Mối liên quan kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị bệnh LDDTT vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện châm cứu trung ương năm 2020 và một số yếu tố liên quan (Trang 49)

nghề nghiệp

Bảng 3.9 cho thấy những người bệnh đang đi làm có kiến thức về bệnh loét dạ dày tá tràng tốt hơn đã nghỉ hưu hoặc chưa đi làm. Điều này có thể giải thích là do những người bệnh đang trong độ tuổi đi làm là những người bệnh trẻ tuổi, có cơ hội tiếp xúc với một lượng thông tin khổng lồ qua báo mạng. Những người bệnh đã nghỉ hưu là những người cao tuổi, khó khăn trong việc tiếp xúc với thông tin về bệnh tật trên các trang thông tin trên báo mạng, truyền hình. Ngoài ra đối tượng chưa đi làm là trẻ em học sinh, sinh viên còn nhỏ tuổi thường phụ thuộc vào sự hướng dẫn của cha mẹ, chưa có ý thức tự tìm hiểu thông tin về bệnh. Do vậy, nghề nghiệp liên quan với có kiến thức về bệnh loét dạ dày tá tràng

Nghề nghiệp không liên quan đến thực hành và thái độ tuân thủ điều trị bệnh LDDTT .

Những người đang đi làm có thái độ tuân thủ điều trị tốt hơn những người nghỉ hưu hoặc chưa đi làm. Điều này có thể được giải thích là do những người đang đi làm có kiến thức về bệnh nhưng lại không có thời gian để chăm sóc bản thân nên việc thực hành tuân thủ gặp khó khăn. Những người bệnh đã nghỉ hưu có nhiều thời gian rảnh nhưng lại không có nhiều kiến thức về bệnh tật do vậy cũng không có thái độ và thực hành tuân thủ điều trị tốt. Do vậy mà nghề nghiệp

không liên quan đến thực hành, thái độ tuân thủ điều trị bệnh.

3.3.3. Mối liên quan kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị bệnh LDDTT với trình độ học vấn trình độ học vấn

Kết quả bảng 3.10 cho thấy: Những người bệnh có trình độ cao thì sẽ dễ dàng tiếp xúc cũng như tiếp thu kiến thức hơn những người bệnh có trình độ học vấn không cao. Những người bệnh trình độ từ THPT trở lên có kiến thức về bệnh loét dạ dày tá tràng tốt hơn nhóm còn lại. Do vậy mà những người bệnh có trình độ cao hơn sẽ có kiến thức tốt hơn nhóm còn lại.

Những người bệnh trình độ từ THPT trở lên có thái độ tuân thủ điều trị tốt hơn những người đã nghỉ hưu hoặc chưa đi làm. Những người bệnh có trình độ học vấn cao hiểu được tầm quan trọng của việc phòng và chữa bệnh cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh LDDTT do vậy họ luôn ý thức được việc phải tuân thủ trong quá trình điều trị cũng như thay đổi chế độ ăn, chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi để rút ngắn thời gian mắc bệnh.

Trình độ học vấn không liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị bệnh LDDTT. Những người bệnh có trình độ học vấn cao thường quá bận với công việc, đôi khi có kiến thức tốt, thái độ tốt, nhưng do không có thời gian nên thực hành không tốt.

3.3.4. Mối liên quan kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị bệnh LDDTT với hoàn cảnh sống

Kết quả bảng 3.11 cho thấy hoàn cảnh sống không ảnh hưởng đến kiến thức về bệnh loét dạ dày tá tràng.

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến, có tới 5 - 10% dân số có viêm loét dạ dày tá tràng trong suốt cuộc đời mình. Do vậy lượng thông tin về bệnh có khắp ở các trang mạng, sách báo. Việc tìm hiểu thông tin về bệnh là một việc rất dễ dàng cho nên việc người bệnh sống một mình hay sống cùng gia đình không ảnh hưởng đến kiến thức về bệnh của mỗi cá nhân.

Những người bệnh sống cùng gia đình thường được gia đình, người thân nhắc nhở quá trình uống thuốc, được gia đình chăm sóc chế độ ăn uống để

phù hợp với bệnh tật và nhắc nhở chế độ nghỉ ngơi hợp lý giảm stress. Do vậy những người bệnh sống cùng gia đình có thực hành tuân thủ điều trị bệnh LDDTT tốt hơn những người bệnh ở một mình.

