Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 38)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

8. Kết cấu của luận văn

2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao

2.1.1. Nhân tố khách quan

Một là, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên nhân văn của thị xã An Khê.

Thị xã An Khê nằm ở cửa ngõ Tây Ngun, phía đơng giáp tỉnh Bình Định, phía tây và nam giáp huyện ĐăkPơ, phía Bắc giáp huyện Kbang và tỉnh Bình Định. Đồng thời thị xã An khê cịn là nơi trung chuyển hàng hóa giữa khu vực các tỉnh miền trung Tây Nguyên và các thành phố lớn nhƣ TP. Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng. Đây là thuận lợi khơng nhỏ để phát triển kinh tế thị xã.

An Khê là thị xã phát triển của tỉnh Gia Lai với diện tích tự nhiên 20.065ha, bao gồm các huyện Kbang, Đakpơ, Kông Chro và một số địa phƣơng khác vốn có chung một nguồn gốc lịch sử đề địa lý, dân cƣ với tổng diện tích 131.200 ha.

Đồng thời, Thị xã An Khê là đô thị loại IV, gồm 5 xã (Cửu An, Xuân An, Thành An, Tú An, Song An), 6 phƣờng (An Bình, An Phú, An Tân, An Phƣớc, Tây Sơn, Ngô Mây) với tổng số dân 68.355 ngƣời, trong đó dân tộc thiểu số 324 hộ, 1.434 khẩu chủ yếu là dân tộc Bahnar, chiếm khoảng 2% dân số, sống tập trung 4 làng thuộc 2 xã Song An và xã Tú An; thị xã có 04 tơn giáo đƣợc công nhận gồm: Phật giáo, Công giáo, Cao đài, Tin lành với tổng số 12.286 tín đồ, chiếm tỷ lệ gần 20% dân số toàn thị xã, nơi hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển thành trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của tỉnh Gia Lai.

nhân văn cho phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Thị xã An Khê có vị trí địa lý - chính trị quan trọng bên cạnh đó với nhiều di tích có giá trị lịch sử của vùng đất Tây Sơn thƣợng đạo chứa đựng nhiều trầm tích văn hóa, lịch sử có giá trị, giờ đây thị xã An Khê sẽ đƣợc biết đến nhiều hơn bởi quần thể di tích cấp quốc gia Rộc Tƣng – Gị Đá. Nhƣ vậy, đến thời điểm này, tỉnh Gia Lai có 13 di tích cấp tỉnh và 14 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia, có nền văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế tạo ra nhiều thuận lợi cho phát triển NNL nói chung, NNLCLC nói riêng của thị xã An Khê.

Tuy nhiên với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên nhân văn của thị xã An Khê cũng đang đặt ra những đòi hỏi cao đối với sự phát triển NNLCLC của thị xã nói chung và NNLCLC trong khu vực cơng ở thị xã nói riêng cả về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu, đặc biệt là về chất lƣợng để có thể đáp ứng với yêu cầu phát triển NNLCLC trong khu vực công ở thị xã.

Hai là, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và quá trình cơ cấu lại nền kinh tế.

Trên cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn đều có thể khẳng định, trình độ phát triển kinh tế là nhân tố quyết định đến sự phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có sự phát triển của con ngƣời nói chung, NNL mà đặc biệt là NNLCLC nói riêng.

Trình độ phát triển KT - XH của đất nƣớc, một mặt sẽ đặt ra những yêu cầu mới cao hơn, mặt khác lại tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển NNL kể cả trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, sức khỏe, tuổi thọ. Trình độ phát triển KT - XH cao mới có điều kiện đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo; khi giáo dục đào tạo phát triển lại góp phần quyết định trực tiếp vào việc tạo ra NNL chất lƣợng ngày càng cao. Ngƣợc lại, khi trình độ phát triển kinh tế của đất nƣớc chƣa cao thì khơng thể địi hỏi sự đầu tƣ lớn cho phát triển NNL,

đặc biệt là NNLCLC, mà phải trên cơ sở mức độ có thể đáp ứng của trình độ phát triển kinh tế.

Thực tế cũng đã cho thấy, sau hơn 30 năm đổi mới, với những thành tựu vƣợt bậc trong phát triển kinh tế, nƣớc ta đã thốt khỏi nhóm nƣớc kém phát triển, từng bƣớc xây dựng kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đã tạo ra điều kiện tiền đề về mặt vật chất để nƣớc ta từng bƣớc giải quyết nhiều vấn đề của giáo dục đào tạo, sự đầu tƣ cho đào tạo NNL không ngừng tăng lên, hệ thống cơ sở vật chất trong hệ thống các nhà trƣờng, các trung tâm đào tạo không ngừng phát triển cả về qui mô và chất lƣợng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đào tạo nhân lực nhất là nhân lực chất lƣợng cao cho đất nƣớc...

Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc là tiền đề vật chất cho sự phát triển NNL nói chung và NNLCLC nói riêng. Theo đó, muốn phát triển NNLCLC ở thị xã An Khê nói chung và NNLCLC trong khu vực cơng ở thị xã An Khê nói riêng phải trên cơ sở phát triển KT - XH của đất nƣớc và của thị xã An Khê.

