Văn học dân gian là nền tảng, cơ sở để văn học viết ra đời và phát triển. Với sự tiếp nhận những thành tựu cũng như tư tưởng đạo đức truyền thống của dân tộc qua các tác phẩm văn học, Nguyễn Dữ khi viết Truyền kỳ mạn lục đã có nhiều tác phẩm lấy tích từ các truyện dân gian. Thế nhưng tác giả đã có sự tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo một cách có ý thức chất liệu văn học dân gian. Ông đã thổi vào những cốt truyện dân gian một sức sống mới, qua đó phản ánh những vấn đề của hiện thực xã hội một cách sinh động, hấp dẫn và chân thực.
Ảnh hưởng từ cốt truyện dân gian: Ví như khi viết Chuyện người con
gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã dựa vào cốt truyện dân gian là truyện Vợ chàng Trương. Nếu so sánh hai truyện này, chúng ta sẽ thấy những điểm sáng
tạo của Nguyễn Dữ khi viết Chuyện người con gái Nam Xương. Truyện dân
gian có tính chất đơn tuyến, nhân vật chưa có biểu hiện nội tâm sâu sắc. Trong khi đó, truyện của Nguyễn Dữ đã thể hiện thành công diễn biến nội tâm nhân vật, như nhân vật chính diện Vũ Thị Thiết. Trong truyện dân gian, ngơn ngữ mang tính thơng báo thơ phác, ngắn gọn cịn ngơn ngữ trong sáng tác của Nguyễn Dữ rất phong phú: vừa có ngơn ngữ người kể chuyện vừa có ngơn ngữ nhân vật (cả ngôn ngữ đối thoại và ngơn ngữ độc thoại) bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ có sức biểu hiện cao, như tâm trạng của Vũ Nương sau khi tiễn đưa chồng: “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm
bay vườn thúy, mây ám non tần, nỗi buồn hải dốc thiên nhai, lại không thể nào ngăn lấp được”. Trong khi đó, trong truyện dân gian thì hồn tồn khơng
có ngơn ngữ miêu tả tâm trạng này của Vũ Nương. Qua đó góp phần khắc họa đậm nét tính cách nhân vật, khiến nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Dữ gần gũi hơn với con người đời thường. Như vậy, có thể thấy “Nguyễn Dữ vay mượn cốt truyện dân gian nhưng từ lời nói, ngơn ngữ kể chuyện đến cách miêu tả nhân vật đều đã khác”[47, tr. 203].
So cốt truyện dân gian với Chuyện người con gái Nam Xương của
Nguyễn Dữ thì truyện dân gian kết thúc ở chi tiết nhân vật chính diện Vũ Thị Thiết trẫm mình tự tử. Kết thúc truyện như vậy là khơng có hậu. Cịn trong
Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã viết tiếp câu chuyện bằng
việc thêm vào đó yếu tố kỳ ảo để giải oan cho người phụ nữ tiết liệt ấy. Đồng thời, đó cũng là bài học giáo lý đối với những kẻ làm chồng, làm cha đã lạm quyền của mình, mù qng khiến cho gia đình tan nát. Qua đó cho thấy giá trị nhân đạo trong sáng tác của tác giả. Đồng thời khẳng định tài năng và vị trí của ơng trong nền văn học dân tộc.
Diễn biến của nhiều truyện trong Truyền kỳ mạn lục khá tương đồng
với diễn biến trong truyện cổ dân gian. Mở đầu mỗi truyện là đơi dịng giới thiệu về nhân vật, tiếp đó kể về những sự việc thể hiện phẩm chất của nhân vật hoặc cuộc đấu tranh thiện ác giữa nhân vật chính diện với nhân vật phản diện và kết thúc thường là kết thúc có hậu: kẻ ác bị trừng trị, người hiền được báo đáp, chính nghĩa thắng gian tà. Có thể thấy rõ đặc điểm này trong Chuyện
chức phán sự đền Tản Viên. Mở đầu truyện, tác giả giới thiệu tổng quan về lai
lịch, tính cách nhân vật chính diện Ngơ Tử Văn: “Ngô Tử Văn tên là Soạn,
người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khẳng khái nóng nảy, thấy sự tà gian thì khơng thể chịu được, vùng Bắc vẫn khen là người cương trực”. Tiếp đến là sự việc Ngô Tử Văn đốt đền tà và các tình tiết xoay quanh
chính trực của nhân vật. Truyện kết thúc bằng việc Bách hộ họ Thôi bi đày vào ngục Cửu U cịn Ngơ Tử Văn được lĩnh chức quan Phán sự.
