Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần lương thực bình định (Trang 43 - 45)

7. Kết cấu của đề tài

1.4.3. Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh

Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Mối quan hệ này phản ánh cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Vì thế, phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính là phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Việc bảo đảm đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả. Quá trình phân tích dựa theo hai quan điểm: phân tích cân bằng tài chính theo mức độ an toàn của nguồn tài trợ và phân tích cân bằng tài chính theo mức độ ổn định của nguồn tài trợ.

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều cần phải có tài sản, bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Việc bảo đảm đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề then chốt cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải có các biện pháp tài chính cần thiết để huy động, hình thành nguồn tài trợ tài sản. Xét trên góc độ ổn định về nguồn tài trợ tài sản, thông thường tài sản của doanh nghiệp được chia thành: nguồn tài trợ tạm thời và nguồn tài trợ thường xuyên.

Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn. Còn nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, lâu dài và ổn định vào hoạt động kinh doanh. Từ đó, cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức sau:

Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nguồn tài trợ thường xuyên +

Nguồn tài trợ tạm thời Về cơ bản, nguồn tài trợ tạm thời cũng chính là nợ ngắn hạn. Từ phương trình trên, ta xác định được vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp, đây là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn hay nguồn tài trợ thường xuyên (bao gồm nợ dài hạn với VCSH) và tài sản dài hạn.

Nếu giá trị này bằng 0, khi đó nguồn tài trợ thường xuyên vừa đủ để tài trợ tài sản dài hạn. Doanh nghiệp có nguy cơ tiềm ẩn trong việc mất khả năng thanh toán, tính ổn định của nguồn tài trợ tài sản thấp.

Nếu giá trị này lớn hơn 0, khi đó nguồn tài trợ thường xuyên không chỉ sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn mà một phần còn tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Do đó, khả năng thanh toán của doanh nghiệp cao, tính ổn định của nguồn tài trợ cũng cao, lúc này cân bằng tài chính là cân bằng “+”.

Nếu giá trị này bé hơn 0, khi đó nguồn tài trợ thường xuyên không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn, nên phần thiếu hụt, doanh nghiệp phải lấy tài sản ngắn hạn để bù đắp. Vì vậy, doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán, tính ổn định của nguồn tài trợ thấp, nguy cơ phá sản cao. Vì vậy, cân bằng tài chính là cân bằng “-”.

Ngoài ra, để đánh giá chính xác về tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, các nhà phân tích còn sử dụng các chỉ tiêu sau:

Hệ số tài trợ thường xuyên cho biết nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần trong tổng nguồn tài trợ tài sản. Trị số chỉ tiêu này càng lớn, thể hiện sự ổn định và cân bằng tài chính càng cao và ngược lại.

Hệ số tài trợ thường xuyên = Nguồn tài trợ thường xuyên Tổng nguồn vốn

Hệ số tài trợ tạm thời cũng giống như hệ số tài trợ thường xuyên, trị số này cho biết nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần trong tổng nguồn tài trợ tài sản. Trị số chỉ tiêu này càng nhỏ, thể hiện tính ổn định và cân bằng tài chính càng cao và ngược lại.

Hệ số tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ tạm thời Tổng nguồn vốn

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn nội dung và công thức đã được đưa ra trong phần đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính.

Hệ số giữa nợ ngắn hạn so với tài sản ngắn hạn cho biết mức độ tài trợ cho nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn là cao hay thấp. Trị số chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, tính ổn định và bền vững về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Hệ số giữa nợ ngắn hạn so với tài sản ngắn hạn = Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần lương thực bình định (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)