Khái niệm KSNB theo INTOSAI 1992 và INTOSAI 2004

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại bảo hiểm xã hội huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu đề tài

1.2.1. Khái niệm KSNB theo INTOSAI 1992 và INTOSAI 2004

1.2.1.1. Theo hướng dẫn của INTOSAI 1992

Theo tài liệu hƣớng dẫn của INTOSAI 1992, khái niệm kiểm soát bộ đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Kiểm soát nội bộ là cơ cấu của một tổ chức bao gồm nhận thức, phương pháp, quy trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm bảo đảm sự hợp lý để đạt được các mục tiêu của tổ chức”

[25,tr.12]. Mục tiêu của tổ chức theo INTOSAI bao gồm:

- Thúc đẩy các hoạt động của đơn vị diễn ra có trình tự, đạt đƣợc tính hữu hiệu và hiệu quả nhằm cung cấp các dịch vụ có chất lƣợng phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị.

- Bảo vệ và quản lý nguồn lực tránh thất thoát, lạm dụng, lãng phí, tham ô, vi phạm pháp luật và sử dụng sai mục đích.

- Khuyến khích tuân thủ pháp luật, quy định chính sách của Nhà nƣớc và nội quy, quy chế nội bộ đơn vị.

- Xây dựng và duy trì các dữ liệu thông tin quản lý và thông tin tài chính đáng tin cậy, đảm bảo tính đúng đắn và kịp thời.

1.2.1.2. Theo hướng dẫn của INTOSAI 2013

Theo tài liệu hƣớng dẫn của INTOSAI 2013, khái niệm kiểm soát nội bộ đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Kiểm soát nội bộ là một quá trình xử lý toàn

bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức [25, tr.12-13], có năm khái niệm quan trọng cần làm rõ, đó là:

- Kiểm soát nội bộ là một quá trình. Kiểm soát nội bộ không phải là từng hoạt động riêng rẽ mà nó một chuỗi các hoạt động kiểm soát hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và đƣợc kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. Chính quá trình này là phƣơng tiện giúp đơn vị đạt đƣợc mục tiêu của mình.

- Kiểm soát nội bộ chịu sự chi phối của con ngƣời. Kiểm soát nội bộ đƣợc thiết kế và vận hành bởi con ngƣời, từ cấp lãnh đạo cao nhất đến tất cả các cán bộ, công chức, viên chức. Chính họ sẽ định ra mục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm soát và vận hành chúng. Tuy vậy, muốn hệ thống kiểm soát nội bộ thực sự hữu hiệu thì từng thành viên trong tổ chức phải hiểu đƣợc trách nhiệm, quyền hạn của mình và hƣớng các hoạt động của họ đến mục tiêu chung của tổ chức.

- Kiểm soát nội bộ đƣợc thiết lập để đối phó với rủi ro. Việc thực hiện sứ mạng của tổ chức sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Kiểm soát nội bộ có thể giúp tổ chức nhận diện và đối phó với rủi ro để tối đa hóa khả năng đạt đƣợc mục tiêu.

- Kiểm soát nội bộ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý. Kiểm soát nội bộ chỉ có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho các nhà quản lý trong việc đạt đƣợc các mục tiêu của đơn vị chứ không thể đảm bảo tuyệt đối. Bởi hệ thống kiểm soát nội bộ dù chặt chẽ đến đâu cũng tồn tại những hạn chế tiềm tàng, đó là sự thông đồng của các cá nhân hay sự lạm quyền của nhà quản lý…, kiểm soát nội bộ có thể ngăn chặn và phát hiện những sai phạm nhƣng không thể đảm bảo là chúng không bao giờ xảy ra.

hƣớng về các mục tiêu đã đề ra. Các mục tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Ở khu vực công, mục tiêu của một tổ chức thƣờng liên quan đến các dịch vụ công cộng và lợi ích cộng đồng. Bao gồm các mục tiêu:

Mục tiêu hoạt động: mục tiêu này liên quan đến tính hữu hiệu và hiệu quả trong hoạt động của đơn vị, các hoạt động của đơn vị đƣợc thực hiện một cách có kỷ cƣơng, có đạo đức, có tính kinh tế, hiệu quả và thích hợp; thực hiện đúng trách nhiệm.

Mục tiêu về báo cáo: liên quan đến việc cung cấp và báo cáo các thông tin tài chính và phi tài chính phù hợp, kịp thời cho các đối tƣợng bên trong, bên ngoài đơn vị.

Mục tiêu tuân thủ: liên quan đến việc tuân thủ pháp luật hiện hành, các nguyên tắc, các điều ƣớc quốc tế và các quy định có liên quan.

Mục tiêu về quản lý nguồn lực: Mục tiêu này là phần chi tiết hóa mục tiêu về hoạt động của đơn vị, nhƣng do đặc thù của khu vực công nên INTOSAI muốn nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lý nguồn ngân sách, tránh lạm dụng, lãng phí nguồn lực quốc gia, bảo vệ các nguồn lực chống thất thoát, sử dụng sai mục đích và tổn thất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại bảo hiểm xã hội huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)