Kết quả phỏng vấn sâu người bệnh cũng cho thấy “...Em chưa lập gia đình, ở trọ một mình, em cũng có đặt lịch nhắc nhở uống thuốc trong điện thoại rồi, nhưng mà cứ bận việc bảo tý nữa uống rồi quên luôn..” (Nam, 27 tuổi, NB8, PVS). Những người bệnh sống một mình thường chủ quan, coi nhẹ bệnh tật cũng như không được ai nhắc nhở. Do vậy những người bệnh sống cùng gia đình có thái độ tuân thủ điều trị tốt hơn những người sống một mình.

3.3.5. Mối liên quan kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị bệnh LDDTT với thời gian mắc bệnh thời gian mắc bệnh

Kết quả bảng 3.12 cho thấy những người bệnh đã mắc bệnh > 5 năm kiến thức về bệnh loét dạ dày tá tràng tốt hơn những người bệnh mới mắc bệnh ≤ 5 năm. Điều này là dễ hiểu do những người bệnh đã mắc bệnh lâu năm, có thời gian trải nghiệm và tìm hiểu kiến thức về bệnh nhiều hơn những người mới mắc. Những người bệnh đã mắc bệnh > 5 năm thực hành tuân thủ điều trị bệnh LDDTT tốt hơn những người bệnh mới mắc bệnh ≤ 5 năm. Điều này có thể được giải thích là do những người bệnh đã mắc bệnh trong thời gian dài thì họ đã quen với lịch uống thuốc, các thói quen sinh hoạt, do vậy mà thực hành tốt hơn những người mới bị bệnh, thường hay quên lịch uống thuốc.

Những người bệnh đã mắc bệnh > 5 năm đã hiểu được tác hại của bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống cá nhân cũng như tầm quan trọng của việc phòng tái phát bệnh. Do vậy mà những người bệnh sống đã mắc bệnh >5 năm thái độ tuân thủ điều trị tốt hơn những người bệnh mới mắc bệnh ≤ 5 năm. 3.3.6. Mối liên quan kiến thức, thái độ, tuân thủ điều trị bệnh LDDTT với thời gian điều trị tại viện

Kết quả bảng 3.13 cho thấy những người bệnh đã điều trị > 6 tháng tại viện có kiến thức về bệnh loét dạ dày tá tràng tốt hơn nhóm còn. Kết quả phỏng vấn sâu bác sỹ cũng cho thấy “...Hàng tuần khoa tôi đều có các buổi họp người

bệnh và người nhà người bệnh vào thứ 5, hôm đấy sẽ thường hướng dẫn các bác chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để nhanh khỏi bệnh. Nên mấy bác đã nằm viện lâu rồi thuộc hết bài rồi..” (Nam, 41 tuổi, BS 1, PVS). Điều này có thể được giải thích là do những người bệnh đã điều trị > 6 tháng tại bệnh viện đã được điều dưỡng cũng như các bác sỹ điều trị giải thích về mức độ nguy hiểm của bệnh, tầm quan trọng của việc rút ngắn quá trình mắc bênh, các cách phòng bệnh tái phát do vậy mà người bệnh đã điều trị > 6 tháng tại viện có kiến thức về bệnh loét dạ dày tá tràng tốt hơn nhóm mới điều trị. Chính vì vậy, các điều dưỡng và bác sỹ cần chú trọng quan tâm hỗ trợ đến những người bệnh mới điều trị, hướng dẫn người bệnh uống thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt.

Những người bệnh đã điều trị > 6 tháng tại viện thái độ thực hành tuân thủ điều trị bệnh LDDTT tốt hơn nhóm còn lại. Điều này có thể được giải thích là do những người bệnh đã điều trị > 6 tháng tại bệnh viện đã được điều dưỡng và gia đình thường xuyên nhắc nhở, việc tuân thủ điều trị đã trở thành công việc thường xuyên định kỳ hàng ngày nên người bệnh đã điều trị > 6 tháng tại viện thực hành tuân thủ điều trị bệnh LDDTT tốt hơn nhóm còn lại. Những đối tượng này đã hiểu được hậu quả của việc mắc bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động sinh hoạt thường ngày. Do vậy mà họ luôn ý thức được việc phải tuân thủ uống thuốc đúng giờ, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