Hay Chuyện người con gái Nam Xương cũng có diễn biến cốt truyện tương tự. Tác giả cũng giới thiệu khái quát về nhân vật Vũ Nương ở đầu truyện: “Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư
dung tốt đẹp…”. Tiếp sau đó là những sự việc khắc họa phẩm chất hiếu thảo,
thủy chung của Vũ Nương cùng nỗi oan tình của nàng: chồng đi lính ba năm, Vũ Nương ở nhà vẫn giữ gìn một tiết; một mình vừa ni dạy con nhỏ vừa phải chăm sóc mẹ chồng lúc đau bệnh, đến khi mẹ chồng mất lo hậu sự chu tất; vì sự ghen tng mù qng của Trương Sinh khiến nàng phải trẫm mình tự vẫn; lúc ở dưới thủy cung của Linh Phi vẫn một lòng thương nhớ quê nhà, chồng con. Truyện kết thúc bằng sự việc Vũ Nương được minh oan, tiếp tục cuộc sống dưới thủy cung.
Với các truyện mà cốt truyện xây dựng là cuộc đấu tranh thiện - ác, chính nghĩa - gian tà trong tập Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ cũng xây dựng kiểu nhân vật chính diện có sự gần gũi với kiểu nhân vật trong truyện dân gian, cụ thể là: nhân vật chính diện thường bị rơi vào những hồn cảnh khó khăn, thử thách, gặp phải hoạn nạn, biến cố và cuối cùng được hưởng hạnh phúc, tốt đẹp. Qua việc xây dựng kiểu nhân vật chính diện như vậy, Nguyễn Dữ đã nêu lên bài học nhân sinh trong cuộc sống: chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thiện ln thắng ác. Qua đó, tác giả cũng thể hiện tấm lịng nhân đạo của mình với những số phận bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời lên án, phê phán những thế lực tàn bạo, bất công đã chà đạp, cướp đi quyền sống và hạnh phúc của những con người nhỏ bé, lương thiện trong xã hội.
Bên cạnh đó, đọc Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, ta còn bắt gặp
những mô tip quen thuộc trong truyện cổ dân gian. Đó là mơ tip nằm mộng, như trong tác phẩm Câu chuyện ở đền Hạng Vương: Quan Thừa chỉ Hồ Tông
Thốc sau khi đề bài thơ ở đền Hạng Vương, về phòng trọ nằm ngủ và mơ được gặp Hạng Vương; Chàng nho sinh Mao Tử Biên trong Cuộc nói chuyện
thơ ở Kim Hoa cũng mơ được chứng kiến cuộc đàm thoại thơ của vợ chồng
quan Giáo thụ họ Phù với Lã Đường Sái và còn được Lã Đường tặng quyển
Lã Đường thi tập. Mô tip về sự thụ thai thần kì, có Chuyện gã trà đồng giáng sinh. Mô tip vợ bị cướp, có Chuyện đối tụng ở Long cung và Chuyện nàng Túy Tiêu. Mơ tip xuống thủy cung, có Chuyện đối tụng ở Long cung, Chuyện người con gái ở Nam Xương. Mơ tip xuống âm ti, có Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Chuyện Lý tướng quân, Chuyện tướng Dạ Xoa. Mô tip lên
thiên tào, cõi tiên, có Chuyện nghĩa phụ ở Khoái Châu, Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên tào…
Nhìn chung, các truyện trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của yếu tố văn học dân gian, nhất là những ảnh hưởng trong việc xây dựng kiểu nhân vật chính diện. Qua đó đã cho thấy, tác giả vừa tiếp thu kế thừa tinh hoa văn hóa văn học dân tộc, vừa sáng tạo, khẳng định tư tưởng nhân văn mới mẻ và bộc lộ tài năng viết truyện truyền kỳ bậc thầy của mình.
