Cácyếutố ảnh hưởng đếnbiểu hiệntrầm cảm trênngười bệnh viêm khớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực trạng trầm cảm ở ng viêm khớp dạng thấp điều trị tại bệnh viện tuệ tĩnh học viện y d luận văn thạc sĩ điều d à đào tạo bộ y tế ưỡng nam định (Trang 53 - 66)

3.2.1. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và biểu hiện trầm cảm trên người bệnh tham gia nghiên cứu

Bảng 3.10 Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và biểu hiện trầm cảm trên người bệnh tham gia nghiên cứu(n = 102)

Đặc điểm Trung bình

(độ lệch chuẩn) Phân tích 2 biến

Tuổi 55,74 ± 11.5 0.292**(P) Giới Nữ Nam 20,53 (7,5) 17,75 (5,5) 1,403(T) Trình độ học vấn Phổ thông Trên phổ thông 21,25 (7,05) 17,42 (7,23) 2,505*(T) Nghề nghiệp Đi làm Không đi làm 18,77 (6,6) 21,30 (7,75) 1,766(T) Tình trạng hôn nhân Đơn thân Kết hôn 20,84 (7,37) 17,62 (6,57) 1,917(T) Thu nhập <2 triệu/tháng 2-3 triệu/tháng 3-4 triệu/tháng >4 triệu/ tháng 18,77(5,99) 19,92(6,57) 22,18(8,08) 20,09(7,29) 0,738(A)

(P) Pearson, (T) T test, (A) Anova, *** p<0.001,**p<0.01,*p<0.05

Nhận xét:Kết quả nghiên cứu cho thấy người bệnh VKDT có tuổi càng

cao thì điểm trung bình biểu hiện trầm cảm Beck càng tăng, có nghĩa đối tượng có biểu hiện trầm cảm càng cao (r = 0,292, p < 0,01).

Điểm trung bình biểu hiện trầm cảm của nữ là 20,53 (7,5) cao hơn so với nam là 17,75 (5,5).

Điểm trung bình biểu hiện trầm cảm ở nhóm có trình độ học vấn phổ thông là 21,25(7,05) cao hơn nhóm sau phổ thông 17,42(7,23). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với t = 2,505, p <0,05.

Điểm trung bình biểu hiện trầm cảm ở nhóm đi làm (công nhân viên chức, kinh doanh) là 18,77(6,59) thấp hơn nhóm không đi làm là 21,30(7,75).

Điểm trung bình biểu hiện trầm cảm ở nhóm kết hôn là 17.62(6,57) thấp hơn nhóm đơn thân là 20,84(7,37).

Điểm trung bình biểu hiện trầm cảm cao nhất ở nhóm đối tượng có thu nhập trung bình từ 3 đến 4 triệu đồng/tháng 22,18(8,08), cao hơn nhóm thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng là 20,09(7,29). Nhóm thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng có điểm trung bình thấp nhất là 18,77(5,99).

3.2.2. Mối liên quan giữa tình trạng bệnh tật và biểu hiện trầm cảm

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa tình trạng bệnh tật và biểu hiện trầm cảm(n = 102)

Đặc điểm Trung bình

(độ lệch chuẩn)

Phân tích 2 biến

Thời gian mắc bệnh (năm) 9,2 ± 5,8 0,317**

(P) Bảo hiểm y tế Có Không 20,18 (7,27) 11,00 1,256 (T) Phương pháp điều trị Điều trị bằng thuốc Điều trị không bằng thuốc Phối hợp 24,68 (7,17) 18,33 (8,14) 18,07 (6,4) 10,473***(A) Bệnh kèm theo Có* Không 22,28 (7,01) 18,73 (7,18) -2,45**(T)

(P) Pearson, (T) T test, (A) Anova, *** p<0.001,**p<0.01, * Tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, phổi

Nhận xét: Bảng 3.8 cho thấy đối tượng có thời gian mắc bệnh càng lâu

thì điểm trung bình biểu hiện trầm cảm càng tăng đồng nghĩa đối tượng có biểu hiện trầm cảm càng cao (r = 0,317, p < 0,01).

