5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.3. Diện tích hoạt động điện hóa của điện cực PtNPs/GC với EPt khác nhau
khác nhau
Diện tích hoạt động điện hóa (Ahd) của điện cực PtNPs/GC chế tạo ở các thế lắng đọng khác nhau được tính theo phương trình Randle – Sevcik từ giá trị dòng píc đo được trên đường Von - Ampe và các giá trị n, D, C, đã biết.
Hình 3.6: Đường CV của điện cực PtNPs/GC chế tạo ở các EPt khác nhau trong dung dịch K3[Fe(CN)6] 5 mM trong đệm photphat 0,1 M, pH = 7, tốc độ quét thế 0,1 V/s và
đồ thị diện tích hoạt động điện hóa của điện cực PtNPs/GC theo EPt.
Trong nghiên cứu này, dung dịch điện li sử dụng là K3[Fe(CN)6] 5 mM pha trong đệm photphat 0,1 M, pH = 7 với các thông số sử dụng để tính toán theo phương trình Randle – Sevcik là: C = 5.10-6 (mol/ cm3); D= 5,69.10-6(cm2/s); 𝜐 = 0,10 (V/s). Kết quả chiều cao píc khử Fe(III) → Fe(II) và diện tích hoạt động điện hóa của các điện cực được trình bày trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Diện tích hoạt động điện hóa của điện cực PtNPs/GC với EPt khác nhau
GC PtNPs/GC
0,2 V 0,0 V -0,2 V -0,3 V -0,5 V Ipc .10-6 (A) 44,11 150,63 156,61 186,41 164,31 95,59
Ahd. 10-2(cm2) 4,35 14,86 15,45 18,39 16,21 9,43
Theo kết quả trên Bảng 3.1, so với diện tích hoạt động điện hóa trên điện cực nền GC, Ahd của các điện cực PtNPs/GC tăng lên và tăng dần theo chiều giảm của thế lắng đọng (EPt) từ 0,2 V đến -0,2 V và sau đó giá trị này giảm xuống khi EPt là -0,3 V, -0,5 V. Sự biến đổi này (có thể được quan sát rõ hơn trên đồ thị trong Hình 3.6) là phù hợp với sự biến đổi của chiều cao píc khử Fe(III) trên đường Von - Ampe ghi được.
Như vậy, điện phân tạo Pt nano trên điện cực nền GC ở thế áp -0,2 V sẽ thu được bề mặt có diện tích hoạt động điện hóa lớn nhất.