Giám sát và sửa chữa sai sót

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh bình định (Trang 74)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.5. Giám sát và sửa chữa sai sót

Trong hoạt động tín dụng tại SCB, việc kiểm tra và giám sát hồ sơ tín dụng có Bộ phận KSNB riêng của Hội sở để kiểm tra, rà soát, giám sát hồ sơ tín dụng tại tất cả các ĐVKD của SCB trên toàn quốc. Tại chi nhánh SCB Bình Định, mỗi năm đều có Bộ phận KSNB của Hội sở thường về để kiểm tra định kỳ 2 lần rơi vào là tháng 5 và tháng 10. Bộ phận hội sở kiểm tra các hồ sơ tín dụng tại chi nhánh để xem việc quản lý hồ sơ có theo quy định mà Hội sở yêu cầu hay không, kiểm tra hồ sơ tín dụng có đầy đủ các chứng từ cần thiết hay không, thời gian kiểm tra thường kéo dài khoảng 10 ngày. SCB Bình Định thống kê toàn bộ các hồ sơ tín dụng hiện có tại chi nhánh và phân chia ra thành các hồ sơ thuộc khoản vay ngắn hạn và khoản vay trung dài hạn, nhân viên KSNB sẽ kiểm tra toàn bộ tất cả hồ sơ tín dụng để giám sát việc thực hiện công tác tín dụng tại chi nhánh có theo quy tín dụng của SCB hay không, những hồ sơ bị chuyển nợ quá hạn hoặc nợ xấu thường được kiểm tra rất kỹ lưỡng để xem việc cho vay tại chi nhánh có dấu hiệu giả tạo hồ sơ hoặc

68

làm khống giấy tờ, chứng từ cho khách hàng hay không. Sau thời gian kiểm tra hồ sơ tại chi nhánh SCB Bình Định thì nhân viên KSNB sẽ đưa ra các lỗi sai phạm trong hồ sơ tín dụng và yêu cầu NVTD của từng ĐVKD phải bổ sung ngay lập tức, trường hợp trong thời gian 10 ngày nhân viên KSNB có mặt tại chi nhánh không bổ sung kịp thì các nhân viên sẽ nhận được email từ nhân viên KSNB cho thời hạn bổ sung trong vòng 15 ngày tiếp theo để bổ sung toàn bộ các lỗi sai phạm của hồ sơ tín dụng, trường hợp NVTD vẫn không bổ sung thì sẽ ghi nhận lỗi và bị trừ điểm KPIs của ĐVKD và NVTD, trường hợp nặng hơn có thể bị kỷ luật. Nên Ban lãnh đạo SCB Bình Định luôn chủ động theo dõi, giám sát hồ sơ tín dụng để yêu cầu NVTD phải làm đúng ngay từ đầu để không xảy ra sai sót dẫn tới rủi ro tín dụng, việc thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động tín dụng tại đơn vị mình đã giúp cho việc thẩm định khách hàng và làm chuẩn bị hồ sơ được chu đáo hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo SCB Bình Định cũng yêu cầu Bộ phận hỗ trợ kinh doanh tại chi nhánh thường xuyên kiểm tra, rà soát các lỗi tín dụng ở các hồ sơ vay hiện tại để NVTD bổ sung ngay để hoàn chỉnh hồ sơ đề phòng hồ sơ bị nợ xấu và dẫn tới kiện tụng và thanh lý tài sản của khách hàng. Bên cạnh đó, trong quá trình cấp tín dụng những hồ sơ bị chuyển sang nợ quá hạn/nợ xấu thì chi nhánh SCB Bình Định phải gửi báo cáo về cho Hội sở đến tiến hành các biện pháp xử lý nợ theo đúng quy định, trường hợp không thu hết được nợ thì sẽ tiến hành trích lập dự phòng.

2.2.6. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Định kỳ hàng năm, Ban lãnh đạo SCB Bình Định sẽ tiến hành tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá Hệ thống KSNB trong toàn bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh Bình Định.

Việc tự kiểm tra, đánh giá bao gồm việc rà soát và đánh giá về tính thích hợp và tuân thủ quy định pháp luật của Hệ thống KSNB dựa trên việc

69

xác định và đánh giá rủi ro, nhằm xác định các vấn đề còn tồn tại của Hệ thống KSNB hoạt động tín dụng và chỉ ra các thay đổi cần thiết đối với Hệ thống KSNB để xử lý, khắc phục các vấn đề đó.

