Mộtsố yếutố liên quan đếnbiểu hiệntrầm cảm trênngười bệnhtham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực trạng trầm cảm ở ng viêm khớp dạng thấp điều trị tại bệnh viện tuệ tĩnh học viện y d luận văn thạc sĩ điều d à đào tạo bộ y tế ưỡng nam định (Trang 66 - 71)

4.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học tới biểu hiện trầm cảm

Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.10 cho thấy tuổi càng cao thì biểu hiện trầm cảm càng lớn (r = 0,288, p = 0,003). Kết quả này tương đồng với

nghiên cứu của Gail E. Wright và cộng sự tại Mỹ với (r = 0,17, p < 0,05). Nghiên cứu của của Abdul Waheed và cộng sự (2006) tại Pakistan cũng cho thấy biểu hiện trầm cảm tăng theo độ tuổi [62].Chính vì vậy khi điều trị, chăm sóc người bệnh VKDT càng nhiều tuổi chúng ta cần chăm sóc nhiều hơn về tâm thần cho người bệnh.

Nữ giới có điểm trung bình biểu hiện trầm cảm là 20,53(7,5) cao hơn so với nam giới là 17,75 (0,88), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Fatemeh Rezaei và cộng sự (2013) cho thấy giới tính không liên quan đến biểu hiện trầm cảm [53].

Giáo dục thay đổi thành phần tổng thể của quá trình suy nghĩ của con người và cách đối phó với những căng thẳng. Những người được giá dục tốt hơn sẽ có phản ứng khác với người không có học vấn. Bảng 3.10 cho thấyđiểm trung bình biểu hiện trầm cảm ở nhóm có trình độ học vấn phổ thông là 21,25(7,05) cao hơn nhóm sau phổ thông 17,42(7,23). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với t = 2,505, p<0,05. Điều này có nghĩa người có trình độ học vấn thấp thì có biểu hiện trầm cảm cao hơn người có học vấn cao. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hương và Nguyễn Thị Quỳnh Vân trên người bệnh suy thận mạn cho thấy trình độ học vấn có liên quan đến tỷ lệ trầm cảm với p < 0,05 [9]. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Abdul Waheed và cộng sự (2006) tại Pakistan cũng cho thấy trầm cảm có tương quan thuận với trình độ học vấn [62]. Như vậy, chăm sóc cho người bệnh có trình độ học vấn thấp chúng ta cần tiếp xúc sao cho phù hợp với tâm lý của người bệnh.

Bảng 3.10 cho thấy điểm trung bình biểu hiện trầm cảm ở nhóm đi làm (công nhân viên chức, kinh doanh) là 18,77(6,59) thấp hơn nhóm không đi làm là 21,30(7,75). Sự khác biệt này có ý nghĩa về lâm sàng nhưng không có ý nghĩa thống kê (t = - 1,766, p =0,08).

Tình trạng hôn nhân tại bảng 3.10 giữa nhóm kết hôn và đơn thân cho thấy sự khác nhau về điểm trung bình biểu hiệntrầm cảm trên lâm sàng với nhóm đơn thân là 20,84 (7,37) cao hơn so với nhóm kết hôn 17,62 (6,57).Nhưng kết quả cho thấy không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê (r = 1,917, p = 0,058). Kết quả này có điểm tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hương và Nguyễn Thị Quỳnh Vân trên người bệnh suy thận mạn cho thấy người sống độc thân có điểm biểu hiện trầm cảm cao hơn người kết hôn. Nhưng trên nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p < 0,05) [9]. Nghiên cứu của Abdul Waheed và cộng sự (2006) tại Pakistan cũng cho kết quả tương tự với sự chênh lệch về điểm trầm cảm nhưng không có ý nghĩa thống kê [62].

Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.10 cho thấy thu nhập bình quân không có liên quan đến biểu hiện trầm cảm. Điểm trung bình biểu hiệntrầm cảm cao nhất ở nhóm đối tượng có thu nhập trung bình từ 3 đến 4 triệu đồng/tháng 22,18(8,08), cao hơn nhóm thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng là 20,09(7,29). Nhóm thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng có điểm trung bình thấp nhất là 18,77(5,99) và nhóm thu nhập từ 2 đến 3 triệu đồng/tháng có điểm trung bình là 19,92(6,57). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể đối tượng có độ tuổi khác nhau nên áp lực kiếm tiền phụ thuộc vào trách nhiệm với gia đình nên người có thu nhập cao hơn vẫn có thể bị chịu áp lực nhiều hơn. Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hương và Nguyễn Thị Quỳnh Vân trên người bệnh suy thận mạn cho thấy có sự khác biệt trên 2 nhóm thu nhập bình quân đủ và thiếu thốn. Điều này có thể được giải thích do nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hương đáng giá trên nhóm thu nhập đủ và thiếu thốn còn nghiên cứu của chúng tôi chỉ đơn thuần báo cáo về thu nhập bình quân của đối tượng trên tháng. Nên có trường hợp người bệnh thu nhập tốt nhưng phải chi tiêu cho gia đình nhiều [9]. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu

của Abdul Waheed và cộng sự (2006) tại Pakistan cũng cho thấy trầm cảm không liên quan đến thu nhập [62].

4.2.2. Ảnh hưởng đặc điểm bệnh tật tới biểu hiện trầm cảm

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại bảng 3.11 cho thấy người bệnh có thời gian mắc bệnh càng lâu thì biểu hiện trầm cảm càng cao (r = 0,317, p = 0,001). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Gail E Wright và cộng sự tại Mỹ 2006 cho thấy thời gian mắc bệnh càng lâu thì biểu hiện trầm cảm càng lớn [63]. Chính vì vậy người điều dưỡng cần quan tâm hơn với người co tiền sử mắc bệnh lâu năm.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 101 người tham gia bảo hiểm y tế trong tổng số 102 người tham gia nghiên cứu nên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa người có tham gia bảo hiểm và không tham gia.

Theo bảng 3.11 cho thấy phương pháp điều trị có mối liên quan đến biểu hiện trầm cảm với (F = 10,473, p < 0,001). Trong đó nhóm điều trị bằng thuốc có điểm biểu hiện trầm cảm là 24,68 (7,17), điềutrị không dùng thuốc là 18,33 (8,14), điều trị phối hợp là 18,07 (6,4). Khi so sánh sự khác biệt về mức độbiểu hiện trầm cảm trên các từng cặp trong ba nhóm trên với nhau cho thấy không có sự khác biệt giữa nhóm điều trị không dùng thuốc với nhóm có dùng thuốc và nhóm điều trị phối hợp về ý nghĩa thống kê. Điều này có thể được giải thích chỉ có 2 người bệnh báo cáo điều trị không dùng thuốc nên khó có thể so sánh biểu hiện trầm cảm trên nhóm này với hai nhóm còn lại.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tại bảng cho thấy có sự khác biệt về mức độ biểu hiện trầm cảm trên nhóm người bệnh VKDT có kèm theo ít nhất một bệnh mạn tính và nhóm không có bệnh kèm theo với (t = 2,45, p < 0,01).

4.2.3. Ảnh hưởng hoạt động thư giãn tới biểu hiện trầm cảm

Theo kết quả của bảng 3.12 cho thấy hoạt động thư giãn có liên quan với biểu hiện trầm cảm trên người bệnh VKDT với điểm trung bình biểu hiện

trầm cảm ở nhóm đối tượng không tham gia hoạt động thư giãn là 22,13 (6,9) cao hơn so với nhóm có tham gia các hoạt động thư giãn như ngồi thiền,nghe nhạc nhẹ, đọc truyện, tụng kinh là 17,16 (6,8). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với t = 3,57, p < 0,001.Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Ghafari S và cộng sự (2008) tại Iran cũng chứng minh hoạt động thư giãn có liên quan đến trầm cảm [29]. Nghiên cứu của Heshmatifar N và cộng sự 2015 cũng chỉ ra rằng hoạt động thư giãn làm giảm trầm cảm trên người bệnh chạy thận nhân tạo tại Iran với p < 0,001 [32]. Như vậy tham gia hoạt động thư giãn giúp người bệnh giảm các biểu hiện TC.