Tiểu kết chương 3
Nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của bất cứ tác phẩm văn học nào. Để xây dựng được kiểu nhân vật chính diện trong tập Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ một mặt vừa tuân thủ
những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật viết truyện truyền kỳ nói chung, mặt khác vừa có những sáng tạo riêng để làm nên “áng thiên cổ kỳ bút” cho đời. Đó chính là: sự kết hợp giữa yếu tố kỳ ảo và hiện thực, xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật trần thuật, sử dụng điển cố, tiếp thu sáng tạo truyện dân gian. Với những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu này đã làm bộc lộ sâu sắc tâm
trạng, tính cách nhân vật. Qua thành tựu về nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật chính diện trong Truyền kỳ mạn lục, tác giả đã thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình trước các vấn đề đặt ra trong sáng tác của mình. Đó là khẳng định những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, và phần nào cũng thể hiện những yêu cầu của nhân dân về đạo lý làm người, về việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong đời sống. Từ đó có thể khẳng định Nguyễn Dữ là nhà phê bình hiện thực sắc sảo, nhà văn nhân đạo chủ nghĩa tiến bộ.
KẾT LUẬN
Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm duy nhất Nguyễn Dữ để lại cho đời. Thế
nhưng, ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã nhận được sự khen ngợi của nhiều học giả đương thời bởi giá trị về nội dung, tư tưởng cũng như về mặt nghệ thuật vượt trội của tập truyện. Cho đến nay, Truyền kỳ mạn lục vẫn là nguồn cảm
hứng, là đối tượng nghiên cứu của nhiều độc giả, học giả. Điều này một lần nữa khẳng định vị trí, tài năng viết truyện truyện kỳ của tác giả cũng như giá trị trên nhiều phương diện mà tác phẩm mang lại.
Viết Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã xây dựng được hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng. Từ những con người bình dân trong xã hội như người vợ trẻ tiễn chồng ra trận, một đứa trẻ thơ tập nói, một con hát trong nhà quan lại, một chàng nho sinh lên kinh ăn học,… cho đến những con người thuộc tầng lớp trên như vua, quan và đặc biệt là cả những đấng siêu nhiên, thần, Phật,… đều góp mặt trong các tác phẩm. Trong đó, đáng chú ý là hệ thống các nhân vật thuộc kiểu nhân vật chính diện.
Nghiên cứu kiểu nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục đã được người đi
trước ít nhiều mở đường, khám phá. Tuy nhiên, trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến kiểu nhân vật chính diện trong tập truyện, điều mà trong những nghiên cứu trước đây còn bỏ ngỏ hoặc chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu. Bằng việc sử dụng phương pháp loại hình, người nghiên cứu đã hệ thống, sắp xếp, nhóm các nhân vật chính diện có cùng những điểm tương đồng trong tác phẩm thành những kiểu nhân vật cụ thể, gắn liền với những phẩm chất tốt đẹp như: nhân vật phụ nữ tiết liệt, tài hoa, thủy chung; nhân vật nho sĩ nghĩa khí, dũng cảm, chính trực; nhân vật con người có phép thuật trừ yêu tà hay những đấng siêu nhiên phù trợ, giúp đỡ những người ăn ở hiền lành, đạo hiếu, trừng trị kẻ ác,…. Qua các kiểu nhân
vật chính diện, có thể khẳng định Truyền kỳ mạn lục là bức tranh sinh động, đầy đủ và toàn diện về các mối quan hệ đời sống con người trong xã hội đương thời.
Nghiên cứu Kiểu nhân vật chính diện trong Truyền kỳ mạn lục còn cho ta thấy được Nguyễn Dữ đã thể hiện rõ tinh thần dân tộc. Tinh thần ấy được thể hiện qua việc phần lớn những kiểu nhân vật chính diện mà tác giả dày công xây dựng trong từng tác phầm đều là người nước ta. Các sự kiện xoay quanh nhân vật chính diện cũng được lấy từ các sự tích diễn ra ở nước ta, với mốc thời gian cụ thể là từ khoảng thời nhà Lý đến đời Lê sơ. Không gian xảy ra trong các truyện hầu hết gắn liền với các địa danh từ Nghệ An trở ra. Bởi vậy, Truyền kỳ mạn lục khơng chỉ thấm đẫm giá trị văn chương mà cịn giàu trữ lượng giá trị văn hóa và lịch sử, địa chí.
