Nhân vật con người có phép thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu nhân vật chính diện trong truyền kỳ mạn lục (Trang 50 - 56)

Khảo sát Truyền kỳ mạn lục, chúng tôi nhận thấy có 5/20 truyện xuất

hiện hình tượng kiểu nhân vật con người có phép thuật. Trong các thiên truyện này, có những thiên, hình tượng kiểu nhân vật con người có phép thuật bị nhịa vào hình tượng kiểu nhân vật đạo sĩ (sản phẩm của Đạo giáo) với đặc

điểm là tài ba, phép thuật tinh thơng, có thể trừ được u ma ở hạ giới, giúp người dân tránh được nhiều tai họa. Việc làm của các đạo sĩ ở đây, theo như chúng tơi, chính là một biểu hiện của tư tưởng Nguyễn Dữ: không nguôi, khơng hồn tồn là khơng quan tâm tới xã hội, tới cuộc đời, tới con người nói chung. Nguyễn Dữ về ở ẩn là do không thỏa mãn, không tương đắc được với nhà cầm quyền đương thời chứ không phải là sự tránh đời, tránh nhân dân lầm than, cơ cực. Trái lại, Nguyễn Dữ vẫn bộc lộ, vẫn thể hiện là một nho sĩ quan tâm tới hạnh phúc của nhân dân. Trong các thiên truyện này, chúng ta thấy kiểu nhân vật đạo sĩ dù ở bất cứ nơi nào nhưng khi người dân mắc phải nghiệp oan hay ma quỷ lộng hành, họ vẫn xuất hiện để giúp đỡ.

Đó là sư Pháp Vân trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị. Ông đã giúp gia đình quan hành khiển Ngụy Nhược Chân trừ yêu quái (hiện thân là Long Thúc và Long Quý): “Bấy giờ sư cụ vui vẻ nhận lời. bèn dựng một đàn tràng

ngay trên núi, treo đèn bốn mặt và lấy bút son vẽ bùa dấu. Ước một trống canh thì có đám mây đen mươi trượng bao bọc ở xung quanh đàn, một cơn gió lạnh thổi ào làm cho người phải ghê rờn rợn. Sư cụ cầm cây tích trượng chỉ huy tả hữu, có lúc lại ra khỏi đàn làm bộ quát mắng. Nhược Chân ngồi ở một ngơi nhà phía xa, vén mành trơng trộm; những vắng lặng chẳng thấy gì cả, chỉ nghe trên khơng có tiếng khóc i ỉ, một lúc tiếng tắt mà đám mây cũng tan…”. Làm xong việc thiện, Pháp Vân không nhận bổng lộc vàng bạc gì mà

trở về với núi non - như đã làm xong bổn trách của mình với đời.

Đó cũng là hình tượng nhân vật đạo nhân trong Chuyện cây gạo. Tác

phẩm kể chuyện Trình Trung Ngộ - một tay lái buôn bị hồn ma Nhị Khanh vốn là cháu gái của cụ Hối, chết lúc 20 tuổi quyến rủ khiến Trung Ngộ cuối cùng phải chết theo. Từ đó về sau, hai hồn ma thường bắt người ta phải khấn cầu lễ bái, hễ hơi khơng được như ý thì làm tai làm vạ. Người làng khơng thể chịu được bèn đào mả, phá quan tài, mang hài cốt của hai người vứt xuống

sơng cho trơi theo dịng nước. Trên bờ sơng ấy có một cái chùa, chùa có cây gạo đã sống được trăm năm. Linh hồn hai người bèn nương tựa vào cây gạo ấy làm yêu làm quái. Trước việc làm hại dân như vậy, đạo nhân khi biết chuyện đã không thể làm ngơ: “Ta vốn lấy việc cứu giúp người làm nhiệm

vụ; nay cái việc ta trông thấy, nếu chẳng đem pháp thủ ra thì tức là thấy người chết đuối mà không cứu vớt. Rồi đạo nhân mời họp dân làng, lập một đàn tràng cúng tế, viết ba đạo bùa, một đạo đóng vào cây gạo, một đạo thả chìm xuống sơng, cịn một đạo đốt ở giữa trời; đoạn quát to lên rằng: “Những tên dâm quỷ, càn rỡ đã lâu, nhờ các thần linh, trừ lồi nhơ bẩn, phép khơng chậm trễ, hỏa tốc thực hành”. Một lúc mây gió nổi lên đùng đùng, người đứng trước mấy thước không trông thấy nhau, dưới sơng thì sóng tung cuồn cuộn, vang trời động đất. Sau một hồi gió lạnh mây quang, thấy cây gạo đã bị nhổ bật, cành cây gãy nát và bị tước như tước đay vậy, kế nghe thấy trong khơng có tiếng roi vọt và tiếng kêu khóc. Mọi người ngẩng lên trơng, có 6,7 trăm lính đầu trâu gơng trói hai người mà dẫn đi”. Yêu quái bị diệt trừ,

người làng đã đem rất nhiều tiền của để tạ ơn vị đạo nhân, nhưng đạo nhân phất áo đi vào non sâu, khơng lấy một thứ gì cả.

