7. Kết cấu của đề tài
1.2.3. Cơ sở pháp lý của kiểm soát nội bộ các ngân hàng thương mại Việt
Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tuân theo một số thông tư, quy định như:
40
- Theo Thông tư số 44/2011/TT-NHNN (2011) ngày 29/12/2011 của ngân hàng Nhà nước quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tại Điều 4 trong thông tư này đã nhấn mạnh các yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của các tổ chức tín dụng. Có thể thấy rằng, các rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nên các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phải chủ động nhận dạng, đo lường, đánh giá thường xuyên, liên tục hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị kinh doanh của mình để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Đồng thời, hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ có sự gắn kết mật thiết với quy trình cấp tín dụng tại các tổ chức tín dụng, sự gắn kết này giúp cho ngân hàng có thể kiểm soát được các rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng. Kiểm soát nội bộ được thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, và nó được thể hiện cụ thể qua các việc như phân cấp ủy quyền rõ ràng, minh bạch; bảo đảm tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; quy định về hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện giao dịch; quy trình thẩm định, chấp thuận và duyệt cho phép thực hiện giao dịch; bảo đảm một quy trình nghiệp vụ phải có ít nhất 02 cán bộ tham gia, một người thực hiện giao dịch và một người kiểm soát giao dịch, không có cá nhân nào có thể một mình thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ, một giao dịch cụ thể, ngoại trừ những giao dịch trong hạn mức được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho phép phù hợp với quy định của pháp luật. Khi phân cấp ủy quyền thì cần phải được thiết lập, thực hiện hợp lý, cụ thể, rõ ràng, tránh xung đột lợi ích; bảo đảm một cán bộ
41
không đảm nhiệm cùng một lúc những cương vị, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo với nhau; đảm bảo mọi cán bội trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có điều kiện để thao túng hoạt động, không minh bạch thông tin phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc che giấu hành vi vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trong thông tư này còn quy định rõ về hệ thống thông tin tại các tổ chức tín dụng, yêu cầu công nghệ thông tin của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giám sát, bảo vệ hợp lý, an toàn và phải có cơ chế quản lý dự phòng độc lập nhằm xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ, bao gồm cả thiên tai, cháy nổ, hệ thống bị xâm nhập, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin của ngành ngân hàng, đảm bảo hoạt động kinh doanh thường xuyên, liên tục của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Những yêu cầu trên góp phần xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả và an toàn cho tổ chức trong quá trình hoạt động tín dụng. Khi một hệ thống thông tin được vận hành tốt và an toàn thì nó góp phần tăng chất lượng kiểm soát nội bộ tại tổ chức tín dụng. Đồng thời, yêu cầu toàn bộ cán bộ nhân viên tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đều phải hiểu được tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát nội bộ; vai trò của từng cá nhân trong quá trình kiểm soát nội bộ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao và phải thực hiện đầy đủ, hiệu quả các quy định, quy trình kiểm soát nội bộ liên quan. Các cá nhân trong các bộ phận liên quan hoạt động tín dụng phải thường xuyên xem xét, đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; các tồn tại, bất cập của hệ thống kiểm soát nội bộ phải được báo cáo kịp thời với cấp quản lý trực tiếp để có thể kịp thời khắc phục những sai sót, rủi ro tín dụng trước khi nó xảy ra và
42
phải thực hiện các quy định, quy trình nội bộ có liên quan và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoạt động nghiệp vụ được giao trước tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trước pháp luật
- Hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN (2018), ngày 18/05/2018.
Trong thông tư này thì yêu cầu hệ thống kiểm soát nội bộ tại các tổ chức tín dụng phải có 03 tuyến bảo vệ độc lập: Tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro do các bộ phận sau thực hiện: Các bộ phận kinh doanh; các bộ phận có chức năng tạo ra doanh thu khác; Bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán...; Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng chính sách quản lý rui ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro, tuân thủ quy định của pháp luật; Tuyến bảo vệ thứ ba có chức năng kiểm toán nội bộ do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện. Các tuyến bảo vệ này được thiết lập để có thể kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng, giúp hỗ trợ cho hoạt động tín dụng được diễn ra suôn sẻ dưới sự kiểm soát của Ban lãnh đạo tổ chức tín dụng. Đồng thời, các tuyến bảo vệ này hỗ trợ nhau trong việc nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ tại các tổ chức tín dụng.
- Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12(2010) do Quốc hội ban hành ngày 16/06/2010
Tại khoản 2 Điều 40 Luật các tổ chức tín dụng, kiểm soát nội bộ đã được trình bày như sau: Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp với hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Đồng thời, đã nêu ra
43
những yêu cầu đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ phải bảo đảm tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực của tổ chức; Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời; Tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ; Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được kiểm toán nội bộ, tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá định kỳ. Có thể thấy rằng Luật các tổ chức tín dụng cũng đã nhấn mạnh các quy định đối với việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các tổ chức tín dụng, yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thực hiện theo để đảm bảo hoạt động của tất cả các tổ chức tín dụng.
44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến KSNB như bản chất, khuôn mẫu; đặc điểm hoạt động tín dụng trong ngân hàng ảnh hưởng đến KSNB; các bộ phận cấu thành KSNB, v.v . Có thể thấy rằng việc nắm rõ các đặc điểm của các bộ phận cấu thành KSNB là hết sức quan trọng vì điều đó sẽ góp phần vào việc xây dựng một hệ thống kiểm soát chặt chẽ xuyên suốt các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Hoạt động tín dụng trong ngân hàng phần nào cũng có tác động đến KSNB, trong hoạt động tín dụng dù được kiểm soát chặt chẽ, đánh giá khách hàng theo nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí đối với khách hàng vay vốn cũng khó tránh khỏi khả năng xảy ra rủi ro tín dụng dù nhiều hoặc ít trong tương lai, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng có thể là do chủ quan hoặc khách quan.
45
Chương 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - CHI NHÁNH