Nghệ thuật sử dụng điển cố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu nhân vật chính diện trong truyền kỳ mạn lục (Trang 69 - 72)

Nghệ thuật sử dụng điển cố cũng là một trong những nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của tập truyện Truyền kỳ mạn lục. Qua đó, tác giả đã thể hiện

dụng cơng xây dựng kiểu nhân vật chính của mình. Bằng cách sử dụng chất liệu nghệ thuật điển cố để xây dựng kiểu nhân vật chính diện trong tập truyện, hình tượng nhân vật hiện lên vừa sinh động, hấp dẫn, có máu thịt vừa thể hiện rõ phẩm chất, tính cách. Ví như bài thơ của quan thừa chỉ Hồ Tơng Thốc đề ở đền Hạng Vương nhân đi qua đó:

“Non nước trăm hai nổi bui hồng,

Đem đoàn tử đệ đến Quan Trung. Khói tan Hàm Cốc cung châu lạnh, Tuyết rã Hồng Môn đấu ngọc không. Thua chạy trời xuôi đường Trạch Tả, Quay về đất lấp nẻo Giang Đông. Năm năm lăn lộn hồi cơng cốc,

Cịn được vùi trong mã Lỗ cơng.”

Quan Trung, Hàm Cốc, Hồng Môn, Trạch Tả, Giang Đông. Với việc sử dụng các điển cố này, Nguyễn Dữ đã diễn đạt một cách hàm súc và sinh động về sự hiểu biết lịch sử của vị quan lại đất Việt. Qua đó khẳng định tài trí của nhân tài đất Việt ngay trên đất người.

Bên cạnh đó, khi xây dựng kiểu nhân vật chính diện là các nhà nho, trong lời bàn luận về chính sự, đạo lý của các nhân vật, tác giả thường sử dụng các điển cố, điển tích. Ví như lời Dương Trạm khuyên răn người học trò Tử Hư trong Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên tào: “Nay ta bảo rõ anh nghe: trong khoảng trời đất báo ứng luân hồi, chỉ có hai lồi thiện ác. Người chăm làm thiện, tuy hãy cịn sống, tên đã ghi ở Đế đình, người hay làm ác, không đợi đến chết, án đã thành ở địa phủ. Cho nên Nhan Hồi lúc sống trong ngõ hẻm mà chết được làm chức Tu văn, Vương Bàng ngày thường có nết kiêu ngạo mà chết phải máu rây mặt đất”. Tác giả đã sử dụng điển cố Nhan

Hồi là học trò của đức Thánh Khổng, nghèo khó ở trong ngõ hẹp mà vẫn vui vẻ, năm 32 tuổi mất. Sau đời Tấn, có Tơ Thiều chết đi rồi lại hồi tỉnh, người em hỏi chuyện dưới đất thì Thiều nói: Hai ơng Nhan Hồi và Bốc Thương hiện được làm chức Tu văn ở dưới đất. Cịn điển tích Vương Bàng kể về chuyện một lần Kinh công thấy một kẻ lại cũ của mình đã chết từ lâu hiện về và dẫn ông đến Vương Bàng đương bị ngục tốt cùm kẹp, máu vấy ra đầy đất. Với các dẫn chứng về nhân quả báo ứng trong sử sách, Dương Trạm muốn khuyên nhủ người học trị của mình theo chí hướng làm người tốt đẹp để sau này được hưởng phúc. Đó cũng chính là lời khuyên, bài học nhân sinh sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm thông qua nhân vật.

Hay lời của Trương Công trong trong Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na: “Cho nên tất cả bức tiếu tượng đi tìm rồi sau đồng Thương mới thấm nước, tất có cỗ hậu xa đi chở rồi sau nội Mục mới thành công. Nay phu tử lấy tấm thân vàng ngọc ôm một bọc kinh ln, ngồi vịng vinh lợi, vùi

lấp tiếng tăm trong đám ngư tiều, giấu tài trí trạch náu mình chốn rừng suối, vang tiếng đến cửu trùng, đốt nón lá, xé áo tơi, nay chính là đến lúc rồi đó. Dám xin bỏ bờ đập Phó Nham, ném cần câu Vị Thủy, đừng để uổng hoài khát vọng của bao kẻ thương sinh.” Trong lời dụ của mình, Trương Cơng lấy câu

chuyện vua Cao Tông nhà Thương chiêm bao thấy Thượng đế cho một người giúp rập rất tốt, bèn theo đó vẽ một bức hình, rồi sai người đem bức hình đi tìm, quả nhiên tìm được ơng Phó Duyệt đương đắp bờ đập ở đất Phó Nham, đón về lập làm tướng theo như điềm báo; vua Văn Vương nhà Chu đi săn gặp ông Lã Vọng câu cá ở sông Vị Thủy, mời lên xe sau trở về, tôn làm bậc thầy. Lã Vọng sau bày thạch đồ bát trận đánh được nhà Ân ở đồng Mục Dã. Để thuyết phục người ẩn sĩ ra giúp Hồ Quý Ly, Trương Công đã dùng những câu chuyện cũ được lưu truyền lâu đời để làm lí lẽ cho lập luận của mình. Sức nặng thuyết phục trong lời nói của nhân vật vì thế cũng được tăng lên.

Cùng với đó, điển cố được sử dụng có tác dụng làm cho câu chuyện thêm phần chân thật, sinh động và khắc họa rõ hơn cảnh ngộ, tính cách nhân vật. Ví như lời than của nàng Vũ Thị Thiết khi bị chồng nghi oan có nhiều hình ảnh quen thuộc nhưng vẫn đầy sức biểu cảm, đã cho thấy rõ hơn bi kịch của nàng: “Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi

thất. Đâu ngờ ân tình tựa lá, gièm báng nên non. Nay đà bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bơng hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu cịn có thể lại lên núi Vọng phu kia nữa…”. Qua đó, người đọc cảm thương trước nỗi oan

tình của nàng, đồng thời lên án đức ơng chồng vì sự ghen tng mù qng mà trở nên vũ phu, tàn bạo, dồn người vợ đến bước đường cùng. Lời khấn cầu của nàng trước bến Hoàng Giang với những điển cố: ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mỹ đã tập trung khắc họa đậm nét phẩm chất tiết liệt của nàng và dễ được người đọc thấu hiểu, cảm thơng.

Như vậy, có thể nói, việc vận dụng điển cố qua lời kể, lời thoại trong

Truyền kỳ mạn lục đã mang đến nhiều tác dụng khác nhau, làm tăng giá trị

nghệ thuật của từng tác phẩm. Đặc biệt qua đó góp phần khắc họa rõ nét hơn phẩm chất, tính cách của kiểu nhân vật chính diện trong tập truyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu nhân vật chính diện trong truyền kỳ mạn lục (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)