Truyện yêu quái ở Xương Giang kể về viên quan họ Hoàng, người ở

Lạng Giang, đi xuống Trường An (Kinh đô) lĩnh chức bị hồn của Thị Nghi quyến rũ. Làm quan được một tháng, Hoàng bỗng bị bệnh điên cuồng hoảng hốt, mê lịm đi khơng biết gì. Các thầy cúng đều biết có ma quỷ nhưng khơng biết làm thế nào. Sau đó có người khăn cũ giầy rách ăn mặc lơi thôi đi vào, xem mạch, lấy thuốc cho Hồng uống. Uống thuốc xong, Hồng nơn mửa ra vài đấu bọt dãi rồi nằm thiếp đi. Người con gái cả giận mắng đạo nhân. Người ấy lấy đạo bùa ném ra khiến người con gái liền theo bùa mà ngã bổ nhào xuống đất, thành ra một đống xương trắng. Người ấy lấy nước nóng thất hương rót vào ngực Hồng một lúc Hồng tỉnh lại.

Hay trong Truyện cái chùa hoang ở huyện Đơng Trào, đó là nhân vật người từ trong núi đi ra, mình mặc áo vải, đeo cung cỡi ngựa, được Tư Lập mời về huyện diệt yêu, trừ ma, mang lại cuộc sống bình yên cho dân làng.

Đặc biệt trong hệ thống nhân vật là những con người có phép thuật phải kể đến nhân vật người tiều phu trong Câu chuyện đối đáp của người tiều phu

núi Na. Hình ảnh người tiều phu xuất hiện ngay ở đầu truyện: “Hàng ngày, trong động có một người tiều phu ghánh củi đi ra, đem đánh đổi lấy cá rượu, cốt được no say chứ không lấy một đồng tiền nào”. Như vậy, người tiều phu

được giới thiệu là một người sống ẩn dật nơi thâm sơn cùng cốc. Một cuộc sống mà ở đó “bụi trần không bén tới, chân người không bước tới”. Liệu

chăng lối sống ấy là trốn đời, tránh đời của kẻ sĩ? Câu trả lời được thể hiện trong cuộc đối thoại giữa tiều phu với Trương Công. Trước hết, khi gặp người tiều phu, Trương Công đã giới thiệu bản thân là quan của đương triều, vâng mệnh quân vương đến tuyên triệu người về hợp tác với triều chính. Câu trả lời của người tiều phu đã thể hiện sự thoát li với thế sự đương thời: “Ta là kẻ dật

dân trốn đời, ơng lão già lánh bụi,… chứ có biết gì đâu ở ngồi là triều đại nào, vua quan nào”. Và ngay cả trong câu chuyện vào canh khuya của hai

người, mặc dù “đều là những lời nghĩa lí đáng nghe, những khơng có một câu

nào đã động đến thời sự”. Dường như, người tiều phu đang cố tình lảng tránh

mọi chuyện liên qua đến triều chính. Thế nhưng, Trương Công vẫn chưa dừng lại ở đó. Hơm sau, Trương lại tiếp tục thuyết phục người tiều phu: “Những

bậc quân tử ngày xưa, không phải là không muốn giúp đời hành đạo; khi mà giấu kín một chỗ, chỉ là cịn đợi giá mà thơi. Cho nên tất có bức tiếu tượng đi tìm, rồi sau đơng Thương mới thấm nước, tất có hậu xa đi chở, rồi sâu nội mục mới thành công. Nay phu tử lấy tấm thân vàng ngọc, ôm một bọc kinh ln, ngồi vịng danh lợi, vùi lấp tiếng tăm, trong đám ngư tiều, giấu tài chí trạch, náu mình chốn rừng suối, vang tiếng đến cửu trùng; đốt nến lá, xé áo tơi, nay chính là đến lúc rồi đó. Dám xin bỏ bờ đập Phó Nham, ném cần câu

Vị Thủy, đừng để uổng hoài khát vọng của bao kẻ thương sinh”. Lấy cái quy

luật xử thế của các bậc hiền tài để thuyết phục người tiều phu đem đức tài ra phụng thờ cùng đế vương quả là một cao kiến. Người tiều phu vẫn không những không lung lay mà còn nổi giận đuổi Trương Công: “Kẻ sĩ ai có chí

nấy, hà tất phải vậy!....Nếu cịn tham cầu những cái ngồi phận mình, len lỏi vào đường sĩ tiến, chẳng những xấu hổ với các bậc tiên hiền, lại còn phụ bạc với vượn hạc ở trong núi nữa. Vậy xin ơng đi đi, đừng nói lơi thơi gì nữa”.