2.3. Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Bình Định Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Bình Định

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Sau khi tiến hành kiểm tra công tác động tín dụng ở toàn chi nhánh Bình Định thì thống kê được tại toàn bộ chi nhánh Bình Định có tổng cộng hơn 450 hồ sơ tín dụng vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và vay để tiêu dùng, với tổng dư nợ là 250 tỷ đồng, trong đó nợ xấu khoảng 4 tỷ đồng, chiếm khoảng 1,6%/tổng dư nợ hiện tại cuả SCB Bình Định, tỷ lệ nợ xấu vẫn chiếm dưới 3% theo quy định của nhà nước điều này thể hiện hoạt động KSNB hoạt động tín dụng vẫn hoạt động hiệu quả. Trong quá trình kiểm tra hồ sơ đã phát hiện có 15 hồ sơ của khách hàng sử dụng vốn sai mục đích với dư nợ khoảng 3 tỷ đồng, chiếm khoảng 1,2%/tổng dư nợ và hơn 20 hồ sơ khách hàng có nguồn thu nhập thực tế khác so với nguồn thu nhập được thể hiện trong tờ trình thẩm định tín dụng, các hồ sơ này với dư nợ là khoảng 2 tỷ động, chiếm khoảng 1,5% dư nợ hiện tại SCB Bình Định. Việc cho vay không đúng sử dụng vốn và nguồn thu nhập không theo quy định của SCB thì khoản vay của khách hàng nhiều khả năng sẽ chuyển sang nợ xấu và nguy cơ SCB sẽ không thu hồi được vốn mà mình bỏ ra, và bắt buộc ngân hàng phải tiến hành thu hồi tài sản của khách hàng để xử lý thu hồ nợ. Sau khi phát hiện các bộ hồ sơ mà NVTD làm sai theo quy định của SCB thì Ban lãnh đạo đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời để cho khoản vay không bị chuyển sang nợ quá hạn, đồng thời thực hiện kỷ luật bằng văn bản, hạ lương, hạ bậc đối với các NVTD có sai phạm trong công tác tín dụng, hành động này của Ban lãnh đạo SCB Bình Định góp phần răng đe các NVTD còn lại tại SCB

70

Bình Định, nhằm không để tình trạng này tiếp tục tái diễn. Bên cạnh đó, việc KSNB hoạt động tín dụng còn giúp cho SCB Bình Định thống kê được các khách hàng trả nợ tốt, luôn trả nợ gốc lãi đúng hạn, dựa trên danh sách các khách hàng tốt thì Ban lãnh đạo SCB Bình Định đã đưa ra chương trình ưu đãi, khuyến khích cho các khách hàng này có thể vay thêm để nâng hạn mức tín dụng cho khách hàng.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Trong thời gian qua, trong hoạt động cấp tín dụng tại SCB Bình Định mặc dù đạt được kết quả kinh doanh tương đối tốt, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác cấp tín dụng cho khách hàng như:

- Tình trạng chạy theo thành tích:

Tại SCB Bình Định vẫn còn tình trạng vì thành tích nâng cao dư nợ cho vay để đạt được mục tiêu kế hoạch kinh doanh của quý, của năm để được tuyên dương và nhận được các phần thưởng của Tổng Giám Đốc, Hội đồng quả trị về việc hoàn thành mục tiêu kế hoạch mà Hội sở giao cho từng đơn vị nên Ban lãnh đạo SCB chi nhánh Bình Định đã không chủ động trong công tác kiểm tra, kiểm soát hồ sơ tín dụng của nhân viên tín dụng trình lên nên thường xuyên kiểm soát hoạt động tín dụng một cách lơ là, thiếu kiểm soát và chủ quan, tin tưởng vào kinh nghiệm, đạo đức của NVTD của mình nên thường xuyên không kiểm tra kỹ hồ sơ tín dụng mà nhân viên tín dụng trình lên, dẫn đến nhiều trường hợp hồ sơ thiếu chứng từ, giấy tờ theo quy định của ngân hàng, hoặc chứng từ không đúng quy định.

Đồng thời, đối với NVTD thì một phần áp lực chỉ tiêu kinh doanh cũng phần khác thì chạy theo thành tích tăng trưởng dư nợ để đạt chỉ tiêu kinh doanh hàng tháng, quý, năm để được lương, thưởng cuối quý, năm nên nhiều cán bộ nhân viên đã cố tình làm sai quy định, quy trình cấp tín dụng, làm giả

71

hồ sơ cho khách hàng hoặc thu thập thông tin, thẩm định khách hàng một cách thiếu trách nhiệm hoặc hợp tác với khách hàng để ngụy tạo hồ sơ giả nhằm vay vốn của ngân hàng thì sẽ vừa được chỉ tiêu kinh doanh, vừa được hoa hồng từ khách hàng, khi đó cấp quản lý trực tiếp cũng chạy theo thành tích, kết quả kinh doanh nên không kiểm tra hồ sơ tín dụng cẩn thận nên khi cấp tín dụng cho khách hàng thì trong những tháng đầu khách hàng nộp gốc lãi đầy đủ và đúng thời hạn nhưng các tháng sau thì chậm trả nợ và cuối cùng đã chuyển sang nợ xấu, ngân hàng phải đi xử lý tài sản để thu hồi nợ.

