Nhân vật quan lại chính trực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu nhân vật chính diện trong truyền kỳ mạn lục (Trang 42 - 48)

Trước hết, quan lại là những nhà nho theo học sách vở thánh hiền, thi cử đỗ đạt, ra làm quan phục vụ triều đình phong kiến đương thời. Quan lại chính trực là những vị quan mang những phẩm chất tốt đẹp: ngay thẳng, liêm khiết, đem hết tài năng, đức độ của mình để mang lại sự công bằng, hạnh phúc cho nhân dân, sự phồn thịnh của đất nước.

Trong Câu chuyện ở đền Hạng Vương, quan thừa chỉ Hồ Tông Thốc, trên đường đi sứ sang Trung Quốc, có đi ngang đền Hạng Vương. Ông làm một bài thơ chê chính sách bạo lực của Hạng Vũ. Tối đó, ơng nằm mộng thấy được mời đến cung điện của Hạng Vương và trực tiếp tranh luận với họ Hạng, mạt sát bạo lực, bày tỏ nhân nghĩa, chê chính sách bạo lực của Hạng Vũ nhưng cũng vạch trần thủ đoạn xảo trá của Lưu Bang. Rằng: “Sở đã đành trái

với nhân nghĩa, nhưng Hán cũng chỉ là giống với nhân nghĩa. Họ Hạng nước Sở không được là hạng bá giả mà vua Cao nhà Hán cũng là tạp nhạp”. Và:

xa lắm”,… Đánh giá Lưu Bang và Hạng Vũ như vậy quả là táo bạo. Qua đó,

tác giả đã khẳng định bản lĩnh và khí phách của một sứ thần Đại Việt trên đất người.

Chuyện gã Trà đồng giáng sinh kể chuyện Thiên Tích là con trai của Dương Đức Công - làm quan coi việc hình án trấn Tuyên Quang, xét rõ mọi điều oan khuất, khiến các vụ án đều được rất công bằng. Đến năm 50 tuổi, Đức Cơng vẫn khơng có con trai nối dõi dòng giống, chợt bị ốm nặng, rồi chết. Việc làm lương thiện của Dương Đức Công được Thượng đế khen ngợi, ban cho một người con trai tốt và cho sống thêm 24 năm nữa.

Sau 24 năm, Dương Đức Công không bệnh mà mất, Thiên Tích thương xót rất mực, xa gần ai nấy đều cảm động. Khi hết tang cha, Thiên Tích sớm hơm học hành, không hề trễ biếng. Nhưng gia cảnh nghèo nàn, ăn tiêu khơng đủ, thường tìm những nhà con gái xin vào ở rể nhưng không ai nhận. Sau, nhờ mối nhân duyên với Hán Anh nên “sinh thảnh thơi để chí về đường văn học,

rồi đi thi hai khoa đều đỗ. Ban đầu sinh lĩnh một giáo chức ở kinh, sau thăng lên đề hình, trải hai mươi năm, làm nên đến một vị quan lớn. Ông là một người thờ vua thì trung, giữ mình thì liêm, trải thờ hai triều, chốn miếu đường lấy làm ỷ trọng”. Chỉ vì tâu việc trái ý vua mà Dương Thiên Tích bị vua đầy

đuổi vào phương Nam. Khi qua cửa Hải Khẩu, gia đình gặp nạn lớn. Nhờ sự giúp đỡ của đạo nhân, cả gia đình thốt nạn. Thế nhưng khi thuyền trót lọt đến bờ. Dương bèn từ giã vợ con rồi đi mất. Người ta cho rằng, ông Dương đã đắc đạo thành tiên.

Với nhân vật Dương Đước Công và Dương Thiên Tích trong Chuyện gã trà đồng giáng sinh, Nguyễn Dữ đã ca ngợi những bậc quan lại thanh liêm.

Đó là những vị quan biết cầm quyền thiên hạ, giúp đấng Thiên tử sửa trị âm dương, giữ lịng ngay để gióng giả mọi người. Đồng thời qua đó, Nguyễn Dữ

cũng thể hiện niềm mong ước một thời đại tốt đẹp: vua sáng, tôi hiền theo lý tưởng Nho gia.

Văn Tư Lập trong Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Trào là một ông quan biết chăm lo cho cuộc sống của nhân dân. Ngay khi lĩnh chức đến Đông Trào, thấy những cảnh hoang tàn đổ nát, bèn gióng giả dân đinh các xã đánh tranh ken nứa mà sửa chữa lại ít nhiều. Ngồi ở huyện ấy được một năm, thấy dân quanh huyện khổ về cái nạn trộm cắp, từ gà lợn ngỗng ngan đến cá trong ao, quả trong vườn, phàm cái gì ăn được đều bị mất hết, Tư Lập cho là những đám trộm cắp vặt nhưng kỳ thực là loài ma quỷ, hưng yêu tác quái. Tư Lập đã tìm mọi phương kế cốt để trừ hại giúp dân. Với Truyện cái chùa hoang ở huyện Đông Trào, một mặt, Nguyễn Dữ cho chúng ta thấy: nhà chùa