Điểm trung bình biểu hiệntrầm cảm ở nhóm điều trị bằng thuốc là 24,68(7,17) cao hơn nhóm điều trị không bằng thuốc là 18,33 (8,14) và nhóm điều trị phối hợp là 18,07 (6,4). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với F= 10,470, p < 0,001.

Điểm trung bình biểu hiện trầm cảm nhóm đối tượng có bệnh kèm theo như bệnh phổi, bệnh tim, bệnh huyết áp, tiểu đường là 22,28 (7,01) cao hơn nhóm không có bệnh kèm theo là 18,73 (7,18). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với t= -2,45, p< 0,01.

3.2.3. Mối liên quan giữa các hoạt động thư giãn vàbiểu hiện trầm cảm

Bảng 3.12 Mối liên quan giữa cáchoạt động thư giãn vàbiểu hiện trầm cảm(n = 102)

Biến Trung bình

(Độ lệch chuẩn)

Phân tích 2 biến

Hoạt động thư giãn

Không thư giãn Thư giãn 22,13 (6,9) 17,16 (6,8) 3,577 *** (T) (T) T-test, *** p<0.001,

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình biểu hiệntrầm cảm trên nhóm đối tượng không tham gia hoạt động thư giãn là 22,13 (6,9) cao hơn so với nhóm có tham gia các hoạt động thư giãn như ngồi thiền,nghe nhạc nhẹ, đọc truyện, tụng kinh là 17,16 (6,8). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với t = 3,57, p < 0,001.

3.2.4. Mối liên quan giữa các hoạt động thể dục thể thao và biểu hiện trầm cảm trên người bệnh tham gia nghiên cứu

Bảng 3.13 Mối liên quan giữa các hoạt động thể dục thể thao và biểu hiện trầm cảm trên người bệnh tham gia nghiên cứu(n = 102)

Biến Trung bình (Độ lệch chuẩn) Phân 2 tích biến Hoạt động thể dục thể thao Không hoạt động thể dục Có tập thể dục* 23,46 (6,91) 16,58 (5,94) 5,383 *** (T)

(T) T-test, *** p<0.001,* đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, yoga

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình biểu hiện trầm cảm trên nhóm đối tượng không hoạt động thể dục là 23,46 (6,91) cao hơn nhóm có tham gia hoạt động thể dục thể thao như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp,

3.2.5. Mối liên quan giữa cảm nhận tình trạng bệnh tật và biểu hiện trầm cảm

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa cảm nhận tình trạng bệnh tật và biểu hiện trầm cảm trên người bệnh tham gia nghiên cứu(n = 102)

Cảm nhận tình trang bệnh tật của người bệnh Trung bình (Độ lệch chuẩn) Hệ số tương quan

Về hậu quả của bệnh 6,65(1,264) 0,479**(P)

Về thời gian kéo dài bệnh 6,23(1,136) 0,286**(P) Về khả năng tự kiểm soát triệu chứng* 5,87(1,183) 0,510**(P) Về hiệu quả phương pháp điều trị* 6,12(1,018) 0,324**(P) Về mức độ trải nghiệm triệu chứng 6,37(1,143) 0,388**(P) Về mức độ quan tâm đến tình trạng bệnh 7,29(1,354) 0,411**(P) Về mức độ hiểu biết về tình trạng bệnh* 6,84(1,079) 0,300**(P) Về mức độ tình trạng bệnh ảnh hướng đến cảm xúc 7,2(1,186) 0,377 ** (P) (P) Pearson, *** p<0.001,**p<0.01

