Hoàn thiện nội dung phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần lương thực bình định (Trang 84 - 87)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.3. Hoàn thiện nội dung phân tích

Việc phân tích BCTC hiện nay tại Công ty Cổ phần Lương thực Bình Định vẫn chưa được đầu tư thời gian, công sức và nguồn nhân lực một cách thích đáng. Hơn nữa, các kết quả của quá trình phân tích chủ yếu nhằm phục vụ cho mục đích sử dụng thông tin của Ban Giám đốc, vì vậy nội dung phân tích tại Công ty chưa được thực hiện đầy đủ và toàn diện mà chỉ tập trung phân tích những nội dung Ban Giám đốc quan tâm và phù hợp với định hướng phát triển trong tương lai như: đánh giá khái quát tình hình tài chính, phân tích cấu trúc tài chính, phân tích khả năng thanh toán, phân tích kết quả kinh doanh. Để phục vụ cho tiến trình phân tích này, Công ty đã thu thập và sử dụng tài liệu trong phân tích từ cả bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Về tài liệu bên trong doanh nghiệp, Công ty sử dụng các BCTC năm đã qua kiểm toán, đây đều là những nguồn tài liệu có độ tin cậy cao, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và đều là những báo cáo được công khai của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện phân tích, Công ty còn thu thập những thông tin bên ngoài doanh nghiệp như thông tin kinh tế chung, thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh... Tuy nhiên, những thông tin này chỉ là những thông tin chung chung, mang tính định tính quá nhiều, không có tính định lượng. Hơn nữa, ở Việt Nam việc công bố các chỉ tiêu kinh tế chung của từng ngành, từng khu vực chưa được phổ biến, do đó các so sánh, đánh giá còn mang tính lý thuyết chỉ đánh giá được xu thế biến động của các chỉ tiêu là phù hợp hay không với định hướng phát triển của Công ty mà chưa đánh giá

được những biến động đó có phù hợp với xu thế chung hiện nay của ngành hay không.

Phần phân tích của Công ty còn có sự nhầm lẫn khi lấy các số liệu thời điểm để đánh giá thời kỳ và ngược lại. Hầu như các bảng tính toán trong phần đánh giá khát quát tình hình tài chính, nhóm phân tích đều mắc phải sự nhầm lẫn trên. Hơn nữa, vì chưa nắm rõ bản chất của từ nội dung phân tích nên việc phân tích của nhóm còn sơ sài và không đầy đủ. Chẳng hạn, trong nội dung đánh giá khái quát tình hình huy động vốn, từ kết quả nhóm phân tích đã đưa ra, chỉ có thể biết tổng nguồn vốn tăng hay giảm về quy mô và tốc độ, chứ không thể biết được chính sách huy động vốn như thế nào, vì vậy không thể biết được nguyên nhân nào làm cho tổng nguồn vốn bị biến động. Bên cạnh đó, Công ty còn nhìn nhận sai khi cho rằng phân tích kết quả kinh doanh từ báo cáo KQHĐKD là nội dung của phân tích hiệu quả kinh doanh. Công ty nên nhận thức rằng, hiệu quả kinh doanh phải so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu vào (dựa vào Báo cáo KQHĐKD) và các yếu tố đầu ra (dựa vào BCĐKT); còn phân tích kết quả kinh doanh là phân tích các chỉ tiêu phản ánh quy mô các hoạt động như doanh thu bán hàng và dịch vụ, lợi nhuận trước thuế, LNST... (lấy dữ liệu hoàn toàn trong Báo cáo KQHĐKD). Bên cạnh đó, khi tiến hành đánh giá khái quát khả năng sinh lợi tại Công ty, nhóm phân tích đã chọn sai chỉ tiêu để tính toán các chỉ số ROA, ROE. Thay vì chọn các số liệu tổng tài sản bình quân và VCSH bình quân để tính 2 tỷ số trên thì nhóm lại sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản và VCSH của riêng từng năm để tính toán. Nhóm phân tích chưa tìm hiểu, thu thập thêm thông tin, dữ liệu để so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty với các công ty khác cùng lĩnh vực kinh doanh để thấy rõ điểm nổi bật cần phát huy và phát hiện những tồn tại cần điều chỉnh cho phù hợp với hướng phát triển của doanh

nghiệp mình. Tóm lại, trước tình hình kinh tế vẫn chư có nhiều tăng trưởng mạnh. Dù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng Công ty đã có những chính sách phát triển hợp lý và mạnh mẽ. Song Ban lãnh đạo Công ty cũng cần có những chính sách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn nữa như: thắt chặt bộ máy quản lý, cắt giảm chi phí nhất là chi phí lãi vay, tăng doanh thu; bên cạnh đó đẩy mạnh thu hồi công nợ còn tồn đọng, cân đối nguồn thu chi để có kế hoạch cơ cấu và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cũng như dài hạn.Để thu được một đồng lợi nhuận thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí để có được nó, đây là câu hỏi mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Làm sao cho chi phí bỏ ra là thấp nhất mà lợi nhuận thu được là cao nhất thì nhà quản trị doanh nghiệp cần phải biết hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp mình thế nào.

Khi phân tích tình hình và khả năng thanh toán, Công ty mới chỉ dừng lại ở việc phân tích tình trạng nợ và khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán nợ dài hạn và khả năng thanh toán lãi vay mà chưa phân tích tình hình thanh toán qua các khoản nợ phải thu, nợ phải trả của doanh nghiệp, khả năng tạo tiền của Công ty. Để phân tích rõ nét tình hình, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta nghiên cứu chi tiết các khoản phải thu, công nợ phải trả sẽ tác động đến khả năng thanh toán của Công ty như thế nào. Khi hoạt động tài chính của Công ty tốt thì tình hình chiếm dụng vốn của nhau thấp, khả năng thanh toán dồi dào. Khi hoạt động tài chính kém dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn của nhau nhiều, các khoản phải thu, nợ phải trả sẽ kéo dài. Khi đó phải xác định rõ số vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng là bao nhiêu để thấy được khả năng thanh toán thực sự của Công ty.

Phân tích khả năng tạo tiền là cơ sở đánh giá khả năng thanh toán của Công ty. Khả năng tạo tiền của Công ty bao gồm tiền thu từ hoạt động kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần lương thực bình định (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)