Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng Nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức chăm sóc phòng chốngloét của người chăm sóc chính người bệnh liệt nửa người do đột quỵ não tại khoa thần kinh bệnh viện bạch mai năm 2017 (Trang 57 - 60)

4.1.1. Đặc điểm chung của người bệnh liệt nửa người do đột quỵ não.

Về lứa tuổi: Độ tuổi trung bình của người bệnh đột quỵ não là 64,58 ± 10,52 tuổi. Nhóm tuổi bị liệt nửa người do ĐQN nhiều nhất là 61 – 75 tuổi (47,5%). Nhóm tuổi ít nhất bị liệt nửa người do ĐQN là 76 – 90 tuổi (15,0%) (p<0,05) (Bảng 3.1).Điều đó cho thấy người bệnh mắc ĐQN hầu hết là những người từ trung niên trở đi, đặc điểm này phù hợp với nhiều nghiên cứu[13],[ 15],[ 19] . Mặt khác độ tuổi trung bình trong nghiên cứu này lại thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Văn Tuấn (2007), trong nghiên cứu tác giả khảo sát 100 người bệnh sau ĐQN sau ra viện, kết quả cho thấy tỷ lệ hiện mắc tai biến mạch máu não tăng dần theo nhóm tuổi, tuổi mắc bệnh trung bình là 67,96 ± 10,86 trong đó nhóm tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ cao nhất 76,75 % [22]. Và nghiên cứu của tôi cũng thấp hơn nghiên cứu cứu về “Một số đặc điểm về dịch tễ học Đột quỵ não và hiệu quả bài tập PHCN tại nhà ở tỉnh Khánh Hòa (2012)” tác giả đã tìm hiểu ở toàn bộ số dân 104.500 ngươi, phát hiện 308 ĐQN, kết quả cho thấy số người bệnh sau ĐQN tăng dần theo nhóm tuổi có độ tuổi trung bình 64,49 ± 11,5 tuổi [18]. Mặc dù có sự khác biệt về độ tuổi trung bình ở nghiên cứu này và một số nghiên cứu khác,tuy nhiên tất cả các nghiên cứu đều cho thấy một điều rằng những người bị ĐQN hầu như đều ở độ tuổi từ trung niên trở đi. Theo Nguyễn Văn Chương [9] thì tuổi cao là yếu tố nguy cơ cao nhất gây ra ĐQN, tuổi từ 75 đến 84 bị đột quỵ cao gấp 2,5 lần tuổi từ 45 đến 55 tuổi, người già mắc nhiều nhất và sau đó là tuổi trung niên. So sánh với một nghiên cứu của tại ở Hoa Kỳ(2013), phần lớn mọi người, độ tuổi trung bình mắc bệnh của tôi thấp hơn, kết quả của nghiên cứu cho thấy ở Hoa Kỳ người mắc ĐQN chiếm 72 % trên 65 tuổi. Tuy nhiên, 28 phần trăm của tất cả các trường hợp đột quỵ não chết

48

xảy ra ở những người trẻ hơn 65[43].

Về giới tính: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người bệnh ĐQN là nam giới (72,5 %) cao hơn so với nữ giới (27,5 %) (p<0,05) (biểu đồ 3.1). Tỉ lệ nam/nữ trong nghiên cứu là (2,0/1). Tỉ lệ nam/nữ tùy theo từng tác giả, từng quốc gia có thể khác nhau, nhưng nói chung dao động từ 1,6/1 đến 2/1 [10]. Về giới tính thì nam thường bị xơ vữa động mạch nhiều hơn nữ và nam giới thường chịu tác động bởi nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh hơn. Sự khác nhau về tần suất mắc bệnh ở hai giới chính là sự khác nhau giữa hai hocmon estrogen và androgen [16].

Số lần nhập viện điều trị và thời gian điều trị: Qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ Người bệnh nằm viện tính đến thời điểm Nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất là 57,5% ( đối tượng nằm viện ≤ 7 Ngày), số lượng NB điều trị > 7 ngày cũng chiếm tỷ lệ gần mức tương đương là 42,5%. Kết quả biểu đồ cho thấy, trong 40 người bệnh liệt nửa người do ĐQN thì đột quỵ lần 1, lần 2, lần 3 và trên 3 lần chiếm tỉ lệ đáng kể theo thứ tự là chiếm tỷ lệ lớn nhất là 25 người (62,5%), 10 người (25%), 03 người (7,5%) và thấp nhất trên 3 lần 02 người (5%) (bảng 3.7). Điều này cho thấy hầu hết các bệnh nhân đều đang điều trị dưới 7 ngày và nhập viện chủ yếu là lần điều trị đầu tiên. Như vậy việc can thiệp kiến thức chăm sóc phòng chóng loét cho NCSC là hết sức cần thiết và kịp thời.

