Thái độ tuân thủ điều trị LDDTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện châm cứu trung ương năm 2020 và một số yếu tố liên quan (Trang 45 - 48)

Biểu đồ 3.6 cho thấy: Phần lớn người bệnh có thái độ đạt về bệnh loét dạ dày tá tràng chiếm 63,3%. Bên cạnh đó vẫn còn 36,7% người bệnh có kiến thức chưa đạt. Trong đó, tỷ lệ người bệnh thường xuyên quên uống thuốc còn khá cao và hầu hết các người bệnh đã tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý.

3.2.3.Thái độ tuân thủ điều trị về chế độ thuốc

Kết quả bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ người bệnh thường xuyên quên uống thuốc còn khá cao chiếm 31,7%. Hầu hết các người bệnh đều cần sự trợ giúp của người thân, nhân viên y tế hoặc điện thoại, Chỉ có 35% người bệnh tự nhớ lịch uống thuốc không cần ai nhắc.

Đồng thời, kết quả phỏng vấn sâu người bệnh cũng cho thấy “...Tôi cài lịch nhắc nhở uống thuốc vào điện thoại, cứ đến giờ là nó kêu nên ít khi bỏ

thuốc lắm..” (Nữ, 54 tuổi, NB 4, PVS)

3.2.4.Thái độ tuân thủ điều trị về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt

Mục đích chế độ dinh dưỡng trong bệnhLoét dạ dày tá tràng là giảm co

thắt dạ dày; trung hòa dịch dạ dày; ổn định sự tiết dịch cho nên nguyên tắc không dùng thức ăn gây kích thích niêm mạc dạ dày, tá tràng, cụ thể:

- Khi người bệnh có cơn đau:

+ Làm loãng acid dạ dày: uống nước, thuốc. + Ăn thức ăn trung hòa như: sữa, cháo.

- Khi người bệnh ổn định:

+ Ăn nhiều bữa trong ngày, không ăn quá no hay quá đói. + Thức ăn dễ tiêu, nấu chín, hạn chế thức ăn tươi sống.

+ Loại bỏ thức ăn có chất kích thích: chua, cay, thức ăn có nhiều xơ, rượi, cà phê, thức ăn quá nóng, quá lạnh.

Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả bảng 3.4. cho thấy hầu hết các người bệnh đã tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý. Trong đó có 80,0% người bệnh chọn ăn mềm, dễ tiêu, 76,7% người bệnh nhai kỹ khi ăn, 83,3% người bệnh giảm ăn cay. Tuy nhiên vẫn còn 3,3% người bệnh vẫn áp dụng chế độ ăn bình thường và 21,7% người bệnh vẫn thường xuyên uống rượu bia. Kết quả phỏng

vấn sâu người bệnh cũng cho thấy “...Từ ngày phải nhập viện tôi phải bỏ ăn

cay, cũng khó chịu lắm, nhưng vì sức khoẻ nên phải cố. Thỉnh thoảng thèm lắm

mới ăn một ít...” (Nam, 33 tuổi, NB 4, PVS). Điều này có thể giải thích là do

nam giới là những người thường xuyên phải tiếp xúc với rượu bia, chất kích thích trong các cuộc họp và khó khăn trong việc từ chối đối tác. Do vậy mà tỷ lệ người bệnh còn uống rượu bia vẫn còn cao.

Dinh dưỡng là rất cần thiết, không thể thiếu được và là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Trong Y học cổ truyền, Hải Thượng Lãn Ông cũng khuyên không nên hút thuốc, uống rượu, ăn uống có vai trò rất quan trọng

trong bệnh dạ dày. Chế độ ăn thức kiêng tương đối với người bệnh Loét dạ dày tá tràng là không khó và không có tác dụng như sử dụng thuốc kháng tiết và các yếu tố khác. Người bệnh có thể tthực hành thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe vì nhu cầu ăn uống để tồn tại và phục vụ cuộc sống hàng ngày của họ. Tuy nhiên người bệnh Loét dạ dày tá tràng có những thói quen ăn uống không thích hợp cho bệnh Loét dạ dày tá tràng như kết quả nghiên cứu trên vì họ thiếu những kiến thức dinh dưỡng cơ bản liên quan đến việc kiểm soát Loét dạ dày tá tràng, nhận thức về lợi ích của kiến thức ăn uống. Do đó, trong quá trình chăm sóc người bệnh Loét dạ dày tá tràng cần cung cấp thêm kiến thức dinh dưỡng kiểm soát Loét dạ dày tá tràng cho người bệnh. Từ các kiến thức được bổ sung, người bệnh Loét dạ dày tá tràng hiểu thêm: nhu cầu cơ bản, cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sức khỏe cho con người.

