Nhân vật nho sinh cứng cỏi, dũng cảm, nhân nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu nhân vật chính diện trong truyền kỳ mạn lục (Trang 34 - 42)

Đó là những nho sĩ đang theo học sách vở thánh hiền để chuẩn bị thi cử hoặc là những người từng đi thi nhưng chưa đỗ đạt, chưa ra làm quan. Tuy nhiên bằng tài năng, đức độ của người theo học đạo Nho, họ đã thể hiện nhiều phẩm chất tốt đẹp của bậc nho sinh trong những cảnh huống cụ thể.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ đã xây dựng được

hình tượng một con người “xã thân thủ nghĩa” với tính cách ngay thẳng, cứng cỏi, đó là Ngơ Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. “Chàng vốn tính khảng khái nóng nảy, thấy sự tà gian thì khơng thể chịu

được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương phương”. Truyện mở

đầu bằng việc giới thiệu Ngô Tử Văn theo phương pháp truyền thống trong văn học cổ: tên tuổi, q qn, tính tình. Và chỉ bằng vài nét chấm phá nhưng tác giả đã tập trung ánh sáng làm rõ được tinh thần cương trực, nghĩa khí của nhân vật: “Trong làng có một tịa đền vẫn linh ứng lắm. Cuối đời họ Hồ, quân

Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên tướng Bách Hộ họ Thơi tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong nhân gian. Tử Văn rất là tức giận, một hôm tắm gội chay sạch, khấn trời rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, họ lo sợ thay

cho Tử Văn, nhưng Tử Văn vung tay khơng cần gì cả”. Chỉ với một đoạn văn

ngắn giới thiệu về nhân vật mở đầu cho thiên truyện, Nguyễn Dữ vừa nói rõ được họ tên, quê quán, vừa miêu tả được tính cách và gợi được đầu mối câu chuyện. Đốt đền cũng đồng nghĩa là đốt nhà tên tướng giặc, không cho hắn có chỗ trú ẩn, khơng cho hắn có chỗ để làm yêu làm quái sách nhiễu nhân dân, không dung tha một kẻ gian tà, trừ khử cho dân một mối họa. Đó là một hành động cương trực đầy nghĩa khí, thấy việc bất bình nhất định khơng tha. Hành động đốt đền của Tử Văn là có căn cứ vững chắc và thái độ thích hợp. Trong quan niệm người xưa, người ta chỉ công nhận là thần với những người giúp nước hộ dân, cịn trái lại là hung thần, dâm thần,… thì sẽ bị dân xa lánh, thậm chí đã có miếu đền thờ rồi có khi cũng phải phá đi. Viên tướng Bách Hộ họ Thôi, lúc sống là một tên giặc cướp nước, phạm tội với dân, đến khi chết đi còn làm yêu làm quái hại dân. Quả thực là trời không dung đất không tha. Tử Văn đốt đền miếu là hợp lý. Là một kẻ sĩ, Tử Văn hiểu rõ việc mình làm. Vì vậy trước khi đốt đền, chàng đã “tắm gội chay sạch rồi khấn trời” để lấy con người và tấm lịng trong sạch của mình mong trời đất thông cảm, thấu hiểu, phù hộ, chứng giám cho lịng chân thành vì nghĩa của mình, nhất trí với mình trong hành động phi thường này. Đây chính là nền tảng để Tử Văn thấy mình có sức mạnh và vững tâm hơn khi đối diện với địch thủ. “Trong khi sốt,

chàng thấy một người khôi ngô dõng dạc, đầu đội mũ trụ đi đến, nói năng, quần áo rất giống như người Tàu, tự xưng là cư sĩ đến đòi làm trả lại tòa đền như cũ”. Viên Bách Hộ họ Thôi lại trách mắng Tử Văn bằng nguyên lý đạo

Nho: “Nhà ngươi theo nghiệp Nho, đọc sách vở của thánh hiền, há lại không

biết cái đức của quỷ thần ra sao, cớ gì dám lăng miệt hủy tượng đốt đền, khiến cho hương lửa khơng có chỗ tựa nương, oai linh khơng có nơi hiển hiện. Vậy bảo làm sao bây giờ?”. Nghĩa là hắn coi mình tiêu biểu cho đạo

chứ đâu có như Tử Văn. Buộc tội như vậy xong, viên Bách Hộ họ Thơi mới bắt dựng trả tịa đền như cũ, nếu khơng thì khó lịng tránh khỏi tai vạ. Vậy là tên giặc thì diễn biến đủ mặt, ra oai thị uy mà Tử Văn thì vẫn khơng hề biến chuyển: “mặc kệ, cứ ngồi ngất ngưởng, tự nhiên”. Tình thế tiếp tục ngày càng nguy hiểm cho Tử Văn. Một diễn biến mới, Tử Văn lên cơn sốt li bì, bị quỷ sứ bắt đi rất gấp. Tử Văn bị lôi đi hết cửa này đến cửa khác. Mỗi cửa còn xua đuổi, còn vu cáo, đe dọa, uy hiếp, sỉ nhục. Phải chăng là để uy hiếp tinh thần, bẻ gãy bản lĩnh cương trực của Tử Văn. Đến nổi Tử Văn phải la lên: “Ngô

Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng”. Tử Văn bị giải vào điện Diêm Vương.