Kết quả phỏng vấn sâu điều dưỡng cũng cho thấy “...Hầu hết người bệnh mắc bệnh khi phải vào khoa điều trị là đã bị LDDTT trong một thời gian dài rồi, nên họ cũng ý thức được việc phải thay đổi chế độ ăn và tập luyện nghỉ ngơi. Ở các phòng bệnh buổi tối tầm 9h là các bác tắt điện đi ngủ, buổi sáng gọi nhau 6h dậy tập thể dục (Nữ, 35 tuổi, DD 5, PVS). Qua cuộc phỏng vấn, người bệnh có thời gian điều trị tại khoa Nội thì thái độ tuân thủ điều trị đã được biến thành hành động một cách rất tích cực, điều đó khẳng định vai trò của nhân viên y tế rất quan trọng, có ảnh hưởng và tác động lớn đến kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị Loét dạ dày tá tràng của người bệnh.

3.3.7. Mối liên quan kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị bệnh LDDTT với NVYT nhắc nhở ĐT NVYT nhắc nhở ĐT

Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác Y tế, được biểu hiện ở tinh thần làm trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau dớn, như lời Hồ Chí Minh đã dạy “Lương Y như từ mẫu”. Điều dưỡng là sự chủ động và hợp tác chăm sóc cá nhân ở mọi lứa tuổi, mọi gia đình, và cộng đồng cả người ốm, người khỏe mọi lúc mọi nơi. Các điều dưỡng tại Bệnh viện Châm cứu TW đã thực hiện tốt quy định 12 điều về Y đức, đặc biệt thực hiện tốt tiêu chuẩn 12 trong nội dung Y đức, hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe. Chính vì vậy, kết quả thu được trong nghiên cứu này những người bệnh được NVYT nhắc nhở tuân thủ điều trị thường xuyên thì có kiến thức về bệnh loét dạ dày tá tràng tốt hơn nhóm còn lại (Kết quả bảng 3.14).

Những người bệnh được NVYT nhắc nhở tuân thủ điều trị thường xuyên thì có thực hành tuân thủ điều trị bệnh LDDTT tốt hơn nhóm còn lại. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với. Kết quả phỏng vấn sâu bác sỹ cũng cho thấy

“...Những người bệnh già hoặc không có người thân đi cùng thì cứ đến giờ uống thuốc có điều dưỡng đi nhắc nên bao giờ các bác cũng uống thuốc đúng giờ lắm..” (Nữ, 48 tuổi, BS 3, PVS). Điều này là lẽ tự nhiên khi người bệnh được thường xuyên nhắc thì họ sẽ thực hành tốt hơn.

Vai trò của điều dưỡng viên rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe. Người điều dưỡng có trách nhiệm sẽ luôn chú trọng việc nhắc nhở người bệnh về kiến thức thái độ tuân thủ điều trị bệnh LDDTT. Nâng cao sức khỏe , phòng chống bệnh tật, phục hồi sức khỏe và làm giảm bớt đau đớn cho người bệnh. Từ đó kết qua khảo sát chứng tỏ việc nhắc nhở, tư vấn của nhân viên y tế có mối liên quan đến kiến thức, tuân thủ điều trị của người bệnh nói chung và người bệnh loét dạ dày tá tràng nói riêng.

3.3.8. Mối liên quan giữa thái độ tuân thủ thuốc với kiến thức

hơn nhóm còn lại. Điều này có thể được giải thích là những người bệnh có kiến thức tốt sẽ hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh, hậu quả của bệnh đồng thời biết được các biện pháp giảm phòng tránh bệnh như chế độ ăn và luyện tập. Từ đó họ sẽ có thái độ đúng đắn cũng như tư duy tích cực trong việc thực hiện các hoạt động liên quan đến điều trị bệnh. Do vậy điều dưỡng và bác sỹ cần cung cấp nhiều thông tin về bệnh, hướng dẫn cụ thể hướng dẫn liều giờ uống thuốc, chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý cho các người bệnh để họ có thái độ tốt hơn trong việc tuân thủ điều trị.

