1.2.1. Nhân khẩu học
trong VKDT. Trong đó nữ giới thường có tỷ lệ trầm cảm cao hơn so với nam giới, và những người trẻ tuổi lạicó xu hướng mắc trầm cảm cao hơn[26],[63]. Bên cạnh đó chủng tộc /dân tộc được phản ánh trong sự thiên vị, văn hóa, tiếp cận chăm sóc, các yếu tố môi trường và di truyền cũng cần được đưa vào xem xét[22]. Julie Bolen cùng các cộng sự đã kết luận viêm khớp ảnh hưởng đến một số chủng tộc/sắc tộc một cách không tương xứng, và trên thực tế, chủng tộc/sắc tộc đã được hiển thị trực tiếp ảnh hưởng đến sự khác biệt về điểm trầm cảm trên người bệnh VKDT[20].
Thuật ngữ “tình trạng kinh tế xã hội”, “tầng lớp xã hội” và “vị trí kinh tế xã hội” được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu y tế, chứng tỏ tầm quan trọng của các yếu tố kinh tế xã hội (YTKTXH) đối với kết quả sức khỏe. Các yếu tố kinh tế xã hội (YTKTXH) nói chung liên qua đến các bệnh tâm thần, trầm cảm và tử vong[39], [60]. Do nhu cầu có xu hướng giải quyết hậu quả bệnh tật, cùng với các sự kiện liên quan đến cuộc sống, những mối quan hệ căng thẳng và hỗ trợ xã hội yếu hơn là một số ví dụ về các yếu tố nguy cơ trầm cảm phổ biến hơn ở nhóm có các YTKTXH thấp hơn. Theo ý kiến của các chuyên gia về các YTKTXH và trầm cảm, kết quả nhất quán ủng hộ ý kiến rằng có mối quan hệ nhân quả rằng các YTKTXH thấp sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm so với ý kiến trầm cảm làm cản trở hoạt động xã hội, mặc dù có thể có sự hoạt động đồng thời cả hai chiều trên[39].
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên đưa các yếu tố thu nhập cá nhân, giáo dục, nghề nghiệp,chủng tộc/dân tộc vào nghiên cứu để có cái nhìn tổng quát và chính xác hơn[43].
1.2.2.Cảm nhận tình trạng bệnh tật
Cảm nhận tình trạng bệnh tật là những biểu hiện cảm xúc có tổ chức mà người bệnh có về bệnh tật và ảnh hưởng đến cách người bệnh đối phó với các vấn đề của họ [59],[54]. Mô hình tự điều chỉnh cho thấy rằng các khía
cạnh cảm nhận và cảm xúc về bệnh tật hướng dẫn đáp ứng với bệnh tật và xác định hiệu quả của các chiến lược đối phó.
Các thành phần củaCảm nhận tóm tắt tình trạng bệnh tật (Brief – Illness Perception Questionnaire) đã được công nhận gồm: Cảm nhận về hậu quả nặng nề của bệnh, cảm nhận thời gian kéo dài bệnh tật, cảm nhận về khả năng tự kiểm soát triệu chứng, cảm nhận mức độ hiệu quả của phương pháp điều trị, cảm nhận mức độ trải nghiệm triệu chứng, mức độ quan tâm về tình trạng bệnh tật, cảm nhận mức độ hiểu biết về tình trạng bệnh tật, cảm nhận mức độ tình trạng bệnh tật ảnh hưởng đến cảm xúc.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trên người bệnh VKDT có một số các yếu tố như tình trạng viêm khớp, mức độ đau, tình trạng giảm chức năng / khuyết tật, mức độ kiểm soát điều trị có liên quan đến trầm [43]. Trong nghiên cứu này các yếu tố trên được xem xét gián tiếp qua các cảm nhận chủ quan của người bệnh dựa trên bộ câu hỏi Cảm nhận tóm tắt tình trạng bệnh tật.
Vì vậy,đánh giá cảm nhận tình trạng bệnh tật có thể cho biết các phương pháp điều trị tâm lý đối với trầm cảm ở người bệnh VKDT.
1.2.3.Hoạt động thể dục thể thao
Hoạt động thể dục thể thao được định nghĩa là một loại trong hoạt động thể chất, hoạt động thể chất được định nghĩa là bất kỳ loại cử động cơ thể nào của cơ xương đòi hỏi tiêu hao năng lượng[41],trong đó hoạt động thể dục thể thao là các hoạt động được lên kế hoạch, có cấu trúc, lặp đi lặp lại và có mục đích cải thiện hoặc duy trì thể lực thể chất.Hoạt động thể dục thể thaoở mức độ thấp là một đặc điểm quan trọng và có thể cải thiện được hậu quả củaVKDT. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng người bệnh VKDT ít tập thể dục hơn so với người khỏe mạnh, hơn 80% người bệnhVKDT không hoạt động về mặt thể chất ở một số nước [24]. Sự không hoạt động thể chất của người bệnhVKDT trở thành một vòng tròn luẩn quẩn về sự tiến triển của sức
khoẻ và bệnh tật. Vì vậy việc khuyến khích hoạt động thể dục thể thao là một phần quan trọng và thiết yếu của việc điều trị chung trongVKDT.
