Trước Nguyễn Dữ, các tác giả truyện kì ảo hầu như chỉ viết về hành trạng của các nhân vật quan trọng: các anh hùng dân tộc, vua chúa, các bậc tu hành hiển thánh, các nhân vật thần và bán thần, … mà cuộc đời gắn liền với những sự kiện lớn lao trong lịch sử. Đến Truyền kỳ mạn lục, hiện thực khơng chỉ cịn đóng khung trong những bối cảnh trọng đại, chỉ liên quan đến các bậc vua chúa và quốc gia đại sự mà còn gắn với cả những sự kiện và những con người bình thường, thậm chí cả những người thuộc tầng lớp dưới đáy của xã hội. Trong Truyền kỳ mạn lục, riêng với kiểu nhân vật chính diện, Nguyễn Dữ đã xây dựng nhiều nhân vật của đời thường như: Túy Tiêu - một con hát được một vị quan lớn tặng cho bạn, Vũ Nương - một người vợ lính, Mao Tử Biên - một chàng thư sinh lên kinh đô ăn học, Từ Thức - một ông quan trẻ chán cơng danh phú q, …. Dù vậy, những con người bình thường đó khơng hề làm giảm đi giá trị của tập truyện; ngược lại, chính họ đã khẳng định tài trí và sức mạnh của con người trước các thế lực siêu nhiên, cường quyền, hắc ám. Ví như trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Ngô Tử Văn chỉ là một kẻ sĩ ở trần gian, vì cứng cỏi mà dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu quỷ, rửa hờn được cho cả thần linh và con người. Lấy cái kỳ ảo để phản ánh hiện thực, tác giả đã tái hiện sự thật một bộ phận quan lại ăn của đút lót, cấu kết với nhau để bưng bít cho kẻ xấu làm hại dân lành. Hay như Truyện cái chùa hoang ở huyện Đông Trào, Nguyễn Dữ đã lấy cái kỳ ảo là thế giới siêu nhiên thần,
Phật để đả kích nạn trộm cắp hoành hành khắp nơi làm hại dân lành. Dưới con mắt của tác giả, các thần, Phật hiện lên như những kẻ sa đọa, tham lam và
thật hài hước. Có thể nói “dưới hình thức truyền kỳ, người cầm bút có thể trực diện với hiện thực đương thời và dễ dàng “lách” vào những miền cấm kỵ” [27, tr. 41]. Đồng thời qua truyện, tác giả cũng ca ngợi nho sĩ quan lại Văn Tư Lập là một vị quan biết chăm lo cho đời sống của nhân dân, khẳng định chính nghĩa thắng gian tà.
Bằng việc kết hợp tài tình giữa yếu tố kỳ ảo và hiện thực trong Truyền
kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã thể hiện quan hệ biện chứng giữa số phận văn học
và những sự kiện lịch sử. Trong những truyện có bóng dáng của yếu tố lịch sử, tác giả đã không bị lệ thuộc vào các sự kiện lịch sử, không lấy các sự kiện lịch sử làm đối tượng chính cho tác phẩm của mình mà chính là nhân vật. Ví như trong Chuyện Lệ Nương, mối tình giữa người cơ gái Lệ Nương và chàng trai Phật Sinh gắn liền với số phận đau thương của dân tộc; trong Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa, lại gắn liền với công cuộc khôi phục nền văn hiến của
dân tộc, trong đó có văn học; trong Chuyện người tiều phu núi Na, nói về việc chiếm ngơi của Hồ Q Ly. Chính những sự kiện lịch sử nhưng được tác giả hư cấu bằng bút pháp kỳ ảo đã tạo ra những khoảng khơng trong trí tưởng tượng người đọc, đồng thời thể hiện quan niệm của nhà văn trước những vấn đề lịch sử và xã hội đương thời. Điều này đã cho thấy tác phẩm của ông rất gần gũi với truyện ngắn hiện đại.
Giá trị hiện thực trong Truyền kỳ mạn lục là vô cùng to lớn. “Lần đầu tiên trong lịch sử văn xi dân tộc và cũng có thể nói rằng lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, Nguyễn Dữ đã dựng lên trong tác phẩm của mình một bức tranh hiện thực đa dạng, sinh động và hết sức sâu sắc” [47, tr. 210]. Bức tranh hiện thực phong phú ấy đã được tác giả Bùi Duy Tân khái quát cụ thể rằng: “Trong Truyền kỳ mạn lục có loại truyện vạch trần chế độ đen tối của giai cấp thống trị phong kiến suy thối, đã kích hơn qn bạo chúa, tham quan nhũng lại, đồi phong bại tục, đồng tình với cảnh ngộ của người dân lương thiện bị
chà đạp, hà hiếp, gián tiếp phản ánh sự phẫn nộ của quần chúng trước những tệ lậu của xã hội phong kiến. Có loại truyện nói đến tình u trai gái, hạnh phúc lứa đơi, tình nghĩa vợ chồng; lại có truyện viết về đời sống lý tưởng của kẻ sĩ, nổi bật trong đó là đời sống của tầng lớp nho sĩ ẩn dật …”[21, tr. 506- 507]. Thế nhưng hiện thực trong Truyền kỳ mạn lục lại nhuốm màu sắc kỳ ảo, điều đã cho phép nhà văn khám phá tâm hồn nhân vật ở một thế giới mới lạ. Ở thế giới này, nhà văn đã thể hiện được lí tưởng của mình về lẽ cơng bằng trong xã hội, về quan điểm thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà mà đơi khi ở thực tại khơng tìm thấy.