Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 110 - 116)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Khu Công Nghiệp Phú Tài không thể tách rời hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Vì vậy, để mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh, một vấn đề quan trọng là phải có sự hỗ trợ, chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong việc định hướng tín dụng, chỉ đạo kế hoạch kinh doanh, hỗ trợ đào tạo, xây dựng cơ chế chính sách liên quan… nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng một cách an toàn, hiệu quả. Để làm được điều đó, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần:

-Xây dựng chính sách cho vay khách hàng cá nhân phù hợp theo từng thời kỳ và nhất quán làm định hướng cho hoạt động tín dụng nhất là trong tình hình dịch bệnh như hiện nay. Các chi nhánh căn cứ vào định hướng này để xây

dựng cơ cấu cho vay trung dài hạn theo ngành nghề cũng như bám sát kế hoạch về dư nợ, lợi nhuận… đã được giao.

-Hướng dẫn thực hiện các văn bản chế độ liên quan đến nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân, thẩm định một cách đầy đủ, kịp thời làm căn cứ thực hiện trong toàn hệ thống. Đồng thời, định kỳ tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cán bộ quan hệ khách hàng cho các Chi nhánh, khuyến khích công tác tự đào tạo nâng cao trình độ.

-Chỉ đạo sát sao, kịp thời các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh; hỗ trợ Chi nhánh trong việc triển khai các chương trình phục vụ các ngành định hướng Chi nhánh làm đầu mối trong quan hệ.

-Xây dựng chính sách hợp lý đối với cán bộ quan hệ khách hàng: cơ chế lương, thưởng, phụ cấp, quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân.

-Hỗ trợ thông tin tổng hợp về ngành kinh tế, thông tin kinh tế vĩ mô khác và thường xuyên cập nhật các thông tin kinh tế xã hội liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, cung cấp và hướng dẫn sử dụng phầm mềm hỗ trợ công tác thẩm định tại Chi nhánh.

-Rút ngắn thời gian xét duyệt các khoản vay vượt thẩm quyền của Chi nhánh, vừa hỗ trợ Chi nhánh giữ chân các khách hàng lớn vừa đảm bảo cơ hội kinh doanh cho khách hàng.

-Hỗ trợ Chi nhánh trong việc xử lý nợ xấu bằng một loạt các giải pháp cụ thể như: hỗ trợ xử lý tài sản, sử dụng dự phòng rủi ro…

-Tiếp tục cập nhật đổi mới công nghệ ngân hàng để phục vụ tốt nhất cho khách hàng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của cả hệ thống.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong thời gian qua, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đã khẳng định được vai trò tích cực của mình không chỉ đối với ngành Ngân hàng, đối với khách hàng mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Từ mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Khu Công Nghiệp Phú Tài trong giai đoạn 2018-2020, luận văn đã đưa các giải pháp: về chính sách cho vay khách hàng cá nhân; Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường kiểm tra, giám sát tín dụng; Tăng cường hiệu quả đảm bảo tín dụng; Tăng cường công tác kiểm soát nợ quá hạn, nợ xấu… nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh. Những giải pháp này vừa mang tính nghiệp vụ chuyên môn vừa mang tính tổng thể dài hơi, tác giả mong rằng những giải pháp này phần nào có thể giúp Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Khu Công Nghiệp Phú Tài hoạt động ngày càng hiệu quả hơn trong giai đoạn mới, đồng thời góp phần phát triển kinh tế của địa phương một cách bền vững hơn.

Ngoài ra, luận văn đã kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và các sở ban ngành, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nhằm tạo nên một môi trường kinh doanh hiệu quả hơn; để Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Khu Công Nghiệp Phú Tài có điều kiện góp phần tích cực hơn nữa vào các mục tiêu chung phát triển kinh tế địa phương.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Khu Công Nghiệp Phú Tài góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Chi nhánh, luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau: Một là, luận văn trình bày cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại. Trong đó đề cập khái niệm, đặc trưng, phân loại tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại; khái niệm, các chỉ tiêu phản ánh và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại.