Qua khảo sát của mình thì Ban lãnh đạo SCB chi nhánh nhận thấy có nhiều lỗi trong công tác tín dụng của NVTD, có thể liệt kê các lỗi thường gặp như:

- Thu thập thiếu hồ sơ pháp lý:

Khi NVTD gặp khách hàng để thu thập thông tin, hồ sơ, chứng từ và đồng thời thẩm định khách hàng nhưng lại thường xuyên thu thập thiếu hồ sơ khách hàng theo quy định của SCB. Đối với khoản vay có chủ tài sản là bên thứ ba thì NVTD không trao đổi với khách hàng để khách hàng cung cấp hồ sơ/chứng từ chứng minh mối quan hệ giữa người vay và chủ tài sản bảo đảm (thuộc sở hữu của bên thứ 3) nên khi trình lên cấp quản lý trực tiếp thì phải liên hệ với khách hàng để nói khách hàng bổ sung.

Đối với những khách hàng vay bổ sung vốn lưu động phục vụ kinh donah thì NVTD thu thập thiếu hồ sơ/chứng từ chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (lĩnh vực ăn uống, thực phẩm, karaoke, spa, khám chữa bệnh,...) như: Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ điều kiện an ninh trật tự, nhà thuốc đạt chuẩn GPP, ... v.v . Việc thu thập thiếu hồ sơ, chứng từ làm cho khách hàng cảm thấy khó chịu vì khách hàng phải bổ sung giấy tờ nhiều lần và thấy rằng

72

việc vay vốn tại SCB chi nhánh Bình Định khó khăn, phải bổ sung nhiều giấy tờ, thiếu sự chuyên nghiệp trong công việc và đồng thời việc đi thu thập hồ sơ nhiều lần sẽ làm chậm tiến độ của hồ sơ vay vốn, khách hàng sẽ không có tiền đúng thời điểm để phục vụ cho việc kinh doanh của mình, khi đó NVTD và cấp quản lý trực tiếp sẽ không có nhiều thời gian để kiểm tra kỹ hồ sơ khách hàng hoặc thu thập các thông tin khác liên quan đến khách hàng để có thể đánh giá chính xác về khả năng trả nợ của khách hàng, điều này có thể gây ra rủi ro cho SCB nếu khách hàng được cấp tín dụng.

-Lỗi nghiệp vụ tín dụng:

Khi làm hồ sơ cho khách hàng, đối với những khách hàng có nhiều số chứng minh nhân dân cũ trên các giấy tờ mà khách hàng cung cấp thì NVTD thường kiểm tra thiếu lịch sử tín dụng của (các) số chứng minh nhân dân cũ của khách hàng, việc kiểm tra thiếu lịch sử tín dụng sẽ không thể biết được khách hàng đã từng vay tại các tổ chức tín dụng nào, hiện tại có nợ xấu hay không và NVTD cũng như cấp quản lý không thể đánh giá được khả năng trả nợ thật sự của khách hàng. Đối với các khách hàng ngoài khoản vay thì có thẻ tín dụng tại các tổ chức tín dụng khác nhưng khi thẩm định hồ sơ của khách hàng thì NVTD không kiểm tra lịch sử tín dụng thẻ trong trường hợp lịch sử quan hệ tín dụng chi tiết thể hiện việc khách hàng có phát sinh chậm thanh toán thẻ trên 10 ngày hay không, theo quy định của SCB thì đối với những khách hàng chậm trả thẻ tín dụng sẽ không được cho vay, vì NVTD không kiểm tra lịch sử thẻ và cấp quản lý trực tiếp cũng không xem kỹ hồ sơ khách hàng cho đến khi Phòng Thẩm định & Phê duyệt kiểm tra lịch sử thẻ tín dụng thì mới phát hiện khách hàng chậm thanh toán thẻ tín dụng hơn 10 tại tổ chức tín dụng khác. Việc kiểm tra thiếu lịch sử chi tiết của thẻ tín dụng của khách hàng là rất rủi ro, vì dựa trên đó NVTD có thể biết được tình hình trả nợ của khách hàng như thế nào, khả năng tài chính tốt không, để có thể làm hồ sơ

73

cho khách hàng, đồng thời khi kiểm tra lịch sử chi tiết thẻ tín dụng thì NVTD mới biết được lịch sử tín dụng của khách hàng có theo quy định của SCB hay không. Trường hợp nếu Phòng Thẩm định & Phê duyệt không kiểm tra lịch sử thẻ tín dụng của khách hàng mà ĐVKD trình lên thì sau khi cấp tín dụng thì nhiều khả năng khoản vay của khách hàng sẽ chuyển sang nợ xấu tại SCB.