lúc này hay chứa chấp những kẻ du đãng, bọn vô lại chuyên nghề trộm cắp hại dân, không theo được lối sống chân tu khổ hạnh. Mặt khác, Nguyễn Dữ cũng trong lời bình ở cuối truyện: “những anh quân hiền tướng thường muốn

trừ bỏ mà vẫn không được. Bởi các đấng quân tử cao minh thường có nhiều người giúp rập, chẳng hạn như Tô học sĩ đời Tống, Lương Trạng nguyên đời Lê”. Nguyễn Dữ cũng gửi gắm niềm mong mỏi: “Ước sao có hàng trăm ơng Hàn Xương ra đời, xúm lại mà đánh, đốt hết sạch và chiếm hết nhà mới có thể được”. Đó chính là những bậc quan lại thanh liêm, chính trực dám đứng

lên đấu tranh đến cùng trước những thế lực tàn ác làm hại dân lành.

Bên cạnh những vị quan lại chính trực, mạnh mẽ đứng lên tiêu diệt gian tà hại dân lại có những bậc quan lại, để giữ cốt cách thanh cao của mình trước danh lợi, đã sẵn sàng từ quan một cách dứt khoát, như Từ Thức trong Chuyện

Từ Thức lấy vợ tiên. Từ Thức không chỉ là một ơng quan, mà cịn là một con

người có tâm hồn trong sáng và cao đẹp. Biểu hiện cụ thể trong thiên truyện là một việc làm, tuy nhỏ nhưng rất nhân văn: chuộc lỗi và cởi trói cho người con gái xinh đẹp vì lỡ tay làm gãy một cành mẫu đơn. Mô tả điều này của Từ

Thức là một sự tự ý thức, một thái độ cao ngạo của một con người tài cao học rộng và tâm huyết với con người của Nguyễn Dữ. Đây cũng là cơ hội, là duyên cớ dẫn Từ Thức đến một cuộc sống khác sau này. Từ Thức làm quan, song “vốn tính hay rượu, thích đàn bà, ham thơ, mến cảnh, việc sổ sách bỏ ùn

cả lại, thường bị quan trên quở trách rằng: Thân phụ thầy làm đến đại thần mà thầy không làm nổi một chức tri huyện hay sao!”. Điều mà bình thường sẽ

là đáng lên án nhưng với hoàn cảnh lịch sử cụ thể lúc đó và bản thân con người này không muốn làm quan nữa thì có thể chấp nhận được. Cần thấy rằng, Từ Thức do tập ấm mà làm quan nhưng con người này không chịu gập lưng hầu hạ kẻ quyền q, khơng hám cơng danh, thích tự do, tự tại, ngao du sơn thủy. Từ đó mà khơng dùng dằng, lưỡng lự giữa ở và về. Từ Thức đã về ẩn dật bằng một thái dộ dứt khốt: “Ta khơng thể vì số lương năm đấu gạo mà

buộc mình trong áng danh lợi. Âu là một mái chèo về, nước biếc non xanh vốn chẳng phụ gì ta đâu”. Thái độ từ quan quy ẩn của Từ Thức ở đây có thể

nói là sự kết tinh bao nhiêu hình bóng và tâm sự của kẻ sĩ Việt Nam trước ông, sau ông và đương thời cũng như của chính tác giả. Về với chốn lâm tuyền, Từ Thức như tìm lại được con người mình.

Tuy nhiên, nếu ở các thiên truyện khác như: Chuyện đối đáp của người

tiều phu ở núi Na; Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang, Nguyễn Dữ nói nhiều

tới quan điểm, lối sống ẩn dật của các nhân vật mà trong đó thiên nhiên được nhắc tới rất nhiều và thiên nhiên mang tính hiện thực thì trong Truyện Từ Thức lấy vợ tiên, Nguyễn Dữ đã để nhân vật Từ Thức lên cõi tiên, sống trong

không gian tiên giới. Điều này thể hiện một bước phát triển cao trong tư tưởng của Nguyễn Dữ, muốn tạo ra một sự phân biệt rạch ròi giữa chốn danh lợi phàm tục với chốn thanh cao mà chỉ có những nho sĩ ẩn dật thanh cao mới có thể vươn tới được. Từ Thức đến với cõi tiên đầy sự bất ngờ, ngỡ ngàng: “Lên đến ngọn núi thì bầu trời sáng sủa. Chung quanh toàn là những lâu đài

nguy nga, mây xanh ráng đỏ bám ở lan can, cỏ lạ hoa kì nở đầy trước cửa”.

Do mối lương duyên với Giáng Hương trước đó mà tại chốn lâm tuyền này họ trở thành vợ chồng. Họ sống bên nhau những ngày tháng hạnh phúc. Họ cùng nhau ngâm vịnh thơ ca, thưởng thức các món ăn vơ cùng kỳ lạ mà hạ giới khơng thể nào có được. Thế nhưng ngay khi ở cõi tiên, Từ Thức đã bộc lộ sự thất bại của mình khi đến với nơi đây. Đầu tiên là cái nhìn quá tỉnh táo về cuộc sống của quần tiên: “Nay quần tiên ai về chỗ nấy, sống trong cảnh

quạnh quẽ cơ liêu, đó là vì lịng vật dục khơng nảy sinh, hay cũng có nhưng phải gượng đè nén?”. Rồi tiếp đó là tâm trạng ngóng về trần tục bàng bạc

trong các bài thơ đề vịnh của Từ Thức:

“Sóng nước bao quanh núi một vùng

Mộng về quê cũ lối khôn thông. Mây vàng nước biếc thân nương đậu, Trần giới xa coi ngút mịt mùng.