Các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên nhất như là đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, tập thể dục trong nước và khiêu vũ aerobic. Trong đó đi bộ là phương thức tập thể dục tốt vì nó không tốn kém, không đòi hỏi kỹ năng đặc biệt, an toàn, và có thể được thực hiện cả trong nhà và ngoài trời. Đi bộ nhanh thường xuyên, thậm chí trong những đợt ngắn, cải thiện thể lực và làm giảm các khía cạnh của nguy cơ tim mạch ở người lớn khỏe mạnh [49].
1.2.4.Hoạt động thư giãn
Thư giãn được sử dụng để mô tả quá trình mà cơ xương của chúng ta quay trở lại trạng thái không hoạt động sau khi co. Đó là quá trình chúng ta trải nghiệm sự làm mới tâm trí và cơ thể, làm giảm cường độ căng thẳng và sức sống.
Một số nghiên cứu đã đánh giá tác động của việc thư giãn và chứng trầm cảm, lo lắng, căng thẳng ở người bệnh. Ghafari và cộng sự đã cho thấy sự thư giãn cơ bắp có thể làm giảm chứng trầm cảm, lo lắng và căng thẳng trên người bệnh đa xơ cứng[29]. Bagheri-Nesami báo cáohoạt động thư giãn làm giảm các triệu chứng lâm sàng, kết quả xét nghiệm và lo lắng, trầm cảm trên người bệnh VKDT [18]. Các hoạt động thư giãn được người bệnh áp dụng phổ biến hiện nay như ngồi thiền, nghe nhạc, masager... Nghiên cứu về sự liên quan của các hoạt động thư giãn với biểu hiện trầm cảm giúp y bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp giúp người bệnh kiểm soát trầm cảm tốt hơn.
1.3.Khung nghiên cứu
Sơ đồ 1.2Khung nghiên cứu
1.4.Tóm tắt địa bàn nghiên cứu
Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 30/2005/QĐ-TTg ngày 02/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường trung học Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh.
Đến nay, học viện đã phát triển vững chắc trên mọi mặt, với đông đảo đội ngũ cán bộ giảng viên và nhân viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học được đầu tư mạnh mẽ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Chỉ tiêu, quy mô đào tạo hàng năm không ngừng tăng lên, học viện đã được Bộ cho phép mở nhiều mã ngành đào tạo mới: tiến sĩ YHCT, BSCKII YHCT, thạc sĩ YHCT, bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ nội trú bệnh viện, bác sĩ đa khoa, dược sĩ đại học, cao đẳng điều dưỡng, trung cấp
Nhân khẩu học Trầm cảm Cảm nhận tình trạng bệnh tật Hoạt động thể dục thể thao
Bệnh viện Tuệ Tĩnh là cơ sở thực hành của học viện, là trung tâm nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu KHKT về lĩnh vực y, dược học cổ truyền, đào tạo nhân lực chất lượng cao. Hiện tại bệnh viện được xếp loại bệnh viện hạng 2, với gần 300 giường bệnh đa khoa, điều trị bằng các phương pháp y học cổ truyền kết hợp với tây y. Trong đó khoa Cơ - Xương - Khớp rất được quan tâm đầu tư phát triển vì các bệnh cơ xương khớp điều trị bằng phương pháp đông tây y kết hợp mang lại hiệu quả cao nên người bệnh chọn bệnh viện là nơi chữa bệnh, đặc biệt là người bệnh VKDT.Trung bình hàng ngày có từ 1 đến 2 người bệnh VKDT đến và điều trị. nhóm nghiên cứu đã chọn khoa Cơ - Xương – Khớp tại bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam làm địa điểm tiến hành nghiên cứu.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh VKDT đang điều trịnội trú tại khoa Cơ-Xương-Khớp, Bệnh viện Tuệ Tĩnh-Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Được chẩn đoán VKDT bởi bác sĩ chuyên khoa xương khớp theo tiêu chuẩn ICD - 10 ≥ 6 tháng.
- Từ 18 tuổi trở lên.
- Có khả năng giao tiếp, đọc và viết. - Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người bệnh không có khả năng trả lời bộ câu hỏi trắc nghiệm do bị các vấn đề thần kinh, bệnh nặng.