Khảo sát ảnh hưởng của thế lắng đọng (EPt) đến thành phần của bề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo điện cực plantium glassy carbon bằng phương pháp lắng đọng điện hóa và ứng dụng phân tích lượng vết ion cadimi, chì trong nước (Trang 50 - 52)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của thế lắng đọng (EPt) đến thành phần của bề

3.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của thế lắng đọng (EPt) đến thành phần của bề mặt điện cực bề mặt điện cực

Để xác định thành phần các nguyên tố có mặt trên bề mặt điện cực PtNPs/GC theo EPt chế tạo khác nhau chúng tôi đã nghiên cứu phổ tán xạ năng lượng tia X của điện cực PtNPs/GC ở các điều kiện EPt khác nhau. Kết quả thu được ở Hình 3.4.

Hình 3.4: Phổ tán xạ năng lượng tia X của PtNPs/GC tại -0,3 V và tỉ lệ % khối lượng của Pt trên bề mặt điện cực ở điều kiện chế tạo EPt khác nhau

Kết quả phân tích phổ EDX (Hình 3.4) cho thấy thành phần của bề mặt điện cực PtNPs/GC ngoài các nguyên tố C, Pt thì không xuất hiện nguyên tố

nào khác. Dựa vào bảng trong Hình 3.4 cho thấy tỷ lệ phần trăm khối lượng Pt tăng theo EPt từ 0,2 V đến -0,3 V và sau đó giảm (-0,5 V).

3.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của thế lắng đọng (EPt) đến hình thái, cấu trúc bề mặt điện cực PtNPs/GC

Ảnh hưởng của thế lắng đọng (EPt) đến hình thái, cấu trúc bề mặt điện cực PtNPs/GC được chỉ ra ở Hình 3.5.

Hình 3.5: Ảnh SEM của điện cực Pt/GC với EPt là 0,2 V (A); 0,0 V (B); -0,2 V (C); -0,3 V (D); -0,5 V (E).

Tại 0,2 V trên bề mặt GC bắt đầu hình thành platin với cấu trúc dạng hạt rất nhỏ. Khi áp thế 0,0 V do năng lượng được cung cấp nhiều hơn nên lúc này Pt tập trung lại thành các hạt lớn hơn. Ở thế -0,2 V hình thành Pt với cấu trúc là những hạt hình bông hoa có nhiều cánh (quan sát ở Hình 3.5C), nguyên nhân có thể là do xảy ra sự thoát khí H2 cùng với sự hình thành Pt và chính sự

thoát khí H2 đồng thời với sự hình thành và phát triển của các tinh thể Pt tạo nên cấu trúc bề mặt điện cực là những bông hoa. Chính cấu trúc những bông hoa này dẫn đến làm tăng diện tích hoạt động điện hóa của điện cực. Khi áp EPt là -0,3 V cấu trúc bề mặt điện cực vẫn là những hạt hình bông hoa với nhiều cánh nhưng lượng Pt sinh ra nhiều hơn, bắt đầu xảy ra hiện tượng kết đám. Tại -0,5 V, bề mặt điện cực lúc này là màng mỏng Pt trên GC, ngoài ra trên bề mặt xuất hiện khá nhiều điểm đen, là chỗ trống của bề mặt nền GC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo điện cực plantium glassy carbon bằng phương pháp lắng đọng điện hóa và ứng dụng phân tích lượng vết ion cadimi, chì trong nước (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)