡng và bác sỹ cần cung cấp nhiều thông tin về bệnh, giải thích rất kỹ về tác dụng của tuân thủ thuốc, hướng dẫn cụ thể hướng dẫn liều giờ uống thuốc, chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý cho các người bệnh và cả người nhà người bệnh để họ có thái độ tốt hơn trong việc tuân thủ điều trị tại bệnh viện và phòng tái phát khi xuất viện.

3. Tiếp tục tăng cường và phát huy công tác tư vấn tuân thủ điều trị, trong mỗi lần người bệnh tái khám.

4. Tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo Bệnh viện Châm cứu TW và phòng Điều dưỡng có kế hoạch duy trì công tác tập huấn và tăng cường Truyền thông – Giáo dục sức khỏe sâu rộng cho người bệnh và người nhà người bệnh về Loét dạ dày tá tràng và cần thường xuyên cử cán bộ trong khoa tham gia các khoá học ngắn hạn hơn để cán bộ điều duỡng và bác sỹ được cập nhật kiến thức thường xuyên.

5. Điều dưỡng buồng bệnh và các bác sỹ cần thường xuyên nhấn mạnh về nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả của bệnh LDDTT trong quá trình thăm khám, điều trị và chăm sóc, GDSK chế độ ăn, chế độ nghỉ ngơi từ đó người bệnh hiểu được tầm quan trọng của việc điều trị khỏi bệnh, rút ngắn thời gian điều trị giúp người bệnh sớm hòa nhập với cuộc sống.

Ngoài ra, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh cũng như người nhà người bệnh qua tờ rơi, pano, áp phích tại phòng bệnh và các buổi họp thảo luận với người nhà người bệnh hàng tuần nhằm nâng cao kiến thức cho người bệnh cũng như người nhà người bệnh từ đó họ có cách nhìn đúng đắn, hiểu được tầm quan trọng của bệnh mà có thái độ và thực hành tốt hơn.

6. Bệnh viện cần duy trì Hội nghị khoa học về các chuyên đề và bệnh loét dạ dày nói riêng để công tác điều trị và chăm sóc có hiệu quả, cung cấp kiến thức cho người bệnh tuân thủ điều trị và phòng tránh tái phát.

7. NVYT hẹn người bệnh tái khám sau khi ra viện, kiểm tra khám sức khỏe định kỳ thường xuyên hoặc khi người bệnh đến khám các bệnh khác để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bệnh viện Bạch Mai (2008), Nội soi tiêu hóa, Nhà xuất bản Y học. 2. Phạm Văn Cử (2010), Bệnh các cơ quan tiêu hóa, Hà Nội, Nhà xuất

bản Y học.

3. Phan Thị Dung (2014), Nghiên cứu hiệu quả điều trị loét tá tràng có nhiễm Helicobacter Pylori bằng phác đồ điều trị Oatc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Học viện quân Y.

4. Trịnh Tiến Dũng và Tạ Long (1998), Mô hình bệnh học và siêu cấu trúc niêm mạc dạ dày trước sau điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton phới hợp với Amoxicilin và Metronidazol, Nội khoa, ed, Vol. 1.

5. Đỗ Sơn Hà và Nguyễn Văn Xuyên (1995), "Đặc điểm lâm sàng và xử trí thủng ổ loét dạ dày tá tràng qua 189 trường hợp (1984-1993) tại khoa phẫu thuật bụng viện 103", Tập san ngoại khoa 9, tr. 46-55.

6. Học viện Quân Y (2006), Bài giảng tiêu hóa- gan mật Nhà xuất bản Hà Nội.

7. Cao Tiến Hỷ (2002), Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng của thuốc cốm đơn số 12, Học viện quân Y. 8. Trần Văn Kỳ (1997), Viêm dạ dày mãn tính, Đông y điều trị tiêu hóa

gan mật, ed, Hà Nội, Nhà xuất bản Y học.

9. Đào Văn Long, Nguyễn Thế Phương (2005), Đánh giá kết quả điều trị, bệnh loét tá tràng nhiễm Helicobacter pylori bằng phác đồ Omeprzol – Amoxicilin – Clarthromycin, Hội nghị khoa học tiêu hóa Hà Nội.

10. Nguyễn Quang Quyền (1996), Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, ed.

11. Nguyễn Quang Quyền (1999), Giải phẫu dạ dày, Giải phẫu tập II, ed, Nhà xuât bản y học

12. Lê Ngọc Quỳnh (1992), "Đánh giá kết quả điều trị 521 bệnh nhân mổ thủng dạ dày tá tràng trong 5 năm (1986-1990) tại khoa ngoại bệnh viện Xanh pôn Hà Nội", Tạp chí Y dược Hà Nội. 1, tr. 18.

13. Nguyễn Cường Thịnh và Phạm Duy Hiển (1995), "Nhận xét qua 163 trường hợp thủng ổ loét dạ dày tá tràng", Tập san ngoại khoa 9-1995, tr. 40-45.