Theo nguyên tắc, Diêm Vương sẽ hoàn tất việc bảo vệ tên tướng kia và lên án Tử Văn một cách lạnh lùng, quyết liệt: “Kẻ kia là một người cư sĩ, trung

thuần khích liệt, có cơng với tiền triều, nên Hoàng Thiên cho được huyết thực ở một tịa đền để đền cơng khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo! Tội nghiệp tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?”. Ban đầu, trong mắt của

Diêm Vương, viên Bách Hộ được đề cao còn Tử Văn lại bị xem thường. Hắn là cư sĩ, lo cho nước cho dân, hắn có cơng với triều đại trước, cái miếu ấy là phần thưởng cho hắn. Còn Tử Văn chỉ là một tên học trò mạt, chỉ là một đứa hỗn láo, đốt miếu là tự mình gây tội. Tử Văn bị đẩy tới chân tường. Trước cảnh huống này, Tử Văn không thể giữ mình im lặng, khơng thể tâm tình, thơng cảm hay cởi mở thân mật được. Giờ quyết định đã điểm. Phải chiến đấu. Từ tình thế bất lợi nhất, từ chỗ thấp mọn nhất, Tử Văn trở lại bản lĩnh cương trực, nghĩa khí khơng dung kẻ gian tà. Tử Văn đưa ra đòn phán quyết với tên giặc bằng việc sử dụng bảo bối thổ thần cho: “Tử Văn bèn tâu trình

đầu đi như lời ơng già đã nói, lời rất cương chính, khơng chịu chùn nhụt chút nào … Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin đưa giấy đến đền Tản Viên để hỏi thực hư; khơng có sự thực như thế, tôi xin chịu thêm cái tội nói càn”.

Trước những lời lẽ cứng cỏi của Tử Văn, Diêm Vương phải cho đi điều tra. Đến đây, người bị cáo trở thành người tố cáo. Kẻ vu cáo đành câm miệng trở thành tội nhân. Bao nhiêu oan khuất trong sự tình bắt đầu được cởi mở. Cuộc xung đột đi đến hồi kết, việc phán xử nhanh gọn, đơn giản. Kết quả thỏa mãn mọi tấm lịng. Thổ thần được khơi phục miếu cũ. Tử Văn được sống lại và ân hưởng một phần lễ thờ tự của thổ thần. Còn tên giặc kia bị trừng phạt thích đáng. Trải qua bao nhiêu gian khổ, cuối cùng tính cương trực, lịng dũng cảm của Tử Văn đã chiến thắng. “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ca ngợi khí phách và lịng u nước của chàng Nho sinh Ngô Tử Văn trong việc truy nã vong hồn tên tướng giặc Minh. Câu chuyện đậm chất kỳ ảo đã thể hiện tinh thần yêu nước quật cường của kẻ sĩ đất Việt ngay cả trước quỷ thần” [47, tr. 212].

Phạm Tử Hư trong Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên tào được tác giả giới thiệu: “là một người tuấn sảng hào mại, không sợ kiểm thúc. Theo

học nhà xử sĩ Dương Trạm, Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt. Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tan đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ. Một buổi sớm trong ánh sương mù, Tử Hư thấy có một đám kiệu ngọc bay lên trên khơng. Tử Hư nhìn trộm thì thấy người ngồi trong xe chính thầy học mình là Dương Trạm. Chàng toan đến gần sụp lạy nhưng Trạm xua tay nói: Giữa đường khơng phải chỗ để nói chuyện; tối mai nên đến đền Trấn Vũ ở cửa Bắc, thầy trò ta sẽ hàn huyên một hôm”. Trong cuộc hội ngộ, biết Dương

Trạm hiện được giữ việc trông coi văn chương thi cử, khoa danh cao thấp của học trò trong thiên hạ. Tử Hư mừng hỏi về tiền trình của mình. Dương Trạm đã cho Tử Hư biết: “Cứ như văn chương tài nghệ của anh, đương đời này

khơng ai bì kịp, huống anh lại cịn có tính trung hậu, nết thành thực. Chỉ phải cái hồi còn niên thiếu, anh thường lấy văn tài mà kiêu ngạo với người khác,

cho nên trời mới bắt phải đỗ muộn để phải chùn nhụt cái nết ngông ngáo đi… Cho nên xưa nay người ta bàn về kẻ sĩ, tất xét đến đức hạnh là vì thế ”. Khẳng