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng có điểm cảm nhận

về tình trạng bệnh tật càng cao thì điểm Beck càng lớn tức biểu hiện trầm cảm càng nhiều. Các thành phầncảm nhận về hậu quả của bệnh, thời gian kéo dài bệnh, khả năng tự kiểm soát triệu chứng, hiệu quả phương pháp điều trị, mức độ trải nghiệm triệu chứng, mức độ quan tâm, mức độ hiểu biết, mức độ tình trạng bệnh ảnh hưởng đến cảm xúc có hệ số tương quan lần lượt là (r =0,479,p< 0,01), (r = 0,286,p < 0,01), (r = 0,510, p< 0,01), (r = 0,324, p < 0,01), (r = 0,388, p < 0,01), (r = 0,411, p < 0,01), (r = 0,3, p < 0,01), (r = 0,377, p <0,01).

3.3. Mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện trầm cảm

Bảng 3.15 Mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đếnbiểu hiện trầm cảm(n = 102)

Các yếu tố ảnh hưởng B β t R2 F Bước 1 Tuổi 0,107 0,168 1,116 Giới tính 2,964 0,149 1,669 Nghề nghiệp 1,239 0,251 2,356* Trình độ học vấn 2,291 0,145 1,333 0,287 5,406*** Thời gian bị bệnh 0,094 0,076 0,616 Bệnh kèm theo 1,303 0,087 0,899 Phương pháp điều trị 2,764 0,349 3,628*** Bước 2 Tuổi 0,138 0,217 1,824 Giới tính 1,376 0,069 0,987 Nghề nghiệp 1,208 0,245 2,962** Trình độ học vấn 0,729 0,046 0,593 Thời gian bị bệnh 0,119 0,096 0,971 Bệnh kèm theo 0,156 0,010 0,137 0,585 21,764*** Phương pháp điều trị 0,264 0,033 0,298

Hoạt động thư giãn 2,789 0,189 2,084* Hoạt động thể chất 3,117 0,215 2,116*

Cảm nhận tình trạng

bệnh tật 0,713 0,531 6,704

***

Nhận xét: Mô hình hồi quy phân lớp được xây dựng để tìm hiểu các

yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đếnbiểu hiện trầm cảm trên người bệnh VKDT, sau khi đã kiểm soát các biến số nhân khẩu học và các biến về đặc điểm tình trạng bệnh.

Trong bước 1, các yếu tố nhân khẩu học bao gồm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian bị bệnh, phương pháp điều trị và bệnh kèm theo được đưa vào mô hình. Kết quả cho thấy các yếu tố trên ảnh hưởng đến 28,7 % sự biến thiên củabiểu hiện trầm cảm F = 5,046, p < 0,001.

Tiếp theo, ở bước 2, các yếu tố bao gồm: Hoạt động thư giãn, hoạt động thể dục thể thao, cảm nhậntình trạng bệnh tật được đưa vào mô hình. Kết quả chạy mô hình ở bước 2 đã giải thích được 58,5 % sự biến thiên của biểu hiện trầm cảmF = 21,764, p < 0,001, với F change = 29,8 %. Trong đó có các yếu tố nghề nghiệp(β = 0,245, p = 0,004), hoạt động thư giãn (β = 0,189, p = 0,04), hoạt động thể dục thể thao(β = 0,215, p = 0,037)và cảm nhận tình trạng bệnh tật (β = 0,531, p = 0,000) có liên quan đến biểu hiện trầm cảm. Người bệnh có đi làm, có tham gia hoạt động thư giãn, hoạt động thể dục thể thao và có cảm nhận tích cực về tình trạng bệnh tật có biểu hiện trầm cảm theo thang đo BDI – II. Cụ thể yếu tố cảm nhậntình trạng bệnh tật có liên quan lớn nhất đến biểu hiện trầm cảm. Khi cảm nhậntình trạng bệnh tật tăng lên 1 đơn vị thìbiểu hiện trầm cảm sẽ tăng thêm 0,531 đơn vị.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của người bệnh tham gia nghiên cứu 4.1.1. Nhân khẩu học 4.1.1. Nhân khẩu học

Tuổi là một yếu tố nguy cơ tiềm tàng của bệnh tật, hầu hết con người có tuổi càng cao thì khả năng mắc bệnh càng lớn.