Bên cạnh đó, khi xây dựng kiểu nhân vật chính diện trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã thể hiện tài năng nghệ thuật viết truyện truyền kỳ của
mình trên nhiều phương diện. Bằng sự kết hợp giữa yếu tố kì ảo với yếu tố hiện thực, tác giả đã làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn cho câu chuyện; tính hấp dẫn, sinh động trong việc xây dựng hình tượng kiểu nhân vật chính diện. Với nghệ thuật trần thuật, tác giả đã sử dụng người kể chuyện có vai trị tồn tri quan sát, chứng kiến mọi sự việc, tình tiết câu chuyện cũng như cả thế giới nội tâm nhân vật, khiến nhân vật hiện lên toàn diện hơn. Đặc biệt, Truyền kỳ
mạn lục của Nguyễn Dữ cịn có sự tiếp thu và ảnh hưởng từ văn học dân gian.
Thế nhưng, tác giả đã có sự chọn lọc và sáng tạo một cách có ý thức chất liệu văn học dân gian như: xây dựng cốt truyện, vận dụng mơ tip trong văn học dân gian. Ơng đã thổi vào những cốt truyện, những mơ típ dân gian ấy một sức sống mới. Qua đó những vấn đề của hiện thực xã hội được tác giả đề cập đến trong Truyền kỳ mạn lục vừa sinh động, hấp dẫn lại vừa chân thực. Đó
những cảnh huống có vấn đề, đầy thử thách, kịch tính để có thể khắc họa rõ nét tính cách nhân vật qua đối thoại, độc thoại cũng như hành động giải quyết vấn đề.
Có thể nhận thấy rằng, dù xây dựng kiểu nhân vật chính diện hay phản diện trong Truyền kỳ mạn lục, hệ tư tưởng quy chiếu chủ đạo và xuyên suốt trong các tác phẩm của tập truyện vẫn là tư tưởng chính thống Nho giáo. Các nhân vật hiện lên có cả mặt tốt, mặt xấu; có điều đã làm và chưa làm được nhưng dù ngợi ca hay phê phán, Nguyễn Dữ cũng chủ yếu đứng trên lập trường đạo đức nho gia, hướng đến mục đích cảnh tỉnh xã hội, tiếp tục khẳng định và mong muốn lập lại trật tự Nho giáo phong kiến. Điều này hoàn toàn phù hợp với bối cảnh xã hội trung đại Việt Nam đương thời mới bước đầu có những biểu hiện suy tàn trong giai đoạn thế kỷ XVI – XVII, khác với phê phán nhằm xóa bỏ trật tự phong kiến trên lập trường tư tưởng nhân văn trong sáng tác của các tác giả văn học trung đại Việt Nam thể kỷ XVIII – XIX, khi chế độ phong kiến nước ta đã đến hồi cáo chung, không thể cứu vãn. Từ những thành công trong việc xây dựng kiểu nhân vật chính diện, có thể nói Nguyễn Dữ đã thể hiện được quan điểm chính trị của mình một cách tinh tế, sâu sắc. Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm cũng hội tụ chủ yếu trong những hình tượng nhân vật chính diện. Đây thực sự là kiểu nhân vật quan trọng góp phần cho ngịi bút của Nguyễn Dữ khẳng định được giá trị của tác phẩm, vị thế của tác giả trong thể loại truyền kỳ trung đại cũng như trong văn học trung đại Việt Nam.
Ngày nay, cuộc sống hiện đại mang đến cho con người nhiều cơ hội để phát triển tài năng, bộc lộ phẩm chất của mình. Tuy nhiên đó cũng chính là những thử thách để con người khẳng định vị trí của mình trong đời sống. Nếu con người khơng có đủ tự tin, tài năng bản lĩnh sẽ dễ sa đọa, ăn chơi, hưởng lạc hoặc chạy theo những ham lợi công danh, tiền bạc mà biến đổi nhân tính,
làm những việc hại người, hại chính bản thân. Với những phẩm chất tốt đẹp từ các nhân vật chính diện trong Truyền kỳ mạn lục đặt trong bối cảnh thời đại ngày nay, theo chúng tôi, sáng tác của Nguyễn Dữ vẫn còn nguyên giá trị, giúp con người hướng thiện, hướng tới hoàn thiện bản thân, xây dựng một xã hội tốt đẹp.
Nghiên cứu hình tượng nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn
Dữ theo hướng loại hình, chúng ta cịn có thể tìm hiểu kiểu nhân vật phản diện trong tập truyện hoặc so sánh loại hình nhân vật trong tác phẩm này với loại hình nhân vật trong những tác phẩm truyền kỳ của văn học trung đại Việt Nam, rộng hơn nữa là truyền kỳ Đông Á, như của Trung Quốc, Hàn Quốc,