Hai là, luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Khu Công Nghiệp Phú Tài thông qua số liệu cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn năm 2018 đến năm 2020 từ đó xác định những kết quả đạt được đồng thời, cũng nêu lên những hạn chế cần khắc phục như: nợ quá hạn năm 2020 tăng, tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn năm 2020 tăng, tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân chủ yếu tập trung vào mục đích sản xuất kinh doanh và những nguyên nhân của những hạn chế như: Chưa tách bạch các khâu, quy trình nghiệp vụ trong hoạt động cho vay cá nhân nhằm tạo sự đồng bộ cũng như tăng tính chuyên nghiệp trong công tác phục vụ khách hàng; trình độ cán bộ nhân viên không đồng đều, việc đào tạo chưa đáp ứng kịp thời những nhu cầu đòi hỏi lớn và ngày càng cao đối với cán bộ; do tình hình dịch bệnh covid 19 kéo dài, ảnh hưởng bởi lũ lụt nên tình hình kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn; do thói quen sử dụng tiền mặt và e ngại sử dụng nguồn vốn ngân hàng của người dân.

Ba là, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và những định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, luận văn đưa ra các nhóm

giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân như: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Về chính sách cho vay khách hàng cá nhân; Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tín dụng; Tăng cường đảm bảo tín dụng; Tăng cường công tác kiểm soát nợ quá hạn, nợ xấu. Và một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và các sở ban ngành, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Tác giả mong muốn những đóng góp của luận văn sẽ giúp Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Khu Công Nghiệp Phú Tài nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân cũng như góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững vị thế của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh KCN Phú Tài trong thời kỳ cạnh tranh, hội nhập như hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Trần Thị Hồng Nhung (2017), Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Quảng Bình, Học viện Hành chính quốc gia.

[2] Dương Thị Hằng (2019), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP Công Thương Chi nhánh TP Vinh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

[3] Nguyễn Thị Lan Hương (2021), Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lệ Thuỷ, Trường Đại Học Huế.

[4] Tô Ngọc Hưng (2014), Tín dụng ngân hàng, NXB Lao động xã hội.

[5]Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động xã hội.

[6] Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Lao động xã hội.

[7] Duy Minh (2018), Chú trọng chất lượng tín dụng, https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/chu-trong-chat-luong-tin-dung- 139526.html.

[8] Lê Thị Thanh Mỹ (2017), Hoàn thiện phân tích chất lượng tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Định, luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính Hà Nội.

[9] Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. [10] Trần Thanh Phúc (2017), Phân tích chất lượng tín dụng tại Ngân hàng

thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Quang Trung, Tạp chí Công Thương số tháng 4/2017.

Nhà xuất bản thống kê. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

[12] Nguyễn Văn Tiến (2013), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê. [13] Vương Hồng Tiến (2019), Nâng cao chất lượng cho vay cá nhân tại Ngân

hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Con Cuông Tây Nghệ An, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

[14] Hà Thanh Việt và các cộng sự (2019), Giáo trình tài chính – Tiền tệ, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

[15] Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư số 01/VBHN-NHNN Văn bản hợp nhất Thông tư số 02/2013/TT-NHNN và Thông tư số 09/2014/TT- NHNN của Thống đốc NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngày 31/3/2014.

[16] Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng,

http://portal.tcvn.vn/sites/head/vi/tin-chi-tiet-mot-so-khai-niem-ve- quan-ly-chat-luong-tham-khao-

d24fa950.aspx?AspxAutoDetectCookieSupport=1

Tiếng Anh

[17] Crook, J.N., Edelman, D.B., Thomas, L.C. (2007), Recent developments in consumer credit risk assessment, European Journal of Operational Research, 183 (3), 1447-1465.

[18] Řezáč, M., Řezáč, F. (2010), How to measure quality of credit scoring models, In: Compstat’ 2010 proceedings. Paris.

Các trang website

[19] http://tapchinganhang.gov.vn/ [20] https://www.sbv.gov.vn/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 110 - 116)