Trong nghiên cứu của chúng tôi theo bảng 3.1 , tuổi trung bình của đối tượng là 55,74 ± 11,7năm, phạm vi từ 24 đến 83 tuổi. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Cao Tiến Đức (2004) cóđộ tuổi trung bình 53 ± 12,6 năm [5] và nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan (2009) là 54,7± 12,8 năm .

So với các nước trên thế giới, tuổi trung bình của người bệnh VKDT tại Việt Nam cao hơn nghiên cứu của Fatemeh Rezaei và cộng sự tại Iran năm 2014 (45,46 ± 12,67), thấp hơn so với nghiên cứu Madalena Curha tại Bồ Đào Nha năm 2012 (58,16)[25], [53]. Kết quả gần tương đương với nghiên cứu của Tuulikki Sokka và cộng sự (2007) tại 21 quốc gia là 57 tuổi[58].

Sự khác nhau giữa độ tuổi trung bình của đối tượng có thể là do mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn để đại diện được cho quần thể người bệnh. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra tuổi trung bình của người bệnh khá cao > 50 tuổi, nên trong công tác điều trị và chăm sóc người bệnh cần lưu ý những người bệnh trong nhóm tuổi này.

Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả biểu đồ 3.1 nữ giớichiếm đa số với 84,3%, nam giới có 16 người là 15,7%. So với các nghiên cứu ở trong nước, tỷ lệ nữ giới theo nghiên cứu của Trần Thị Minh Hoa (2011)tỷ lệ nữ giới chiếm 80 % nam chiếm 20 % [7]. Nghiên cứu của Cao Tiến Luật (2004) nữ chiếm 74 %, nam 26 %[5]. Nhìn chung các nghiên cứu đều có kết quả nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn.

Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu trên quần thể tại Bồ Đào Nha năm 2012 (82,5%)[25], và cao hơn so với nghiên cứu tại Iran 2014 là 72%[53].Nghiên cứu của Tuulikki Sokka và cộng sự (2007) tại 21 quốc gia là 79% nữ, 21 % nam [58]. Nghiên cứu tại Pakistan năm 2014 của Muhammad Yaser Imran tỷ lệ nữ là 75,5 %, nam là 24,5 %[33]. Sự khác nhau là do các nghiên cứu đều có cỡ mẫu nhỏ (100±20) chưa đại diện được cho quần thể đối tượng nghiên cứu và các đối tượng sống tại các nước khác nhau có đặc điểm về giới khác nhau. Tuy nhiên các nghiên cứu đều chỉ ra tỷ lệ nữ mắc bệnh VKDT cao hơn nam giới.

Kết quả nghiên cứu tại biểu đồ 3.2, 3.3, 3.4 có tỷ lệ người bệnh VKDT trong tình trạng kết hôn là 76,5% (sống cả vợ cả chồng), chủ yếu là người dân tộc Kinh 86,3%, đại đa số có trình độ văn hóa phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông)69,6 %. Điều này có thể được giải thích do đối tượng có độ tuổi trung bình cao nên trong giai đoạn đi học xã hội còn chiến trang,nghèo nàn lạc hậu nên nhìn chung có trình độ văn hóa phổ thông là chủ yếu. Số người đi làm bao gồm công nhân viên chức,kinh doanh buôn bán chiếm 48 % tương đương số người không đi làm bao gồm nội trợ, làm ruộng, hưu trí là 52 %. Thu nhập bình quân trên 4 triệu đồng/ tháng chiếm tỷ lệ cao nhất là 33,3 %, dưới 2 triệu đồng/tháng chiếm 26,5 %, từ 2 đến 3 triệu đồng/ tháng 24,5 % và từ 3 đến 4 triệu đồng/ tháng là 15,7 %. Thực trạng này có thể là do, thành phố Hà Nội có cư dân sinh sống chủ yếu là công nhân viên chức và kinh doanh, có thu nhập khá cao.