14. Trần Ngọc Thông và Hồ Hữu Thiện (2008), "Đánh giá kết quả khâu lỗ thủng loét dạ dày tá tràng bằng phẫu thuật nội soi và phẫu thuật hở",

Ngoại khoa. 12(4), tr. 320-324.

15. Trần Thiện Trung (2008), Bệnh dạ dày - tá tràng và nhiễm Helicobacter pylori, Nhà xuất bản y học.

16. Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Bài giảng Bệnh học Nội khoa tập II, Nhà xuất bản Y học.

17. Đỗ Đức Vân (1995), "Kết quả điều trị phẫu thuật ổ loét tá tràng thủng trong cấp cưú tại bệnh viện Việt Đức", Tập san ngoại khoa. 9, tr. 32-39. TIẾNG ANH

18. Akihito N., Miwa H. và Ogawa K. et al (2000), "Addition of Metronidazole to Rabeprazole-Amoxicillin-Clarithromycin Regimen for Helicobacter pylori Infection Provides an Excellent Cure Rate with Five- Day Therapy", Aliment Pharmacol. 2, tr. 88 – 93.

19. Bago J. and Kranjcec D. (2000), "Relationship of Gastric Metaplasia and Age, Sex, Smoking and Helicobacter pylory Infection in Patients with Duodenal Ulcer and Duodenitis", Coll. Antropol. 24, tr. 157-165. 20. Zullo A. Vaira D., Vakil N. et al (2007), "Sequential therapy versus

standard triple-drug therapy for Helicobacter pylori eradication: a randomized trial", Ann Intern Med. 146(8), tr. 556 – 563.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN CHÂM

CỨU TW VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Tôi đã được giải thích đầy đủ và cụ thể về mục đích cũng như các lợi ích và nguy cơ có thể có của việc tham gia vào khảo sát này. Tôi đã được có cơ hội đặt ra các câu hỏi về khảo sát và mọi câu hỏi của tôi đã được trả lời thích đáng. Tôi tự nguyện giúp cho các cán bộ y tế đánh giá kiến thức, thái độ tuân thủ chế độ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Châm cứu TW và một số yếu tố liên quan.

Ngoài ra, tôi chấp thuận rằng dữ liệu thu thập được trong quá trình khảo sát liên quan đến kiến thức của tôi có thể được đưa vào cơ sở dữ liệu của chuyên đề nghiên cứu này.

Tôi tự nguyện chấp thuận tham gia vào chuyên đề nghiên cứu này. Trong trường hợp tôi rút lui, thông tin của tôi có thể được sử dụng cho việc phân tích, tuy nhiên, tôi có quyền yêu cầu xóa toàn bộ thông tin.

Bất kỳ thông tin nào được thu nhận có liên quan đến cơ sở dữ liệu này và có thể nhận diện được tôi, vẫn sẽ được bảo mật và tuân theo luật pháp có hiệu lực. Tên:...

Chữ ký:... Ngày:...

PHIẾU PHỎNG VẤN

NGƯỜI BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TW Xin chào ông/bà!

Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện chuyên đề nghiên cứu nhằm “Kiến thức, thái độ tuân thủ chế độ điều trị của người bệnh Loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện Châm cứu TW và một số yếu tố liên quan” với mục đích đưa ra những khuyến nghị để có thể làm tăng mức độ tuân thủ điều trị của người bệnh LDDTT. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin thiết thực để các nhà lãnh đạo bệnh viện có được những bằng chứng khoa học để cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc và điều trị cho các người bệnh LDDTT.

Chúng tôi xin phép được hỏi ông/bà một số câu hỏi và ghi lại câu trả lời. Câu trả lời của ông/bà chỉ sử dụng cho mục đích khảo sát và sẽ được giữ bí mật. Ông/bà có thể từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào hoặc ngừng trả lời bất cứ khi nào. Sự tham gia của ông/bà là tự nguyện. Sau khi phỏng vấn, nếu ông/bà có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến nghiên cứu này, xin hãy liên hệ với nhóm khảo sát của chúng tôi tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

Ông/Bà có câu hỏi gì không?

Ông/Bà có đồng ý tham gia phỏng vấn hôm nay không? Đồng ý tham gia : Từ chối tham gia:

Mã số phiếu:

Họ tên Người bệnh………...Năm sinh………….. Địa chỉ………...…………...

STT Nội dung câu hỏi Phương án trả lời Ghi chú A. Thông tin chung của ĐTNC

A1 Giới tính (MỘT LỰA CHỌN) 1. Nam 2. Nữ A2 Trình độ học vấn cao nhất của Ông/Bà? (MỘT LỰA CHỌN) 1. ≤ Tiểu học 2. Trung học cơ sở 3. Phổ thông trung học 4. Sơ cấp hoặc Trung cấp 5. Cao đẳng, đại học, sau đại học

A3 Nghề nghiệp hiện tại của ông/bà là gì? (MỘT LỰA CHỌN)

1.Cán bộ công nhân viên 2.Sinh viên, học sinh 3.Cán bộ hưu trí 4.Lao động tự do

A4

Hoàn cảnh sống hiện nay của ông/bà?