Bảng 3.5. cho thấy hầu hết các người bệnh đãnghỉ ngơi hợp lý, không

thức khuya, tránh làm việc nặng và lo âu căng thẳng chỉ có 8,3% người bệnh vẫn sinh hoạt như cũ. Tuy nhiên có đến 75% người bệnh không luyện tập thường xuyên, 78,3% người bệnh tập ít hơn 30 phút mỗi ngày. Kết quả phỏng

vấn sâu người bệnh cũng cho thấy “... Mỗi ngày tôi đều cố gắng tranh thủ đi

bộ quanh bệnh viện 10 phút cùng mấy bác trong phòng ..” (Nữ, 38 tuổi, NB 6,

PVS). Điều này có thể được lí giải là mặc dù các người bệnh đã được bác sỹ và điều dưỡng hướng dẫn giải thích về tầm quan trọng của việc thay đổi chế độ sinh hoạt và tập luyện, tuy nhiên do đối tượng mắc bệnh chủ yếu là đối tượng đang đi làm không có nhiều thời gian rảnh để tập luyện, nên việc tập luyện diễn ra không thường xuyên và chi được ít hơn 30 phút mỗi ngày.

3.2.5. Thực hành tuân thủ điều trị LDDTT

Kết quả bảng 3.6 và bảng 3.7 cho thấy phần lớn các người bệnh đều tuân thủ điều trị tốt trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương. Trong đó có 83,3% người bệnh uống thuốc giảm tiết acid dịch vụ, 79,3% người bệnh ngủ đúng giờ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người bệnh chưa thực hiện tốt 13,3% người bệnh vẫn uống rượu bia, 21,7% người bệnh vẫn uống cafe và nước

có ga, 26,7% người bệnh hút thuốc lá. Kết quả này phù hợp với kết quả phỏng

vấn sâu người bệnh “...Chúng tôi ăn theo suất ăn của bệnh viên cung cấp

thường có nhiều rau, chồng tôi cũng hay mua cam quýt ăn thêm bữa phụ nên

từ ngày vào viện tôi đỡ đau bụng hẳn..” (Nữ, 24 tuổi, NB 1, PVS)

Trong quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị của thầy thuốc, tái khám đúng hẹn, tránh tình trạng ngưng thuốc trong quá trình điều trị, đặc biệt, lúc đang điều trị theo phác đồ, để tránh nguy cơ kháng thuốc. Ngoài ra, nhiều người bệnh bị viêm loét dạ dày, tự ý mua thuốc tây để uống, nguy cơ kháng thuốc rất cao. Từ đó, những đợt điều trị sau, bác sĩ phải sử dụng những kháng sinh thế hệ mới, người bệnh rất tốn kém tiền bạc. Tái khám đúng hẹn, thầy thuốc có thể kiểm tra chức năng gan, thận và xem xét điều chỉnh liều lượng thuốc, sẽ hạn chế tác dụng phụ của thuốc đối với người bệnh.

Biểu đồ 3.7. cho thấy người bệnh có thực hành đạt về bệnh loét dạ dày

tá tràng chiếm 58,3%. Kết quả phỏng vấn sâu điều dưỡng cũng cho thấy

“...Người bệnh khi điều trị tại bệnh viện, được chúng tôi nhắc nhở thì uống thuốc đúng giờ lắm, nhưng về nhà do nhiều việc chi phối lại hay quên, nên nhiều trường hợp vừa về nhà được một thời gian ngắn lại phải tái khám ..”

(Nữ, 38 tuổi, DĐ 2, PVS)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện châm cứu trung ương năm 2020 và một số yếu tố liên quan (Trang 45 - 48)