định cái tài của Tử Hư hiện tại không ai sánh bằng. Thế nhưng vì sự kiêu ngạo ở thời tuổi trẻ, Đức Đế qn cịn thử thách để bớt cái tính ngơng ngáo. Từ đó, câu chuyện của hai thầy trị chuyển sang bàn luận về nhân quả báo ứng luân hồi. Trạm cho rằng: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Lưới

trời thênh thang, thưa nhưng chẳng lọt. Chỉ có thời gian chưa đến mà thôi. Nay ta bảo rõ anh nghe: trong khoảng trời đất báo ứng luân hồi, chỉ có hai lồi thiện ác. Người chăm làm thiện, tuy hãy còn sống, tên đã ghi ở Đế đình, người hay làm ác, khơng đợi đến chết, án đã thành ở địa phủ”. Rồi khuyên

Tử Hư nên cố gắng, đừng gieo cái nghiệp báo ở kiếp này. Nói có sách, mách có chứng, Dương Trạm không chỉ kể cho Tử Hư nghe những thú vui ở trên Thiên tào hơn ở cõi trần nhiều lắm mà còn cho Tử Hư theo xe bay lên trời tận mắt chứng kiến cuộc sống tiên cảnh. Qua nhân vật Tử Hư, Nguyễn Dữ đã ca ngợi những người học trị ăn ở trung hậu với thầy. Đó là những bài học làm người tốt đẹp, sống có nhân có nghĩa nhất định sẽ được hưởng phúc.

Dư Nhuận Chi trong Chuyện nàng Túy Tiêu, là người nổi tiếng hay thơ, nhất là về những bài hát, lại càng nức danh ở Kinh kỳ, mỗi bài làm ra, phường hát bội đem tiền tặng biếu rất hậu để xin lấy. Vì thế, Dư càng nổi tiếng ở chốn tao đàn. Trong một lần có việc vào yết kiến quan Trấn soái Lạng Giang là Nguyễn Trung Ngạn, Dư được ông Nguyễn đặt tiệc thết đãi, lại được tặng cho con hát là nàng Túy Tiêu. Túy Tiêu là người con gái rất xinh đẹp, cũng là một người phong lưu lại có khiếu thông tuệ. Năm Mậu Tuất (1358), nhân gặp khoa thi, sinh sắm sửa hành trang lên Kinh, không nỡ rời xa Túy Tiêu, bèn đem theo cả nàng đi cùng. Gặp ngày mồng một đầu năm, Túy Tiêu đi lễ chùa cùng mấy bạn. Bấy giờ có quan Trụ quốc họ Thân ngầm đi dạo phố, trông thấy Túy Tiêu đẹp, bắt cướp đem về làm của mình. Sinh đơn kiện tận triều

đình, nhưng vì họ Thân uy thế rất lớn, các tòa các sở đều tránh kẻ quyền hào, khơng dám xét xử. Từ đó, sinh đau buồn, bèn chẳng thiết gì thi cử nữa. Sau nhờ sự giúp đỡ của người đầy tớ già, chàng đã giải cứu được Túy tiêu. Vì sợ Trụ quốc biết, đuổi theo bắt nên hai người bí mật đưa nhau xuống hạt Thiên Trường ở nhà một người bạn họ Hà. Khi Trụ quốc vì cớ xa xỉ mà phải tội, Sinh mới về Kinh thi và đỗ tiến sĩ. Từ đó, vợ chồng ăn ở với nhau hạnh phúc đến già.

Với chàng nho sinh Dư Nhuận Chi trong Truyện nàng Túy Tiêu,

Nguyễn Dữ đã miêu tả mối tình thủy chung giữa Nhuận Chi và Túy Tiêu. Đó là mối tình giữa trai tài gái sắc, giữa những người tri âm tri kỉ với nhau. Một tình u tự do, tự nguyện của đơi trai gái. Mặc dù Nguyễn Dữ vẫn đứng trên quan điểm đạo Nho của lễ giáo phong kiến khắt khe xếp Túy Tiêu vào phường ca xướng, chẳng phải là người phụ nữ chính chuyên, vậy mà Nhuận Chi đã: “khinh sự đi sự đến, nhẫn nhục tới ở với người, sờ đầu cọp, vuốt râu

cọp, st nữa thì khơng thốt miệng cọp”. Để rồi đi đến kết luận: “Như chàng Nhuận Chi, thực là một người ngu vậy”. Thế nhưng cái kết của câu chuyện lại

cho thấy Nguyễn Dữ đã dành tình cảm đặc biệt cho mối tình đó. Khơng những thế, khi quan Trụ quốc bị trừng phạt về tội xa xỉ thì cũng chính là lúc Nhuận Chi được chắp cánh cho tài năng của mình: thi đỗ tiến sĩ. Vì thế, trải qua bao thử thách, sóng gió, cuối cùng Nhuận Chi và nàng Túy Tiêu cũng được hạnh phúc lâu bền bên nhau.