4.1.2. Đặc điểm tình trạng bệnh tật của người bệnh tham gia nghiên cứu

Thời gian mắc bệnh được tính từ khi khởi phát các triệu chứng cho tới thời điểm nghiên cứu.

Theo bảng 3.2 thời gian mắc bệnh trung bình của đối tượng nghiên cứu là 9,2±5,8, cao hơn so với nghiên cứu trên nhóm đối tượng củaTrần Thị Minh

Hoa tại bệnh viện Bạch Mai 2012 là 4,8 năm [8].. Do nghiên cứu của chúng tôi có tuổi trung bình cao hơn nên thời gian mắc bệnh cũng sẽ lớn hơn.

So với các nghiên cứu trên thế giới, theo nghiên cứu của Gail E. Wright và cộng sự năm 2006 tại Mỹ nhóm đối tượng có thời gian mắc bệnh trung bình là 11,2 ± 10,4 năm [63] cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu tại Pakistan năm 2014 của Muhammad Yaser Imran là 7,8 ± 5,5 năm [33].

Như vậy thời gian mắc bệnh có sự biến thiên lớn, có những người bệnh ở giai đoạn sớm của bệnh, có nhưng người bệnh ở giai đoạn muộn. Điều này cũng phù hợp với tính chất của bệnh là một bệnh mạn tính, tiến triển từng đợt và nặng dần theo thời gian.

Hầu hết đối tượng có bảo hiểm y tế chiếm 99% tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hương và Nguyễn Thị Quỳnh Vân trên người suy thận mạn là 99,7 % [9]. Điều này cho thấy người bệnh ý thức được các bệnh mạn tính cần sự hỗ trợ y tế lâu dài nên tỷ lệ tham gia bảo hiểm cao.

Tỷ lệ người bệnh kèm theo các bệnh mạn tính như bệnh phổi, bệnh tim mạch, bệnh huyết áp, bệnh tiểu đường là 61,8 %. Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Dibyend Mukherjee (2017)tại Mỹ là 49,4 %[48]. Điều này có thể do đối tượng sống tại các nước có nền kinh tế khác nhau nên khả năng kiểm soát bệnh tật khác nhau. Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế kém xa so với Mỹ nên các bệnh xã hội như trên ngày càng nhiều.

4.1.3. Hoạt động thư giãn của người bệnh tham gia nghiên cứu

Hoạt động thư giãn là các hoạt động giúp con người nghỉ ngơi cả về tâm trí và cơ thể.

Trong nghiên cứu của chúng tôi theo bảng 3.3trên 102 người tham gia nghiên cứu có 60 người không tham gia các hoạt động thư giãn chiếm 58,8 %, 42 người có các hoạt động thư giãn chiếm 41,2 %.

Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu can thiệp về tác dụng của hoạt động thư giãn lên trầm cảm ở nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào khảo sát tỷ lệ người tham gia hoạt động thư giãn nên chúng tôi không so sánh được tỷ lệ người có hoạt động thư giãn.

4.1.4. Hoạt động thể dục thể thao của người bệnh tham gia nghiên cứu

Hoạt động thể dục thể thaocó nghĩa là chuyển động của cơ thể có kế hoạch, thường xuyên, lặp đi lặp lại và có sử dụng năng lượng. Đối với lợi ích cho sức khỏe, hoạt động thể dục thể thao cần phải có cường độ nhất định.

Theo bảng 3.4, nghiên cứu của chúng tôi có 50 người có tham gia hoạt động thể dục thể thao chiếm 59,0 %, trong đó đi bộ chiếm tỷ lệ cao nhất với 34,3 %, chạy bộ 3,9 %, đi xe đạp 8,8 % và các hoạt động thể chất như bơi lội, yoga...chiếm 2 %.

