7. Kết cấu của đề tài
1.4.6. Phân tích khả năng sinh lợi
Khả năng sinh lợi là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu được trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất. Mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được tính trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hoặc một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất càng cao, chứng tỏ khả năng sinh lợi càng cao, dẫn
Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp được phản ánh qua chỉ tiêu “Sức sinh lợi của từng đối tượng”, chỉ tiêu này cho biết, 1 đồng (hay 1 đơn vị) yếu tố hay chi phí đầu vào hoặc 1 đồng (hay 1 đơn vị) đầu ra phản ánh kết quả sản xuất mang về mấy đồng (hay mấy đơn vị) lợi nhuận.
Sức sinh lợi của từng đối tượng = Đầu ra phản ánh lợi nhuận Trị số của từng đối tượng
Hay gọi theo “Tỷ suất sinh lợi của từng đối tượng” thì được xác định như sau:
Tỷ suất sinh lợi của từng đối tượng = Đầu ra phản ánh lợi nhuận x 100 Trị số của từng đối tượng
Chỉ tiêu này cho biết, 100 đồng yếu tố hay chi phí đầu vào hoặc 100 đồng đầu ra phản ánh kết quả sản xuất mang về mấy đồng lợi nhuận.
Cũng như các nội dung phân tích khác, quy trình phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp cũng bao gồm ba bước cơ bản:
- Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi,
- Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động của khả năng sinh lợi giữa kỳ phân tích với kỳ gốc và tổng hợp nhân tố ảnh hưởng,
- Rút ra nhận xét, kiến nghị.
Để đánh giá khái quát khả năng sinh lợi, các nhà phân tích phải tính ra trị số của chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi rồi so sánh trị số kỳ phân tích với kỳ gốc, với các doanh nghiệp khác hay với trị số bình quân ngành. Tiếp theo đó, trên cơ sở xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi, các nhà phân tích có thể sử dụng phương pháp loại trừ hoặc phương pháp kết hợp để xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích sẽ rút ra nhận xét, chỉ rõ các nguyên nhân ảnh hưởng cũng như kiến
Quy trình này được áp dụng khi phân tích khả năng sinh lợi của các yếu tố hay chi phí đầu vào hoặc đầu ra phản ánh kết quả sản xuất.