7. Kết cấu của đề tài
3.3.3. Về phía Ngân hàng Thương mai Cổ phần Sài Gò n Chi nhánh Bình
& Phê duyệt, các trường hợp ghi nhận lỗi nhiều sẽ trừ điểm thi đua của chi nhánh và điểm KPIs của NVTD, đồng thời sẽ bị giảm thưởng cuối năm khi số lỗi vượt quy định của SCB.
- Đồng thời, Hội sở phải yêu cầu Ban lãnh Đạo SCB Bình Định phải đi thực tế với NVTD để thẩm định khách hàng, tránh trường hợp một mình NVTD đi, sau đó cấu kết với khách hàng để qua mặt cấp quản lý. Đối với những trường hợp phát hiện NVTD làm giả hồ sơ để giúp khách hàng vay được nhằm lấy hoa hồng thì đề nghị Ban lãnh đạo SCB Bình Định xử lý nghiêm các trường hợp nêu trên để có tính răng đe toàn bộ NVTD tại SCB Bình Định.
- Bộ phận kiểm soát hoạt động tín dụng của Hội sở sẽ tăng cường đi mỗi quý một lần, không như lúc trước một năm chỉ đi hai lần, khi bộ phận kiểm soát tới tất cả các chi nhánh trên toàn quốc thì có thể giám sát chặt chẽ hơn công tác tín dụng tại các chi nhánh. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng kiểm soát hoạt động tín dụng tại các chi nhánh SCB nói chung và SCB Bình Định nói riêng.
3.3.3. Về phía Ngân hàng Thương mai Cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Bình Định Định
- Ban lãnh đạo SCB Bình Định yêu cầu tất cả NVTD phải thường xuyên đọc để nắm vững các kiến thức về chính sách sản phẩm, quy trình tín dụng, nguồn trả nợ của khách hàng,...v.v để trong quá trình làm việc thì
87
NVTD làm đúng theo quy định của SCB, và nhằm hạn chế lỗi trong nghiệp vụ tín dụng của mình. Đồng thời, yêu cầu tất cả NVTD hoàn thành các khóa học về các kiến thức liên quan đến nghiệp vụ tín dụng trên E-learning SCB, trường hợp không hoàn thành sẽ bị kiểm điểm trước toàn thể NVTD toàn chi nhánh.
- Ban lãnh đạo SCB Bình Định phải thực hiện tổ chức các buổi truyền thông vào cuối mỗi tháng, đề nghị tất cả NVTD đều tập trung để có thể truyền thông về các chính sách sản phẩm, quy trình tín dụng,... cho NVTD để có thể hiểu rõ hơn các sản phẩm mà SCB đang cung cấp cho khách hàng, để NVTD có thể tư vấn cho khách hàng cặn kẽ, chi tiết các quyền lợi mà khách hàng có được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ tại SCB Bình Định; giúp nhân viên biết được những hoạt động tín dụng nào thường xảy ra rủi ro tín dụng và ảnh hưởng đến bản thân và tổ chức, và những hình thức xử lý các vi phạm khi vi phạm quy trình, quy định của SCB.
- Ban lãnh đạo SCB Bình Định tổ chức các buổi giao lưu cho toàn thể NVTD của toàn chi nhánh để các nhân viên có thể trao đổi để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, và có thể trao đổi các khó khăn vướng mắc trong quá trình làm việc của mình để Ban lãnh đạo SCB Bình Định có hướng giải quyết cho phù hợp. Khi NVTD được nâng cao tay nghề thì họ sẽ nhận biết được các dấu hiệu quả rủi ro và ý thức được những rủi ro cần phải tránh khi thực hiện công tác cấp tín dụng cho khách hàng.
- Ngoài ra, Ban lãnh đạo SCB Bình Định phải yêu cầu các NVTD phải tăng cường công tác quản lý hồ sơ tín dụng sau khi cho vay, thường xuyên đi kiểm tra tình hình hoạt động của khách hàng để theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh, công việc, nghề nghiệp, gia cảnh có biến cố gì hay không,... để biết được khách hàng đang kinh doanh tốt hay đang khó khăn nhằm có thể đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời, như đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn,
88
trường hợp khách hàng đề xuất thay đổi lịch trả nợ để phù hợp với tình trạng kinh doanh, công việc và NVTD sẽ tiếp nhận nhu cầu của khách hàng sau đó trình lên cấp có thẩm quyền để hỗ trợ phương án trả nợ cho khách hàng, giúp cho khách hàng có thể giảm áp lực trả nợ gốc lãi hàng tháng cho ngân hàng. Trường hợp khi khách hàng đã được giải ngân nhưng khi nộp tiền lãi hoặc gốc lãi cho ngân hàng thì luôn chậm thanh toán, đợi đến khi sát ngày chuyển nhóm nợ mới thanh toán cho ngân hàng thì đây là một trong những dấu hiệu cho thấy khách hàng không có thiện trí trả nợ, lúc này NVTD nên thông báo tình hình của khách hàng với lãnh đạo trực tiếp để có hướng xử lý kịp thời trước khi khoản vay của khách hàng chuyển sang nợ quá hạn, thậm chí là nợ xấu. Đối với một số trường hợp khách hàng vì bận công việc nên quên ngày nộp gốc lãi, tuy có nhận tin nhắn nhưng đôi khi không chú ý xem tin nhắn nên NVTD phải kiểm tra danh sách các khách hàng trả nợ đến hạn hàng ngày để thông báo kịp thời cho khách hàng. Mặt khác việc theo dõi khoản vay biết được khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích hay không, trường hợp khách hàng không sử dụng vốn đúng mục đích thì khả năng khoản vay của khách hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn là rất cao, rủi ro hơn là không thể thu hồi được lại vốn mà SCB Bình Định đã cho khách hàng vay, chính vì vậy việc theo dõi khoản vay sau khi cấp tín dụng cho khách hàng là hết sức quan trọng. - Trong công tác tuyển dụng cần hướng đến việc ưu tiên tuyển dụng những nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, để có thể hạn chế chi phí đào tạo cho NVTD và không mất quá nhiều thời gian đề đào tạo các nghiệp vụ, quy trình tín dụng. Mặt khác, những nhân viên đã có kinh nghiệm thì họ sẽ xử lý công việc nhanh và họ dễ dàng nhận biết rủi ro tín dụng trong quá trình làm việc để từ đó có thể hạn chế được rủi ro tín dụng.