4.2.4. Ảnh hưởng hoạt động thể dục đến biểu hiện trầm cảm

Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.13 của chúng tôi cho thấy hoạt động thể dục có liên quan đến tỷ lệbiểu hiện trầm cảm trên người bệnh VKDT với (t = 5,383, p < 0,001).Nhóm có tham gia hoạt động thể dục có điểm trung bình biểu hiện trầm cảmlà (16,58) thấp hơn so với nhóm không tham ra hoạt động thể dục (23,46).

Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Murphy cùng các cộng sự (2002) cho thấy tập thể dục có thể làm giảm căng thẳng, biểu hiện trầm cảm cho người bệnh [49].

Nghiên cứu của George A kelley và cộng sự năm 2014 phân tích trên 29 nghiên cứu về ảnh hưởng của tập thể dục lên trầm cảm ở người bệnh VKDT cho thấy tập luyện thể dục làm giảm đáng kể trầm cảm [36]. Chính vì vậy người điều dưỡng nên động viên khuyến khích người bệnh tham gia các hoạt động thể dục thể thao.

4.2.5. Ảnh hưởng của cảm nhận tình trạng bệnh tật đến biểu hiện trầm cảm

Bảng 3.14cho thấy nhóm đối tượng có điểm cảm nhận về (1) Hậu quả,(2) Thời gian kéo dài bệnh tật, (3) Khả năng tự kiểm soát và (4) Mức độ hiệu quả của phương pháp điều trị (5) Mức độ trải nghiện triệu chứng, (6)

Mức độquan tâm, (7) Mức độ hiểu biết (8) Mức độ ảnh hưởng cảm xúc càng cao thì điểm Beck càng lớn tức mức độbiểu hiện trầm cảm càng nhiều với hệ số tương quan lần lượt là (r =0,479,p < 0,01), (r = 0,286,p < 0,01), ( r = 0,510, p < 0,01),(r = 0,324 . p < 0,01), (r = 0,388, p < 0,01), (r = 0,411, p < 0,01), (r = 0,3, p< 0,01), (r = 0,377, p <0,01).

Tại Việt Nam chúng tôi chưa tìm được nghiên cứu nào về cảm nhận tình trạng bệnh tật trên người bệnh VKDT nên không thể so sáng được kết quả.

So với các nghiên cứu trên thế giới, nghiên cứu của Fatemeh và cộng sự (2013) về vai trò của cảm nhận tình trạng bệnh tật với biểu hiện trầm cảm và đau trên người bệnh VKDT tại Iran cho thấy sáu trong số tám câu hỏi cảm nhận tình trạng bệnh có liên qua đáng kể với trầm cảm bao gồm (1) Cảm nhận về hậu quả bệnh tật (r = 0,51, p < 0,05), (2) Thời giankéo dài bệnh tật (r = 0,44, p < 0,05), (3) Khả năng tự kiểm soát (r = 0,38, p <0,05 ), (5) Mức độ trải nghiệm triệu chứng (r = 0,35, p < 0,05), (6) Mức độ quan tâm (r = 0,26,p < 0,05), (7) Mức độ ảnh hưởng cảm xúc (r = 0,32, p < 0,05) [53].

Theo nghiên cứu của Helen Murphu (1998) tại Anh cho thấy trầm cảm có mối tương quan với bốn câu hỏi trên bảng cảm nhận tình trạng bệnh tật bao gồm (1) Cảm nhận về hậu quả (r = 0,48, p < 0,001), (2) Cảm nhận về thời gian kéo dài bệnh tật (r =0,06, p = 0,064), (4) Cảm nhận về mức độ trải nghiệm triệu chứng (r = 0,31, p = 0,014),(4) Cảm nhận mức độ hiệu quả của phương pháp điều trị (r = - 0,04, p < 0,001).

Như vậy, giảm những cảm nhận, cảm xúc tiêu cực về tình trạng bệnh tật có thể giúp người bệnh giảm các biểu hiện trầm cảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hực trạng trầm cảm ở ng viêm khớp dạng thấp điều trị tại bệnh viện tuệ tĩnh học viện y d luận văn thạc sĩ điều d à đào tạo bộ y tế ưỡng nam định (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)