Đến lần thuyết phục thứ ba của Trương Công đã đụng chạm đến vấn đề nhạy cảm nhất, quan trọng nhất của một nho sĩ chân chính đó là phụng dưỡng nhân dân. Đây chính là cơ hội để các bậc nho sĩ bộc lộ, khẳng định tài năng, đức độ của mình: “Nếu cịn hơi để ý đến đám dân kia thì bỏ lỡ dịp này khơng ra, tơi

sợ rằng sẽ cùng cỏ cây cùng nát, khơng bao giờ cịn có được dịp gặp gỡ hay gì nữa”. Chính điều này khiến tiều phu phải biến sắc, phải thẳng thắn nói thực

ra suy nghĩ, quan điểm chính trị của bản thân về triều đại cụ thể đương thời: “Ta tuy chân không bước đến thị thành, mình khơng vào đến cung đình,

nhưng vẫn thường được nghe tiếng ơng vua bấy giờ là người như thế nào”.

Không phải tìm về chốn núi rừng ẩn dật là ruồng bỏ, quay mặt với thế sự. Ngược lại, người tiều phu lại biết rất rõ về ơng vua lúc đương quyền: “Ơng ấy

nói thường dối trá, tính nhiều tham dục, đem hết sức dân để đựng cung Kim Âu, dốc cạn của kho để mở phố hoa nhai; phao phì gấm là, vung vải châu ngọc, dùng vàng như cỏ rác, tiêu tiền như đất bùn, hình ngục có của đút là xong, quan chức có tiền mua là được, kẻ dâng lời ngay thì giết, kẻ nói điều nịnh thì thưởng; lịng dân động lay, nên đã xảy ra việc quân sông Đáy, cỡi bờ chếch mếch, nên đã mất dãi đất Cổ Lâu”. Chỉ ra những thói hư tật xấu

trên nhiều phương diện của một vị vua: từ lời ăn tiếng nói thì dối trá; đời sống sinh hoạt thì ăn chơi, hưởng lạc phung phí, hoang dâm vơ độ làm tổn hại sức dân, tiêu hao ngân khố đất nước; công việc triều chính thì lấy tiền của làm thước đo cho mọi giá trị của quan chức… Lời phát biểu của người

tiều phu đã cho thấy bức tranh hiện thực của chế độ phong kiến Việt Nam thế kỷ XVI đã bắt đầu có những rạn nứt, mục ruỗng, mà xuất phát điểm là từ những kẻ cầm quyền.

Tiểu kết chương 2

Trong Truyền kỳ mạn lục, đối lập với những nhân vật phản diện, tiêu

cực, đại biểu cho những cái xấu xa, tàn bạo, bất công, ngang trái, Nguyễn Dữ đã xây dựng những nhân vật chính diện có nhiều mặt tích cực. Nhân vật người phụ nữ, có nàng Nhị Khanh, Vũ Nương vừa đảm đang lại vừa tiết liệt; Lệ Nương, Dương Thị, Túy Tiêu thì thủy chung với người yêu, với chồng. Nhân vật nho sinh, có Ngơ Tử Văn vốn khảng khái, cứng cỏi, khơng chịu sự tà gian; Phạm Tử Hư thì ăn ở phải đạo với thầy của mình; Phật Sinh, Nhuận Chi là những chàng nho sinh vừa hay chữ vừa rất chung tình. Với nhân vật quan lại chính trực, có quan thừa chỉ Hồ Tơng Thốc khẳng định bản lĩnh ngay trên đất người; Dương Đức Công, một vị quan vừa công minh, chính trực lại có tấm lịng nhân hậu; Văn Dĩ Thành tính tình hào hiệp, đem tài đức của mình để trừ diệt bọn ma quỷ, đem lại cuộc sống bình yên cho dân. Với nhân vật siêu nhiên, đó là những thần linh phù trợ xuống trần gian hay những con người có phép thuật thay trời hành đạo, diệt trừ yêu ma làm hại dân lành… Tuy những nhân vật ấy thường biểu hiện phẩm chất qua cái khuôn trung, hiếu, tiết, nghĩa nhưng thực chất lại phản ánh những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và phần nào thể hiện yêu cầu của nhân dân về đạo lý làm người, về những mối quan hệ cần xây dựng trong gia đình và xã hội. Qua hệ thống kiểu nhân vật chính diện, tác giả cũng thể hiện niềm khát vọng, mong ngóng về một thời đại có vua sáng tơi hiền, nhân dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đó là tấm lịng cao đẹp của một nhà nho chân chính như Nguyễn Dữ.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu nhân vật chính diện trong truyền kỳ mạn lục (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)