5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.5. Các phần mềm xử lý số liệu
- Các giá trị chiều cao pic, thế đỉnh pic trên các đồ thị của các phép đo điện hóa được tính toán bằng chính phần mềm tương ứng với từng phép đo PGSdynam và DPP trong thiết bị phân tích CPA-HH5.
- Việc xử lý thống kê, tính toán độ lặp lại của phép phân tích chì trên các điện cực đã chế tạo được thực hiện bằng phần mềm Excel 2013, Origin 8.5.1.
- Đường chuẩn và phương trình đường chuẩn phân tích Pb, Cd được xây dựng trên phần mềm Excel 2013, Origin 8.5.1.
- Giới hạn phát hiện LOD là nồng độ nhỏ nhất của chất phân tích tạo ra được một tín hiệu có thể phân biệt một cách tin cậy với tín hiệu trắng (tín hiệu nền).
y = yB + 3B hay y = yB + 3SB (2.3)
Trong đó: y là LOD hoặc tín hiệu ứng với LOD. Biết tín hiệu y sẽ tính được LOD từ phương trình đường chuẩn hồi quy tuyến tính:
y = a + b.x → LOD = x = (2.4) yB là nồng độ hoặc tín hiệu mẫu trắng
B (hoặc SB) là độ lệch chuẩn của nồng độ hoặc tín hiệu mẫu trắng.
yB và SB được xác định như sau: Tiến hành thí nghiệm để thiết lập phương trình đường chuẩn y = a + bC. Từ đó xác định yB và SB bằng cách chấp nhận yB (tín hiệu mẫu trắng) là giá trị của y khi x = 0 → yB = a (đoạn cắt trên trục tung của đường chuẩn hồi quy tuyến tính) và SB = Sy (độ lệch chuẩn của tín hiệu y trên đường chuẩn):
(2.5) Ở đây: yi là giá trị thực nghiệm của y
Yi là các giá trị tính từ phương trình đường chuẩn của y. Sau đó, tính tín hiệu ứng với LOD theo (2.1):
y = yB + 3SB = a + 3Sy (2.6) Thay y ở (2.4) vào (2.2), ta sẽ được công thức tính LOD:
(2.7) Ở đây, b là độ dốc của đường chuẩn hồi quy tuyến tính.
- Giới hạn định lượng LOQ là tín hiệu hay nồng độ thấp nhất của chất phân tích mà hệ thống định lượng được.
LOQ = 10Sy/b 3,3LOD (2.8)
Để xác định LOD, người ta xây dựng đường chuẩn tuyến tính ở gần gốc tọa độ, hay trong khoảng hẹp của nồng độ các chất ở gần gốc tọa độ.
(y a) b − ( ) 2 1 2 − − = = = n Y y S S n i i i y B 3,0×S y LOD = b
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN