Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần lương thực bình định (Trang 34 - 39)

7. Kết cấu của đề tài

1.4.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Theo tác giả Nguyễn Văn Công (2010), đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc dựa trên những dữ liệu tài chính trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp phản ánh trên BCTC để tính toán và xác định các chỉ tiêu phản ánh thực trạng và an ninh tài chính của doanh nghiệp. Thông qua đó giúp các nhà quản lý nhìn nhận đúng đắn về vị trí hiện tại và an ninh tài chính của doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định tài chính hữu hiệu.

Để đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp được chính xác, cần quán triệt các yêu cầu chủ yếu: chính xác và toàn diện. Do đánh giá khái quát tình hình tài chính có ý nghĩa hết sức quan trọng là cơ sở ban đầu để các nhà quản lý đề ra các quyết định tài chính hữu hiệu nên yêu cầu đặt ra khi đánh giá khái quát tình hình tài chính là phải hết sức chính xác. Toàn diện là yêu cầu bổ sung khi đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, bảo đảm đảm cho việc nhìn nhận tình hình tài chính của doanh nghiệp được chính xác. Nếu việc đánh giá phiến diện, chỉ đánh giá trên một hay một vài mặt phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp mà đã vội đưa ra kết luận thì kết luận đưa ra sẽ khó mà chính xác.

Với mục đích trên, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính, các nhà phân tích chỉ dừng lại ở một số nội dung mang tính khái quát, tổng hợp, phản ánh những nét chung nhất thực trạng hoạt động tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, những người sử dụng thông tin sẽ có cái nhìn tổng

quan nhất về thực trạng tài chính, những thuận lợi có được và những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải.

Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn:

Nhu cầu có vốn để đầu tư, sản xuất, kinh doanh là một vấn đề cấp thiết của doanh nghiệp. Tình hình biến động của tổng số vốn theo thời gian phản ánh rõ nét kết quả tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Tổng số vốn của doanh nghiệp gồm hai bộ phận chính: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Sự tăng trưởng hay giảm sút của từng bộ phận vốn, cũng như tỷ trọng của từng bộ phận vốn chiếm trong tổng số vốn, và xu hướng biến động về cơ cấu vốn không chỉ phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn, mà còn cho thấy chính sách huy động vốn của doanh nghiệp. Do vậy, khi phân tích, bên cạnh xem xét tình hình biến động của tổng số vốn, cần xem xét tình hình biến động của từng bộ phận và xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn. Qua đó, các nhà phân tích sẽ đánh giá được kết quả tạo lập và huy động vốn về quy mô cùng nguyên nhân ảnh hưởng, đánh giá được tính hợp lý trong cơ cấu huy động, chính sách huy động và tổ chức nguồn vốn cũng như xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn huy động (Nguyễn Văn Công, 2013).

- Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính:

Đánh giá mức độ độc lập tài chính là đánh giá trên hai góc độ là tự chủ tài chính và an ninh tài chính. Mức độ độc lập tài chính được biểu hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, song để khát quát mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp, thường hay sử dụng chỉ tiêu “Hệ số tài trợ”.

Hệ số tài trợ: là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy

phần. Trị số của chỉ tiêu này lớn chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp cao, mức độ độc lập tài chính tăng và ngược lại.

Hệ số tài trợ = Vốn chủ sỡ hữu Tổng nguồn vốn

Hệ số tài trợ cho biết 1 đồng tài sản tài trợ bởi bao nhiêu đồng VCSH và chỉ số chỉ tiêu này càng lớn thì mức độ tài trợ tài sản bằng VCSH càng cao, tự chủ tài chính càng cao và ngược lại.

Để xem xét mức độ bảo đảm an ninh tài chính, các nhà phân tích sử dụng chỉ tiêu như “Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn” và “ Hệ số tự tài trợ tài sản cố định”.

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn phản ánh khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng nguồn tài trợ thường xuyên. Khi trị số của chỉ tiêu này ≥ 1, nghĩa là nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp có đủ và thừa để trang trải tài sản dài hạn, khi đó doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ, đặc biệt nợ ngắn hạn, và do vậy an ninh tài chính vẫn bảo đảm cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường để phát triển và ngược lại.

Hệ số tài trợ tài sản dài hạn = Vốn chủ sỡ hữu Tài sản dài hạn

Khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số tự tài trợ tài sản cố định” ≥ 1, nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng để trang trải tài sản cố định, và sẽ ít gặp khó khăn khi các khoản nợ này đến hạn trả. Ngược lại, khi trị số này < 1, doanh nghiệp đã sử dụng nguồn tài trợ tạm thời để đầu tư vào một bộ phận tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác, khi đó doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn khi đáo hạn và tình hình an ninh tài chính không được bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

trị số của chỉ tiêu này ≥1 thì nguồn tài trợ thường xuyên đủ và thừa trang trải tài sản cố định. Khi trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng cả nguồn tài trợ tạm thời để đầu tư vào một bộ phận tài sản cố định và tài sản dài hạn khác, khi đó doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đáo hạn.

Hệ số tài trợ tài sản cố định = Vốn chủ sỡ hữu

Tài sản cố định đã và đang đầu tư

- Đánh giá khái quát khả năng thanh toán:

Khả năng thanh toán là khả năng bảo đảm trả được các khoản nợ đến hạn bất cứ lúc nào. Khả năng thanh toán là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng thu và chi hay giữa nguồn vốn kinh tế và nguồn lực sẵn có. Nếu khả năng thanh toán của doanh nghiệp không đảm bảo, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn trong nhiều hoạt động, thậm chí có thế rơi vào tình trạng phá sản.

Để đánh giá khái quát khả năng thanh toán, các nhà phân tích sử dụng chỉ tiêu:

“Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong một kỳ báo cáo, nó thể hiện 1 đồng nợ phải trả được đảm bảo bởi mấy đồng tổng tài sản.

Về mặt lý thuyết, “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán. Ngược lại, hệ số này bé hơn 1, doanh nghiệp sẽ không đảm bảo được khả năng thanh toán. Không nhắc đến trường hợp hệ số này bằng 1, theo lý thuyết thì trường hợp này vẫn hợp lý, tuy nhiên, khi điều này xảy ra thì tổng tài sản bằng tổng số nợ phải trả, có nghĩa công ty sẽ giải thể vì không còn vốn để duy trì hoạt động, điều này đã vi phạm nguyên tắc hoạt động liên tục.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản Tổng nợ phải trả

Nếu trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” của doanh nghiệp ≥ 1, doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại; khi trị số của chỉ tiêu này < 1, doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang trải các khoản nợ. Trị số của “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán.

- Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi:

Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất. Có nhiều chỉ tiêu khác nhau được sử dụng để đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của doanh nghiệp như:

“Sức sinh lợi của tài sản” là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết, 1 đơn vị tài sản đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, sức sinh lợi của tài sản càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.

Sức sinh lợi của tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân

“Sức sinh lợi của Vốn chủ sở hữu” là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, được chủ sở hữu doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. chỉ tiêu này cho biết, 1 đơn vị vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế

“Sức sinh lợi của doanh thu thuần” phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chỉ tiêu này cho biết, 1 đơn vị doanh thu thuần thu được từ kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, sức sinh lợi của doanh thu thuần kinh doanh càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.

Sức sinh lợi của doanh thu thuần (ROS) = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần, thì thu được bao nhiêu đồng LNST. Trị số chỉ tiêu này có giá trị càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.

Với hệ thống các chỉ tiêu trên, chúng ta có thể xác định được tình hình thực trạng về mặt tài chính cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải để giúp các nhà quản lý có thể đề ra quyết định cần thiết về đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần lương thực bình định (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)