So với các nghiên cứu trên thế giới, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Renee D Goodwin và cộng sự (2003) tại Mỹchỉ ra có 60,3% người trưởng thành tham gia hoạt động thể chất thường xuyên [30]. Nghiên cứu trên 21 quốc gia của Tuulikki Sokka và cộng sự (2007) báo cáo có 13,8 % người bệnh VKDT có tham gia các hoạt động thể dục. Điều này có thể được giải thích do trước đây người bệnh VKDT được khuyến cáo nên hạn chế tập luyện thể chất [58].

4.1.5. Cảm nhận tình trạng bệnh tật của người bệnh tham gia nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.5 cho thấy, đối tượng cảm thấy tình trạng bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống của họ có điểm trung bình là 6,65 (±1,26). Tình trạng ốm yếu/mệt mỏi sẽ tiếp diễn, kéo dài trung bình 6,32 (±1,14). Cảm nhận về mức độ kiểm soát cá nhân của đối tượng có điểm trung bình là 5,87 (± 1,18). Cảm nhận về mức độ kiểm soát điều trị trung bình là 6,12(± 1,02). Cảm nhận về mức độ các triệu chứng trung bình là 6.37(± 1,14). Mối quan tâm đến bệnh của đối tượng trung bình là 7,29(± 1,35). Mức độ

hiểu biết về bệnh trung bình là 6,84(± 1,08). Mức độ bệnh tật ảnh hưởng đến cảm xúc trung bình là 7,2 (± 1,19). Các câu hỏi được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 10.

Đối với Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá về cảm nhậntình trạng bệnh tật nên chúng tôi không so sánh được.

So với các nghiên cứu trên thế giới, nghiên cứu của Fatemeh Rezaei và cộng sự (2014) tại Iran cho thấy đối tượng cảm thấy tình trạng bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống của họcó điểm trung bình là 4,83 (± 2,23). Tình trạng ốm yếu/mệt mỏi sẽ tiếp diễn, kéo dài trung bình 5,05 (± 1,94). Cảm nhận về mức độ kiểm soát cá nhân của đối tượng có điểm trung bình là 5,08 (± 1,67). Cảm nhận về mức độ kiểm soát điều trị trung bình là 5.17(±2.03). Cảm nhận về mức độ các triệu chứng trung bình là 5,22(± 2,1). Mối quan tâm đến bệnh của đối tượng trung bình là 5,1(± 2,52). Mức độ hiểu biết về bệnh trung bình là 5,1 (± 2,52). Mức độ bệnh tật ảnh hưởng đến cảm xúc trung bình là 5,33 (±12,23)[53]. Hầu hết nghiên cứu trên có điểm trung bình về cảm nhận của đối tượng thấp hơn, chỉ riêng sự kiểm soát cá nhân có điểm trung bình cao hơn. Sự khác biệt này có thể được giải thích do đối tượng sống trong môi trường và văn hóa khác nhau nên cảm nhận và cảm xúc có sự khác nhau.

4.1.6. Đặc điểm về thực trạng biểu hiện trầm cảm trên người bệnh tham gia nghiên cứu

Đánh giá biểu hiện trầm cảm trên người bệnh VKDT có thể gặp nhiều khó khăn do các triệu chứng như mệt mỏi, giảm năng lượng chồng chéo với các triệu chứng của VKDT. Do đó mức độbiểu hiện trầm cảm trong VKDT có thể tăng lên.

Bảng 3.6 cho thấy kết quả nghiên cứu khảo sát biểu hiện trầm cảm trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực trạng trầm cảm ở ng viêm khớp dạng thấp điều trị tại bệnh viện tuệ tĩnh học viện y d luận văn thạc sĩ điều d à đào tạo bộ y tế ưỡng nam định (Trang 53 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)