Các biến số nghiêncứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực trạng trầm cảm ở ng viêm khớp dạng thấp điều trị tại bệnh viện tuệ tĩnh học viện y d luận văn thạc sĩ điều d à đào tạo bộ y tế ưỡng nam định (Trang 35 - 42)

2.6.1. Nhóm biến số về thông tin chung

Bảng 2.1 Nhóm biến số về thông tin chung của người bệnh tham gia nghiên cứu

ST T

Biến

nghiên cứu Định nghĩa

Loại biến Cách thu thập thông tin 1 Tuổi

Thời gian từ khi sinh tính bằng năm đến thời điểm hiện tại.

Biến độc lập/liên tục Tự điền 2 Giới tính Sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và nữ giới.

Biến định danh Tự điền 3 Nghề nghiệp Một việc làm có tính ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho người bệnh. Biến định danh Tự điền 4 Tình trạng kinh tế

Là tổng số tiền thu nhập trung bình hàng tháng

Biến thứ

bậc Tự điền

5 Tình trạng hôn nhân

Là sự tồn tại và diễn biến hôn nhân ở hiện tại của người bệnh.

Biến định danh 6 Trình độ học vấn Là lớp học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người bệnh từng theo học.

Biến thứ

7 Bảo hiểm y tế

Là ở hiện tại người bệnh tham gia bảo hiểm y tế.

Định danh Tự điền 8 Dân tộc Là một cộng đồng người có những dân tộc khác nhau. Định danh Tự điền 9 Thời gian bị bệnh.

Thời gian tính bằng năm từ khi

được chẩn đoán mắc bệnh. Liên tục Tự điền

10 Phương pháp điều trị Là việc làm được áp dụng nhằm cố gắng khắc phục vấn đề sức khỏe cho người bệnh.

Định

danh Tự điền

11 Bệnh kèm theo

Là các bệnh lý khác trên người bệnh ở hiện tại ngoài bệnh đang được nghiên cứu.

Định danh Tự điền 2.6.2. Nhóm biến số đánh giá tình trạng trầm cảm Bảng 2.2 Nhóm biến số đánh giá tình trạng trầm cảm STT Biến

nghiên cứu Định nghĩa Loại biến

Cách thu thập thông tin

1 Trầm cảm

Là một rối loạn tâm thần phổ biến, được biểu hiện bởi các dấu hiệu như buồn chán, mất hứng thú, có cảm giác tội lỗi hay cảm thấy bản thân có giá trị thấp, ngủ không yên giấc, chán ăn, mệt mỏi, làm việc kém tập trung.

Phụ thuộc Liên tục

Tự điền vào bộ câu hỏi thiết kế sẵn

2.6.3. Nhóm biến số liên quan đến trầm cảm

Bảng 2.3 Nhóm biến số liên quan đến trầm cảm

STT Biến nghiên cứu Định nghĩa Loại biến Cách thu thập thông tin 1 Cảm nhận tình trạng bệnh tật Cảm nhận tình trạng bệnh tật là các biểu diễn cảm xúc có tổ chức hoặc niềm tin mà người bệnh có về tình trạng bệnh tật của họ. Độc lập Liên tục Tự điền vào bộ câu hỏi thiết kế sẵn 2 Hoạt động thể dục thể thao Hoạt động thể dục thể thao là một thể loại của hoạt động thể chất được lên kế hoạch, có cấu trúc, lặp đi lặp lại và có mục đích cải thiện hoặc duy trì thể lực thể chất. Hoạt động thể chất là bất kỳ chuyển động của cơ thể nào được tạo ra bởi các cơ xương đòi hỏi chi tiêu năng lượng.

Độc lập Định danh Tự điền vào bộ câu hỏi thiết kế sẵn 3 Hoạt động thư giãn Là những hoạt động nhẹ nhàng, chậm rãi mang tính nghỉ ngơi (cho cả thể chất và tinh thần), điều tiết các hoạt động, sinh hoạt của cơ thể con người nhằm cân bằng để đạt tới trạng thái tốt hơn.