Nho sinh Phật Sinh trong Truyện Lệ Nương được miêu tả gắn liền với mối tình đẹp cùng với Lệ Nương. Họ yêu nhau say đắm, thường cùng nhau xướng họa thơ từ. Tuy cưới xin chưa định nhưng hai tình gắn bó, chẳng khác chi vợ chồng. Khi xảy ra vụ Trần Khát Chân sát hại Hồ Quý Ly không thành, Lệ Nương là thân tộc của họ Trần nên cũng bị Quý Ly bắt. Sinh đau thương

bỏ cả ăn ngủ. Mặc dù trước khi đi, Lệ Nương có gửi thư từ biệt với Phật Sinh, thế nhưng chàng vì nặng tình với nàng nên vẫn chưa nỡ lấy ai.

Đến khi giặc Minh xâm lược, nghe tin tướng giặc Lã Nghị bắt cướp mấy trăm phụ nữ, trong đó có Lệ Nương, Sinh bèn theo Giản Định, muốn nhờ thế quân vua đánh úp, cướp lại Lệ Nương. Chàng đến trước trại quân dâng một bài sách kể tội giặc và đề ra phương kế bình Ngơ, mong đuổi theo giặc nước, giải thoát cho người yêu. Từ khi hướng theo cờ nghĩa, chàng lập được nhiều cơng nhưng khơng tìm được Lệ Nương. Về sau, tình cờ chàng được biết rằng khi Lệ Nương bị bắt, đã quyết không làm “cái cô hồn ở bên đất Bắc” và đã quyên sinh cùng mấy bạn, mộ được an táng bên rừng. Phật Sinnh đau đớn đến bên mộ người yêu, cải táng cho nàng và hai người đàn bà cùng số phận. Từ đó, chàng ở vậy ni chí căm thù. Đến khi Lê Thái Tổ khởi nghĩa thì đem quân ra giúp, báo nợ nước, trả thù nhà. Đó là một mối tình bi tráng, xúc động, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Tác giả đã theo dõi một cách có thiện cảm về nhân vật trong truyện, khi đất nước đầy bóng giặc. Ngay trong lời bình vốn dĩ rất khắt khe, Nguyễn Dữ cũng khơng giấu được cảm tình với cuộc tình dun lỡ dở đó: “vì mối tình,

giữ bền ước cũ, lưu ly hoạn nạn, vốn chẳng quên lời, tình thật đáng thương”.

Nhưng theo tác giả, đó cũng chỉ là mối tình đáng thương thơi, chứ về “lẽ phải

thì chưa được ổn”. Bởi vì, như tác giả lý giải: “Cảm tình mà đi tìm thì nên, liều chết mà đi tìm thì khơng nên, huống hồ lại thơi lấy vợ, để dứt dịng giống của tiền nhân phỏng có nên khơng?”. Qua đó cho thấy “Quan điểm bảo thủ trong lý lẽ mâu thuẫn với ý nghĩa tiến bộ tốt ra từ hình tượng nhân vật. Mâu thuẫn này phản ánh trong tư tưởng và tình cảm của tác giả. Và mâu thuẫn trong tư tưởng và tình cảm tức là trong thế giới quan của Nguyễn Dữ đã phản ánh sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến trong tầng lớp nho sĩ” [21, tr. 520].

Trong truyện Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa, Nguyễn Dữ lại ca ngợi công lao của Nho sinh Mao Tử Biên trong sự nghiệp khôi phục lại nền văn hiến của dân tộc. Mao Tử Biên là học trò đến du học ở Kinh thành, lâu ngày nhớ nhà, bèn về thăm quê ở huyện Đồng Hỷ, thuộc Thái Nguyên. Đường về qua hạt huyện Kim Hoa, chợt gặp cơn mưa gió, thơn xa đồng vắng, trời lại tối sập xuống. Tử Biên nhân lúc túng bí đành xin ngủ nhờ ở mái hiên phía Nam nhà khách. Tình cờ lúc canh khuya, chàng nghe được cuộc nói chuyện thơ giữa vợ chồng chủ nhà là quan Giáo thụ họ Phù và người bạn thơ là Lã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu nhân vật chính diện trong truyền kỳ mạn lục (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)