- Đưa ra các hình thức xử lý đối với những NVTD trong quá trình làm việc có hành vi vi phạm các quy định của SCB như làm giả hồ sơ, chứng từ
89
nhằm để đánh lừa được cấp quản lý trực tiếp, cũng như Phòng Thẩm định & Phê duyệt để cho khách hàng vay được vốn thì khi phát hiện được sẽ bị xử lý như hạ lương, hạ bậc, kỷ luật bằng văn bản hoặc bị sa thải; mặt khác khi Ban lãnh đao SCB Bình Định đưa ra các hình thức xử phạt như vậy thì sẽ tạo ra được tính răng đe và cảnh báo để cho các NVTD không vi phạm quy trính tín dụng của SCB.
90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua việc nhận diện được những rủi ro tín dụng trong công tác cấp tín dụng đối với khách hàng tại SCB Bình Định, có thể thấy bên rủi ro tín dụng xảy ra do nguyên nhân chủ yếu là năng lực của người thực hiện các quy trình tín dụng, nghiệp vụ, các thao tác, v.v trong quá trình làm việc của mình. Chính vì vậy, việc tập trung vào nâng cao năng lực của CBNV tín dụng là hết sức quan trọng, góp phần giảm thiểu rủi ro trong công tác tín dụng, đồng thời giúp cho việc cấp tín dụng đối với khách hàng được nhanh chóng, tăng sức cạnh tranh của SCB Bình Định với các ngân hàng khác tại thị trường tỉnh Bình Định.
Đồng thời, trong công tác tuyển dụng nhân sự tín dụng thì SCB Bình Định cần đặt ưu tiên hàng đầu của mình là các nhân viên đã có kinh nghiệm trong ngành tín dụng, khi đó việc đào tạo nghiệp vụ chuyên môn không mất quá nhiều thời gian, và họ đã có kinh nghiệm làm việc, từ đó có thể hạn chế tối đã rủi ro trong quá trình làm việc của mình.
91
KẾT LUẬN CHUNG
Để việc hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Bình Định đạt được hiệu quả cao thì việc hoàn thiện KSNB tại chi nhánh Bình Định là điều hết sức quan trọng và cần được chú trọng, quan tâm hàng đầu. Khi đó các rủi ro tín dụng sẽ được giảm thiểu, hạn chế nên sẽ không gây ra thất thoát, thiệt hại cho SCB Bình Định.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu của mình về KSNB hoạt động tín dụng tại chi nhánh Bình Định thì tôi đã đưa ra một số thực trạng tồn tại của KSNB hoạt động tín dụng tại SCB Bình Định và bên cạnh đó cũng đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục các điểm còn hạn chế của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại SCB chi nhánh Bình Định. Tôi hy vọng những giải pháp mà tôi đưa ra có thể góp phần vào sự phát triển của hoạt động tín dụng của SCB Bình Định trong tương lai.
92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Bích Châu (2018), Hoàn thiện hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định, Luận văn thạc sĩ kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn.
[2]. Nguyễn Phương Dung (2018), Hoàn thiện quy trình KSNB hoạt động cho vay tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á chi nhánh Bình Định, Luận văn thạc sĩ kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn.
[3]. Đường Nguyễn Hưng (2016), Giáo trình Kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Trường Đại học Đà Nẵng.
[4]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư số 44/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/tien-te-ngan-hang/Thong-tu-44-2011-TT- NHNN-he-thong-kiem-soat-va-kiem-toan-noi-bo-133592.aspx, ngày 29/12/2011
[5]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư số 13/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam : Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class _id=1&_page=1&mode=detail&document_id=194140, ngày 18/05/2018. [6]. Nguyễn Đông Phong (2018), Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn.
[7]. Quốc hội (2010), Luật số: 47/2010/QH12 của Quốc Hội: Luật các tổ chức tín dụng, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/tien-te-ngan-hang/Luat-cac-to- chuc-tin-dung-2010-108079.aspx, ngày 16/06/2010
93
[8]. Hồ Như Quỳnh (2018), Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn, Luận văn thạc sĩ kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn. [9]. Lê Thị Thanh Tâm (2018), Hoàn thiện hệ thống KSNB tại ngân hàng Thương
mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định, Luận văn thạc sĩ kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn.
[10]. Nguyễn Kim Quốc Trung (2017), Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại, http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi- mo/moi-quan-he-giua-kiem-soat-noi-bo-va-rui-ro-tin-dung-tai-cac-ngan- hang-thuong-mai-127602.html, ngày 29/07/2017.
[11]. Đỗ Thị Lan Vi (2018), Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Huyện An Lão Bình Định,Luận văn thạc sĩ kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn.
[12]. Trương Nguyễn Tường Vy (2018), Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.