(MỘT LỰA CHỌN)

1. Sống một mình

2. Sống cùng với gia đình

A5

Trong gia đình ai là người thường xuyên quan tâm nhắc

nhở ông/bà thực hiện chế độ điều trị LDDTT? (MỘT LỰA CHỌN) 1. Không có ai nhắc nhở 2. Vợ/Chồng 3. Con/Cháu 4. Khác (Ghi rõ...) A6 Những kiến thức về bệnh và chế độ điều trị LDDTT ông/bà có được từ nguồn

nào?

(NHIỀU LỰA CHỌN)

1.Đài, báo, ti vi 2.Gia đình người thân 3.Tổ chức xã hội

4.Phim ảnh, truyền hình, internet

5.Sách báo tài liệu 6.Cán bộ y tế

7.Khác (Ghi rõ…………) B. Thông tin về bệnh LDDTT của ĐTNC

B1 Lần đầu tiên ông/bà phát hiện mình bị LDDTT là như thế nào? (MỘT LỰA CHỌN) 1. Khám sức khỏe định kỳ 2. Khám bệnh khác phát hiện ra mình bị LDDTT 3. Khám LDDTT vì thấy có biểu hiện: Đau bụng, nôn, buồn nôn, chướng bụng, mệt mỏi....

4. Không nhớ.

.

B2

Thời gian ông/bà phát hiện mình bị LDDTT cách đây bao nhiêu năm? (MỘT LỰA CHỌN) 1. Dưới 1 năm 2. Trên 5 năm B3

Trong gia đình ông/bà có ai bị bệnh LDDTT không? (Ông/Bà, Bố/ Mẹ đẻ, Anh/Chị/Em ruột, con)

(MỘT LỰA CHỌN)

1. Có 2. Không

B4 Ông/ Bà có những yếu tố nguy cơ nào sau đây?

(NHIỀU LỰA CHỌN)

1. Ngủ muộn (sau 21 giờ) 2. Hiện tại hút thuốc lá/thuốc lào

3. Có bệnh di truyền 4. Có uống thuốc Aspirin 5. Tiền sử gia đình có người LDDTT

7. Béo bụng hoặc béo phì (vòng bụng > 88 cm ở nam, > 80 cm ở nữ hoặc BMI ≥ 23 kg/cm2 )

8. Uống nhiều rượu bia (Nam > 3 cốc, nữ > 2 cốc/ ngày)

9. Ít hoặc không vận động thể lực

10. Tuổi cao (Nam >55 tuổi, Nữ > 65 tuổi)

11. Có thói quen ăn nhiều, ăn ít hay ăn quá sớm, quá muộn.

B5 Ông/ bà có bị biến chứng nào của LDDTT sau đây? (NHIỀU LỰA CHỌN)

1. Xuất huyết tiêu hóa 2. Thủng ổ loét

3. Hẹp môn vị 4. Ung thư hóa. 5. Không có

B6

Ông/bà bị LDDTT ở thể nào?

(MỘT LỰA CHỌN)

1. Thể điển hình (Có biểu hiện Hội chứng loét)

2. Thể không điển hình (không có triệu chứng của đau loét và biểu hiện đột ngột bởi một biến chứng như: chảy máu tiêu hóa, thủng ổ loét hoặc ung thư hoá hay hẹp môn vị).

C. Thông tin về tiếp cận dịch vụ y tế điều trị C1 Theo ông/bà, thời gian chờ

mỗi lần đến khám tại bệnh viện Châm cứu TW bao lâu?

(MỘT LỰA CHỌN)

1. Nhanh chóng 2. Bình thường 3.Quá lâu

C2 Ông/bà có hài lòng với thái độ của nhân viên y tế của bệnh viện Châm cứu TW không?

(MỘT LỰA CHỌN)

1.Hài lòng 2.Bình thường 3.Không hài lòng

C3

Ông/bà có được NVYT hướng dẫn những gì trong quá trình

điều trị?

(NHIỀU LỰA CHỌN)

1.Chế độ khám bệnh định kỳ 2.Cách theo dõi dấu hiệu đau 3.Chế độ ăn uống, sinh hoạt

luyện tập

4.Chế độ uống thuốc 5.Không hướng dẫn gì C4

Ông/bà có được NVYT nhắc nhở để tuân thủ điều trị không?

(MỘT LỰA CHỌN)

Thường xuyên (Hàng ngày) 2. Thỉnh thoảng (3-4 ngày/lần) 3. Hiếm khi (1-2 lần/đợt điều trị)

4. Hoàn toàn không có D. Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị LDDTT

Chú ý:( Để người bệnh tự trả lời tất cả các câu hỏi, điều tra viên khoanh tròn vào lựa chọn thích hợp và đánh giá câu trả lời là Đạt hay Không đạt vào ô bên cạnh)

D1 Theo ông/bà khi theo dõi dấu hiệu đau bụng như thế nào

thì được gọi là LDDTT? (NHIỀU LỰA CHỌN)

1. Đau bụng bỏng rát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện châm cứu trung ương năm 2020 và một số yếu tố liên quan (Trang 53 - 69)