Phân bố người bệnh theo hoàn cảnh sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện châm cứu trung ương năm 2020 và một số yếu tố liên quan (Trang 44 - 45)

Ở biểu đồ 3.4. cho thấy: Chủ yếu người bệnh loét dạ dày – tá tràng điều trị tại bệnh viện châm cứu Trung ương sống cùng gia đình chiếm 88,4%, chỉ có số ít người bệnh sông độc thân chiếm 11,6%. Những người sống cùng gia đình sẽ cùng chung tập quán, thói quen ăn uống và sinh hoạt nên tỷ lệ loét dạ dày tá tràng cũng cao hơn.

3.2. Thực trạng kiến thức và thái độ tuân thủ điều trị loét dạ dày tá tràng 3.2.1. Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị LDDTT của người bệnh 3.2.1. Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị LDDTT của người bệnh

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh mãn tính nên sự hiểu biết về bệnh của người bệnh có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Qua nghiên cứu 60 người bệnh Loét dạ dày tá tràng, chúng tôi thấy kết quả bảng 3.2. cho thấy hầu hết người bệnh biết dấu hiệu LDDTT là đau bụng âm ỉ chiếm 81,7% và gầy ốm chiếm 78,3%. Kết quả phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu cán bộ điều dưỡng viên “...Về dấu hiệu mắc bệnh LDDTT thì hầu như mọi người biết, vì họ đều đã từng trải qua..” (Nam, 32 tuổi, DĐ1, PVS). Đây là những dấu hiệu mà bản thân người bệnh đã trải qua, nên tỷ lệ người bệnh có kiến thức cao về dấu hiệu bệnh LDDTT là điều dễ hiểu.

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh mãn tính nên sự hiểu biết về bệnh của người bệnh có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ chăm sóc và điều trị cho ngườibệnh.Đây là những dấu hiệu mà bản thân người bệnh đã trải qua, nên tỷ lệ người bệnh có kiến thức cao về dấu hiệu bệnh LDDTT là điều dễ hiểu.

Phần lớn nguyên nhân chủ yếu khiến họ mắc bệnh là do áp lực công việc, cuộc sống khiến họ lâm vào tình trạng bị stress, mất ngủ kéo dài và ăn uống thất thường.

Chế độ ăn giữ vai trò hỗ trợ nhưng không kém phần quan trọng vì thế Loét dạ dày tá tràng cần tuân thủ một số nguyên tắc về chế độ ăn, trong đó không nên ăn quá nhiều vì sẽ làm cho dạ dày bị quá căng [15]. Tuy nhiên, số

lượng người bệnh biết về các biện pháp phòng tránh tái phát bệnh LDDTT còn chưa cao. Do vậy điều dưỡng cần thường xuyên hướng dẫn người bệnh thay đổi lối sống tránh làm việc căng thẳng, ăn các thức ăn có nhiều rau xanh, nhai kỹ, ăn nhẹ, không ăn nhanh, không ăn quá no hoặc quá đói đặc biệt là giảm tối thiểu việc sử dụng các chất kích thích.

Ngoài ra, điều dưỡng và các bác sỹ cần thường xuyên nhấn mạnh về hậu quả của bệnh LDDTT trong quá trình thăm khám, điều trị và chăm sóc, từ đó người bệnh hiểu được tầm quan trọng của việc điều trị khỏi bệnh, giúp người bệnh sớm hòa nhập với cuộc sống.

Biểu đồ 3.5. cho thấy: Phần lớn người bệnh có kiến thức đạt về bệnh loét dạ dày tá tràng chiếm 88,3%. Bên cạnh đó vẫn còn 16,7% người bệnh có kiến thức chưa đạt. Điều này cho thấy cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh cũng như người nhà người bệnh qua tờ rơi, pano, áp phích tại phòng bệnh và các buổi họp thảo luận với người nhà người bệnh hàng tuần nhằm nâng cao kiến thức cho người bệnh cũng như người nhà người bệnh từ đó họ có cách nhìn đúng đắn, hiểu được tầm quan trọng của bệnh mà có thái độ và thực hành tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện châm cứu trung ương năm 2020 và một số yếu tố liên quan (Trang 44 - 45)