4.1.2. Đặc điểm chungcủa người chăm sóc chính người bệnh liệt nửa người do đột quỵ não

Về lứa tuổi: Người chăm sóc người bệnh liệt nửa người do ĐQN trong nhóm tuổi từ 30 - 45 chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 50 % và nhóm tuổi 18 - 29 chiếm tỉ lệ ít nhất (12,5%). Tuổi trung bình của người chăm sóc chính là 45,33 ± 12,236 tuổi, người chăm sóc trẻ tuổi nhất là 24 tuổi, người cao tuổi nhất là 69 tuổi (p<0,05) (bảng 3.6). NCSC ở trong nhớm tuổi 30 – 45 chiếm tỷ lệ 50%, nhỏ hơn 60 tuổi là 75% điều này cho thấy rằng người chăm sóc người bệnh liệt nửa người do ĐQN đang ở độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ tương đối cao. Đặc điểm này tương đồng với một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của: Jaracz (2012) độ tuổi trung bình NCS là 53,5 ± 13,8 tuổi [46] và một nghiên cứu khác là 53.51 ± 13.85[45]. Ở một nghiên

49

14.73[56].

Về giới tính: Kết quả cho thấy, tỉ lệ người chăm sóc là nữ khá cao 65 %, trong khi đó NCS nam là 35 %, tỉ lệ nữ/nam là 1,86(p < 0,05). Kết quả cũng có điểm chung với một nghiên cứu của Zahiruddin (2014) tỉ lệ nữ/ nam là 1,9 [58]. Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy người chăm sóc nữ giới chiếm tỉ lệ khá cao.Bởi vì phụ nữ được xem là những người có sự nhạy cảm cao và sự cảm thông tốt hơn, đồng thời họ cũng tạo ra được sự gắn kết các mối quan hệ thân thiết và bền chặt hơn. Họ cũng là người có khả năng đối phó với các vấn đề liên quan tới chăm sóc người bệnh tốt hơn nam giới [42]. Theo tác giả Jaracz và cộng sự (2012) cho thấy số người trực tiếp chăm sóc người bị đột quỵ não thì có tới 83% là nữ, 17% là nam [27]. Những đặc điểm trên có thể được lý giải thêm do những người phụ nữ thì họ cẩn thận, tỉ mỉ chu đáo và có khả năng chăm sóc bệnh nhân tốt hơn so với nam giới, đồng thời những người nam giới là trụ cột gia đình nên được ưu tiên công việc chăm sóc để dành thời gian kiếm thu nhập cho gia đình. Bên cạnh đó còn có thể do những người phụ nữ nông thôn đa phần có trình độ văn hóa chưa cao, họ không có công việc ổn định nên khi gia đình có người thân bị Đột quỵ thì họ sẽ được cử đi để chăm sóc bệnh nhân.

Trình độ văn hóa: Kết quả cho thấy trình độ văn hóa của người chăm sóc bậc trung học cơ sở chiếm tỉ lệ cao nhất 50%, sau đó là THPT 30%, đối tượng khác chiếm 17,5% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là đối tượng Tiểu học 2,5% (p<0,05) (bảng 3.9). Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Jaracz [47]có tới 80% người chăm sóc có trình độ từ trung học phổ thông và thấp hơn nghiên cứu của Zahiruddin [58]có 75% người chăm sóc trình độ từ trung học phổ thông. Khi mà trình độ văn hóa càng cao thì việc nhận thức về bệnh tật và hiểu biết về kỹ năng chăm sóc cho người bệnh sẽ tốt hơn. Tuy nhiên trong nghiên cứu của tôi, kết quả cho thấy tỷ lệ NCSC có trình độ văn hóa THCS chiếm 50% chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới nhận thức về bệnh tật, kiến thức, kỹ năng chăm sóc cho NB.

Về nghề nghiệp và tình trạng sức khỏe: Người chăm sóc thuộc đối tượng nông dân, thuyền chài chiếm tỉ lệ nhiều nhất (47%). Sau đó là công nhân (17,5%).

50

Đối tượng chiếm tỷ lệ thấp nhất là Hưu trí và Buôn bán, doanh nhân chiếm 5% (p<0,05)(bảng 3.10). Việc phải dành nhiều thời gian chăm sóc cho người nhà bị bệnh cũng ảnh hưởng rất lớn tới công việc hiện tại của người chăm sóc.Một số người chăm sóc phải nghỉ hẳn việc sau khi người thân họ bị ĐQN, chỉ ở nhà làm công việc nhà và chăm sóc người bệnh.Điều này dẫn tới không có việc làm. Nghề nghiệp lao động chân tay, thuyền chài và công nhân hầu như chiếm toàn bộ thời gian hành chính khiến họ không có thời gian quan tâm tìm hiểu kiến thức về chăm sóc phòng chống loét và các kiến thức khác. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu cũng xác định tình trạng sức khỏe của NCSC. Hầu hết NCSC NB liệt nửa người do ĐQN đều có sức khỏe bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất 92,5%, số người thường xuyên mệt mỏi chiếm 5% và người ốm yếu chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,5% (p<0,05). Tỷ lệ người bệnh có sức khỏe không tốt chiếm 7,5% tuy không cao nhưng cũng ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc cho NB và ảnh hưởng đến việc áp dụng kiến thức trong CS phòng chống loét.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức chăm sóc phòng chốngloét của người chăm sóc chính người bệnh liệt nửa người do đột quỵ não tại khoa thần kinh bệnh viện bạch mai năm 2017 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)