Độc lập Đinh danh

Tự điền vào bộ câu hỏi thiết kế sẵn

2.7.Khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá 2.7.1.Trầm cảm

Các thang đo tâm lý không có giá trị chẩn đoán xác định rối loạn trầm cảm. Các thang này có ý nghĩa trợ giúp lâm sàng, đánh giá cường độ trầm cảm, dự đoán tiến triển, kết quả điều trị hội chứng trầm cảm. Có nhiều thang đo trắc nghiệm để đánh giá các mức độ rối loạn tâm lý ở người bệnh, trong đó có bộ câu hỏi trắc nghiệm của Beck, Zung và HADS thường được sử dụng nhiều trên người bệnh. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thang đánh giá trầm cảm Beck-II.

Thang đánh giá trầm cảm Beck (Beck Depression Inventory - BDI):

Thang đánh giá trầm cảm do Aaron T. Beck và cộng sự giới thiệu năm 1974 từ những quan sát lâm sàng người bệnh trầm cảm. Thang đo Beck được WHO thừa nhận để đánh giá trạng thái trầm cảm và hiệu quả của các phương pháp điều trị.

Thang có 21 mục, bao gồm 95 mục nhỏ thể hiện trạng thái cảm xúc của đối tượng với 4 mức độ được ghi điểm từ 0 đến 3.

Tổng số điểm: 21 * 3 = 63. Đánh giá kết quả: Tổng số điểm < 14 : Không có biểu hiện trầm cảm Từ 14 – 19 :biểu hiện trầm cảm nhẹ

Từ 20 – 29 : biểu hiện trầm cảm vừa ≥ 30 :biểu hiện trầm cảm nặng

2.7.2.Cảm nhậntình trạng bệnh tật

Bảng câu hỏi Cảm nhậntóm tắttình trạng bệnh tật (Brief- IPQ) là một thang đo gồm chín mục được sử dụng để đánh giá cảm nhận và cảm xúc của người bệnh tham gia nghiên cứu. Mỗi mục của Brief – IPQ đánh giá một khía cạnh của cảm nhận tình trạng bệnh. Nó là một thang đo tự báo cáo được thiết lập để đánh giá nhanh bao gồm: cảm nhận về hậu quả

nặng nề của bệnh, cảm nhận vềthời gian kéo dài bệnh tật, trải nghiệm triệu chứng, kiểm soát điều trị, kiểm soát cá nhân,sự quan tâm, sự hiểu biết và ảnh hưởng cảm xúc của bệnh tật.Trong đó có 5 mục thể hiện về cảm nhận bệnh tật là: cảm nhận về hậu quả, cảm nhận về thời gian kéo dài bệnh tật, cảm nhận về khả năng tự kiểm soát triệu chứng, cảm nhận mức độ hiệu quả của phương pháp điều trị, cảm nhận mức độ trải nghiệm triệu chứng; 2 mục thể hiện về mặt cảm xúc gồm: mức độ quan tâm, mức độ ảnh hưởng cảm xúc; 1 mục thể hiện tính toàn diện của bệnh là sự hiểu biết. Mục cuối cùng phản ánh nguyênnhân gây bệnh theo niềm tin và cảm nhận của người bệnh.

Thành phần cảm nhận về hậu quả phản ánh niềm tin của cá nhân về mức độ nghiêm trọng của bệnh tật và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, chức năng tâm lý và xã hội.

Thành phần cảm nhậnthời gian kéo dài bệnh tật cho thấy cảm nhận của người bệnh về thời gian có thể tiếp tục sẩy ra các vấn đề sức khỏe của họ và được phân loại là giai đoạn cấp/ngắn, mạn tính,hay theo chu kỳ.

Thành phần cảm nhận về khả năng tự kiểm soát triệu chứng cho thấy các ý tưởng của người bệnh, bản chất của tình trạng và mối quan hệ giữa chúng.

Cảm nhận mức độ hiệu quả của phương pháp điều trị chỉ ra mức độ mà người bệnh tin rằng tình trạng của họ là phù hợp để chữa bệnh hoặc kiểm soát.

Các thành phần khác trong bộ câu hỏi: mức độ ảnh hưởng cảm xúc (tình trạng bệnh ảnh hưởng đến cảm xúc của người bệnh là bao nhiêu); mức độ hiểu biết (người bệnh cảm thấy họ hiểu về tình trạng bệnh tật của họ như thế nào);mức độ quan tâm (mức độ quan tâm về tình trạng

bệnh tật); mức độ trải nghiệm triệu chứng (cảm nhận mức độ triệu chứng gặp phải từ bệnh tật).