………………

Mặt suối hoa đào lặng lẽ trôi, Rêu trùm sắc thắm uổng pha phôi. Lưu lang biệt động sao khờ mấy, Thư ngọc buồn tênh giở mấy hồi”.

Cuộc sống nơi tiên giới mới chỉ được một năm mà Từ Thức đã nhớ về cố hương da diết: “Những đêm sương sa gió thổi, trơng thấy trăng dịm cửa sổ,

sóng tóe đầu giường, đối cảnh chạnh lịng, một mối buồn bâng khuâng quấy nhiễu khiến không sao ngủ được”. Với việc miêu tả tâm trạng của Từ Thức,

Nguyễn Dữ đã vượt xa ký sự lịch sử vốn ít chú trọng đến tính cách và cuộc sống riêng tư của nhân vật, và cũng ra ngồi khn khổ của truyện cổ dân gian vốn ít đi sâu vào nội tâm nhân vật. Tâm trạng ấy đã thơi thúc Từ Thức bộc lộ nỗi lịng với Giáng Hương: “Tơi bước khách bơ vơ, lịng q bịn rịn, lệ

hoa thánh thót, lịng cỏ héo hon, dám xin thể tình mà cho được tạm về, chẳng hay ý nàng thế nào?”.

Nếu trước kia Từ Thức dứt áo từ quan nhẹ nhàng tựa lơng hồng thì nay khi từ biệt cõi tiên, chàng có phần bin rịn, phải đưa ra lời hẹn ước trở lại cùng Giáng Hương: “sẽ lại đến đây với nàng cùng già”. Điều gì khiến Từ Thức phải băn khoăn như vây? Đó chính là sự đổi thay hồn tồn từ cảnh vật đến con người khi Từ Thức trở lại trần gian. Từ Thức trở về quê cũ mà bỗng trở thành người xa lạ. Trước cảnh huống đó, chàng lại muốn lên xe mây trở lại cõi tiên, nhưng xe đã hóa thành con chim loan mà bay mất. Không thể quay lại cõi tiên, sống ở chính quê hương mà thành người xa lạ, lạc lõng, cơ đơn, Từ Thức rơi vào một hồn cảnh tưởng chừng như tuyệt vọng. Một con người được xem là tài tử, phóng khống thế mà có lúc cũng phải bế tắc, bất lực trong tư tưởng và hành động của Từ Thức. Để rồi chàng lại ra đi: “Chàng bèn

mặc áo cừu nhẹ, đội nón lá ngắn, vào núi Hồnh Sơn, rồi sau khơng biết đi đâu mất”.

Xây dựng nhân vật Từ Thức trong “Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên” phải chăng Nguyễn Dữ đã gửi gắm tâm sự, những khát vọng và cả sự thể nghiệm cuộc sống của chính ơng? Nguyễn Dữ cũng ra làm quan, rồi từ quan về ở ẩn. Nhưng khi ở ẩn, ông đã không chọn quê nhà Hải Dương mà chọn núi rừng Thanh Hóa. Nhân vật Từ Tức cũng vậy: làm quan nhưng vì bất mãn nên đã từ quan; lên cõi tiên nhưng lại mong ngóng cố hương; trở lại q thì thành người xa lạ, lạc lõng. Đó là một sự bùi ngùi, một cảm giác xót xa, vừa như níu kéo, nuối tiếc, lại vừa như một sự phủ định hiện tại, chối từ thế tục mà lịng vẫn mãi ngóng trơng. Như đánh giá của Nguyễn Phạm Hùng, Chuyện Từ Thức lấy

vợ tiên là tác phẩm thể hiện sự “tìm kiếm khơng ngi về lẽ sống, hạnh phúc,

lý tưởng” của Nguyễn Dữ [13, tr.117)]. Hay như nhận xét của Bùi Duy Tân qua tác phẩm này: “rõ ràng ở ẩn chẳng qua là bất đắc dĩ, và khi bất đắc dĩ

chọn con đường lánh đục về trong, hình như Nguyễn Dữ vẫn coi vị trí của mình là ở giữa cuộc đời. Cũng chính vì vậy mà tuy có lúc bi quan, yếm thế nhưng Nguyễn Dữ khơng tuyệt vọng” [43, tr.391)]. Đúng là Nguyễn Dữ đã không bao giờ tuyệt vọng. Con đường, sự lựa chọn của Từ Thức hay Nguyễn Dữ đã đi, đã chiêm nghiệm và thể nghiệm chính là một khát vọng ln hướng về thế tục, về nhân tình thế thái cho hậu sinh suy ngẫm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu nhân vật chính diện trong truyền kỳ mạn lục (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)