KẾT LUẬN

Qua khảo sát 60 bệnh nhân điều trị Loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Châm cứu TW từ tháng 09 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020 có 58,3% BN nữ giới, 41,7% BN là nam giới. Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu đều có trình độ cao đẳng đại học trở lên (40%), là lao động tự do (38,7%) và đã điều trị bệnh > 6 tháng (51,7%). Qua nghiên cứu tôi đưa ra được một số kết luận như sau: 1.Kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng

điều trị nội trú tại Bệnh viện Châm cứu

-Phần lớn bệnh nhân có kiến thức đạt về bệnh loét dạ dày tá tràng (88,3%). -Phần lớn bệnh nhân có thực hành đạt về bệnh loét dạ dày tá tràng (58,3%). Bên cạnh đó vẫn còn 41,7% bệnh nhân có kiến thức chưa đạt

- Phần lớn bệnh nhân đã có thái độ đạt về tuân thủ điều trị bệnh bệnh loét dạ dày tá tràng (63,3%). Vẫn còn 36,7% bệnh nhân có thái độ chưa đạt.

2.Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị

-Kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh LDDTT liên quan đến giới, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thời gian mắc bệnh.

-Thái độ và thực hành về tuân thủ điều trị bệnh LDDTT liên quan đến nghề nghiệp, trình độ học vấn, thời gian mắc bệnh, thời gian điều trị bệnh.

-Kiến thức liên quan đến thái độ. Những người có kiến thức tốt thì có thái độ tốt và ngược lại

-Thái độ liên quan đến thực hành. Những người có thái độ tốt thì có thực hành tốt và ngược lại

-Kiến thức liên quan đến thực hành. Những người có kiến thức tốt thì có thực hành tốt và ngược lại.

Qua kết quả khảo sát và bàn luận 60 bệnh nhân điều trị Loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Châm cứu TW từ tháng 09 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020, em xin đề xuất một số giải pháp sau:

1. Phòng điều dưỡng phối hợp với phòng vật tư hành chính của bệnh viện cung cấp mỗi người bệnh nội trú 1 hộp đựng thuốc uống có chia ngăn, trên mỗi nắp ngăn có dán đề can/ giấy dán ghi rõ giờ uống thuốc trong ngày và đồng thời hướng dẫn, nhắc người bệnh uống thuốc đúng giờ 1 cách cẩn thận để giúp người bệnh nhận thức được vai trò đúng đắn về tuân thủ thuốc trong điều trị tại bệnh viện và phòng tái phát khi xuất viện.

2. Hướng dẫn tăng cường sự hỗ trợ của người nhà với người bệnh trong suốt quá trình điều trị như nhắc nhở, đặt hẹn giờ bằng điện thoại, kiểm tra, giám sát khi đến giờ người bệnh uống thuốc. Do vậy điều dưỡng và bác sỹ cần cung cấp nhiều thông tin về bệnh, giải thích rất kỹ về tác dụng của tuân thủ thuốc, hướng dẫn cụ thể hướng dẫn liều giờ uống thuốc, chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý cho các người bệnh và cả người nhà người bệnh để họ có thái độ tốt hơn trong việc tuân thủ điều trị tại bệnh viện và phòng tái phát khi xuất viện.

3. Tiếp tục tăng cường và phát huy công tác tư vấn tuân thủ điều trị, trong mỗi lần người bệnh tái khám.

4. Tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo Bệnh viện Châm cứu TW và phòng Điều dưỡng có kế hoạch duy trì công tác tập huấn và tăng cường Truyền thông – Giáo dục sức khỏe sâu rộng cho người bệnh và người nhà người bệnh về Loét dạ dày tá tràng và cần thường xuyên cử cán bộ trong khoa tham gia các khoá học ngắn hạn hơn để cán bộ điều duỡng và bác sỹ được cập nhật kiến thức thường xuyên.

5. Điều dưỡng buồng bệnh và các bác sỹ cần thường xuyên nhấn mạnh về nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả của bệnh LDDTT trong quá trình thăm khám, điều trị và chăm sóc, GDSK chế độ ăn, chế độ nghỉ ngơi từ đó người bệnh hiểu được tầm quan trọng của việc điều trị khỏi bệnh, rút ngắn thời gian điều trị giúp người bệnh sớm hòa nhập với cuộc sống.

Ngoài ra, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh cũng như người nhà người bệnh qua tờ rơi, pano, áp phích tại phòng bệnh và các buổi họp thảo luận với người nhà người bệnh hàng tuần nhằm nâng cao kiến thức cho người bệnh cũng như người nhà người bệnh từ đó họ có cách nhìn đúng đắn, hiểu được tầm quan trọng của bệnh mà có thái độ và thực hành tốt hơn.

6. Bệnh viện cần duy trì Hội nghị khoa học về các chuyên đề và bệnh loét

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện châm cứu trung ương năm 2020 và một số yếu tố liên quan (Trang 49)