Tất cả các mục trong bộ câu hỏi được đánh giá bằng cách sử dụng thang lirket từ 0 (không có hiệu lực ở tất cả) đến 10 (ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống). Các mục 1,2,5,6 và 8 có điểm càng cao phản ánh sự cảm nhận càng tiêu cực. Các mục 3,4 và 7 có mứccao hơn cho thấy cảm nhận về bệnh tích cực hơn, nên để nhất quán trong bộ câu hỏi, các câu 3,4 và 7 sẽ được tính điểm đảo ngược.

Các câu hỏi sẽ được tính điểm trung bình cho từng mục riêng và cuối cùng sẽ tính tổng điểm để đại diện cho mức độ mà bệnh có ảnh hưởng hay không.

Trong các nghiên cứu về một bệnh cụ thể, từ bệnh tật có thể được thay thế bằng bệnh cụ thể đó. Như trong nghiên cứu của chúng tôi, từ bệnh tật sẽ được thay thế bằng VKDT.

Brief – IPQ đã được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức độ cảm nhận bệnh tật như trên người bệnh ung thư, người bệnh suy tim... cũng như chứng minh độ tin cậy về kiểm tra lại và dự đoán tính hợp lệ trong các mẫu người trưởng thành với các bệnh khác nhau [21], [53].

Năm 2013 Lechting và cộng sự đã nghiên cứu cảm nhận bệnh tật trên người bệnh đau lưng cấp và mạn tính tại Na uy đã chỉ ra Cronbach alpha của Brief- IPQ là 0,72[38].

2.8.Phương pháp phân tích số liệu.

Tần suất, tỷ lệ phần trăm, trung bình và độ lệch chuẩn, trung vị và giá trị cực đại, cực tiểu sẽ được sủ dụng trong phân tích mô tả đơn biến.

Trong nghiên cứu của chúng tôi trầm cảm có phân bố chuẩn nên trong phân tích đa biến các kiểm định mối tương quan, các kiểm định tham số được sử dụng.

2.9.Đạo đức trong nghiên cứu

Nhà nghiên cứu thông báo rõ mục đích nghiên cứu với người bệnh và người nhà người bệnh. Nghiên cứu chỉ được tiến hành khi được sự đồng ý của người bệnh và họ có quyền rút khỏi nghiên cứu với bất kỳ lý do gì.Mọi thông tin của người bệnh sẽ được giữ kín chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.

2.10.Sai số và biện pháp khắc phục

2.10.1. Sai số trong quá trình thu thập số liệu

Người bệnh sau khi được phát phiếu trắc nghiệm có thể xem câu trả lời của người khác và có xu hướng trả lời giống nhau. Nghiên cứu viên khắc phục bằng cách tránh phát phiếu cùng lúc cho người bệnh nằm cạnh nhau và giải thích cho người bệnh hiểu mục đích cần trả lời độc lập.

Để hạn chế sai số từ điều tra viên, người điều tra viên cần có kỹ năng tốt và được tập luyện kỹ thuật kỹ trước khi thu thập số liệu.

Bộ câu hỏi dài và có một số câu người bệnh khó hiểu. Nghiên cứu viên khắc phục bằng cách điều tra thử, sữa chữa các lỗi và các câu hỏi người bệnh khó hiểu trong phiếu trắc nghiệm.

2.10.2. Sai số từ chối

Do người bệnh chưa hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu nên có thể trả lời ngượng ép, không nhiệt tình hoặc từ chối trả lời. Nghiên cứu viên khắc phục bằng cách: giải thích kỹ cho người bệnh về mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu, đọc và giải thích các câu hỏi mà người bệnh chưa hiểu và kiểm tra lại các phiếu sau khi người bệnh đã trả lời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực trạng trầm cảm ở ng viêm khớp dạng thấp điều trị tại bệnh viện tuệ tĩnh học viện y d luận văn thạc sĩ điều d à đào tạo bộ y tế ưỡng nam định (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)