- Thẩm định phương án vay vốn của khách hàng không phù hợp với quy dịnh của SCB:

Khi NVTD thẩm định phương án vay vốn của khách hàng thì không hợp lý theo đúng thực tế quy mô của khách hàng, chính vì vây nên đã xác định hạn mức tín dụng và thời hạn từng thỏa thuận cho vay ngắn hạn cụ thể đối với tài trợ vay bổ sung vốn lưu động chưa phù hợp, cụ thể ở những điểm thường gặp sau: Chưa đánh giá đúng quy mô, bản chất hoạt động kinh doanh của khách hàng và xác định vòng quay vốn lưu động chưa phù hợp với chu kỳ kinh doanh. Xác định chưa đúng vốn tự có, vốn khác duy trì trong hoạt động kinh doanh. Cấp hạn mức tín dụng bổ sung vốn lưu động lần đầu/tái cấp tăng hạn mức với doanh thu năm kế hoạch dự toán tăng đột biến so với năm hiện tại nhưng không có cơ sở và không có đánh giá được hiệu quả, tính khả thi của phương án. NVTD đánh giá quá không đúng thực tế hoạt động kinh doanh của khách hàng làm cho việc vay vốn của khách hàng có nguy cơ phát sinh nợ xấu trong tương lai là rất cao, vì không thể đánh giá đúng quy mô, hoạt động kinh doanh nên nếu cấp vốn vay quá nhiều so với quy mô trong năm kế hoạch thì khách hàng sẽ sử dụng nguồn vốn đó sai mục đích phục vụ cho việc kinh doanh, nên ngân hàng sẽ không thu hồi được vốn của mình đã cho khách hàng vay.

-Thẩm định và nhận nguồn thu để trả nợ của khách hàng không phù hợp theo quy định của SCB

74

Khi NVTD thẩm định khách hàng và nhận các nguồn thu của khách hàng làm nguồn trả nợ cho SCB Bình Định nhưng các nguồn thu mà NVTD nhận làm nguồn thu thì chưa đúng với quy định của SCB, có thể kể đến các nguồn thu như: Đối với nguồn thu từ cho thuê bất động sản thì việc nhận nguồn thu từ cho thuê toàn bộ/một phần BĐS là tài sản hình thành từ vốn vay (Mua/hoàn tiền nhận chuyển nhượng đất ở, nhà ở) không phù hợp quy định. Nguồn thu từ cho thuê công trình xây dựng trên đất, tuy nhiên công trình xây dựng chưa được cập nhật hiện trạng trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác với quy định nhưng không có đánh giá ngoại lệ. Đối với nguồn thu từ Hộ kinh doanh, khách hàng lấy nguồn thu này để trang trải chi phí sinh hoạt gia đình nhưng khi trình lên Phòng Thẩm định & Phê duyệt thì ĐVKD thường không thu thập chứng từ/hình ảnh,... thể hiện đang kinh doanh và cơ sở để chấp nhận đảm bảo mức chi phí sinh hoạt gia đình của khách hàng. Tuy NVTD có đưa thu nhập từ hộ kinh doanh để trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày vào tờ trình thẩm định tín dụng nhưng không kèm theo những hình ảnh của công việc kinh doanh hộ gia đình, nên không có cơ sở để cho Phòng Thẩm định & Phê duyệt cấp tín dụng đối với khách hàng. Trường hợp khác, khi lấy nguồn thu của Hộ kinh doanh để làm nguồn trả nợ cho khoản vay thì NVTD thu thập sổ sách/chứng từ kinh doanh không đầy đủ, không cung cấp hình ảnh kinh doanh, điểm kinh doanh/nhà xưởng/nhà kho không thể hiện được quy mô kinh doanh (dây chuyền sản xuất, hàng hóa, số lượng phòng trọ/phòng khách sạn, diện tích,...) của hộ kinh doanh, qua đó không thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh bình định (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)