Bên cạnh những tình hình KT – XH của đất nƣớc nêu trên, một trong những yếu tố nữa có tác động mạnh mẽ đến phát triển NNLCLC trong khu vực công ở thị xã An Khê là quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định định hƣớng đổi mới mơ hình tăng trƣởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nền kinh tế nƣớc theo hƣớng kết hợp có hiệu quả phát triển theo chiều rộng với phát triển theo chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng và sức cạnh tranh. Đồng thời, Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định một trong những cơ sở để thực hiện định hƣớng đổi mới mơ hình tăng trƣởng, cơ cấu lại nền kinh tế là nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Nhƣ vậy, quá trình thực hiện định hƣớng đổi mới mơ hình tăng trƣởng, cơ cấu lại nền kinh tế đòi hỏi các cấp, các địa phƣơng phải ngày càng nâng cao nguồn nhân lực và đặc biệt là NNLCLC.

Ba là, sự phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.

Sự phát triển của hệ thống giáo dục và đào tạo nhân lực chất lƣợng cao của đất nƣớc có vai trị rất quan trọng đến phát triển NNLCLC trong khu vực công ở thị xã An Khê. Bởi, trí lực (kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sáng tạo…) và tâm lực (phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong công tác,…) là kết quả chủ yếu của giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đào tạo giúp cho ngƣời lao động nâng cao trình độ văn hóa, sự hiểu biết nói chung, trình độ nghề nghiệp, tay nghề, năng lực tƣ duy sáng tạo, phát huy tài năng của họ để tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh... Do đó, giáo dục và đào tạo đóng vai trị quyết định nâng cao chất lƣợng NNL, phát triển NNLCLC. Giáo dục cơ sở là nền tảng để phát triển các kỹ năng cần thiết để tham gia vào các hoạt động kinh tế có hàm lƣợng chất xám cao.

Hiện nay, thị xã An Khê có các trƣờng trung cấp và dạy nghề, trong đó có nhiều trƣờng, cơ sở liên kết với nhiều trƣờng đại học đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng phục vụ cho các xí nghiệp, nhà máy, cơng ty trên địa bàn thị xã. Với lợi thế này, thị xã có điều kiện thuận lợi để phát triển NNLCLC cho các lĩnh vực, ngành kinh tế, trong đó có cơ quan nhà nƣớc.

Bốn là, trình độ phát triển khoa học và cơng nghệ của đất nước, cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trình độ phát triển khoa học, cơng nghệ có vai trò rất quan trọng đối với đào tạo NNL nói chung, đào tạo NNLCLC cho các ngành, lĩnh vực KT - XH nói riêng, trong đó bao gồm đào tạo NNLCLC trong khu vực công ở thị xã An Khê. Đặc biệt, trƣớc tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ (4.0), khoa học và công nghệ là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo, tạo ra NNLCLC đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Khoa học và cơng nghệ có tầm quan trọng đặc biệt trong

giáo dục đại học, sau đại học vì khơng những góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo mà còn tạo ra những tri thức mới, sản phẩm mới phục vụ cho sự phát triển của nhân loại. Chính vì vai trị quan trọng của khoa học cơng nghệ đối với đào tạo NNLCLC mà Đảng, Nhà nƣớc ta chủ trƣơng: Các trƣờng đại học phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Đồng thời, trình độ phát triển khoa học và công nghệ của đất nƣớc, nhất là cách mạng cơng nghiệp lần thứ tƣ, tác động tích cực nhiều mặt đối với phát triển NNLCLC trong khu vực công ở thị xã An Khê. Sự phát triển của khoa học và cơng nghệ góp phần đổi mới nội dung, phƣơng pháp đào tạo nhân lực, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phƣơng tiện giáo dục đào tạo. Qua đó chất lƣợng đào tạo NNL trong khu vực công ở thị xã An Khê không ngừng nâng lên.

Đồng thời, chính sự phát triển của khoa học và công nghệ, cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tƣ, địi hỏi NNL trong khu vực cơng phải nâng cao trình độ, năng lực ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ, nhất là trình độ cơng nghệ thơng tin, trình độ khai thác mạng LAN, mạng Internet,... nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng lao động.

Nhƣ vậy, trình độ khoa học và công nghệ, nhất là cách mạng công nghiệp lần thức tƣ, tác động mạnh mẽ đến yêu cầu, nội dung, phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng NNL nói chung, NNLCLC trong khu vực cơng ở thị xã An Khê nói riêng.

Năm là, thị trường sức lao động.

Hiện nay, nền kinh tế thị trƣờng với sự phát triển đa dạng của nhiều loại thị trƣờng, trong đó có thị trƣờng sức lao động. Khi nhu cầu về lao động chịu tác động của nhiều yếu tố, rõ nhất là các yếu tố giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ, thì nguồn cung về lao động lại đƣợc quyết định bởi năng lực tự có của con ngƣời xã hội, đó cũng chính là giá trị riêng của lao động cá nhân.

Trong môi trƣờng cạnh tranh và yếu tố hiệu quả đƣợc coi trọng thì mỗi ngƣời lao động đều dễ dàng nhận ra cách thức đế gia tăng giá trị của bản thân, hay nói cách khác, giá trị sức lao động của mình, đó là tự nâng cao tiềm năng, năng lực cá nhân thông qua đào tạo và phát triển. Sự đổi mới nhận thức của ngƣời lao động đối với giá trị của bản thân và với tiềm năng phát triển là tác động tích cực của nền kinh tế thị trƣờng đối với ngƣời lao động, làm cho ngƣời lao động năng động hơn.

Cung về NNLCLC trên thị trƣờng sức lao động có tác động mạnh mẽ đến phát triển NNLCLC trong khu vực công ở thị xã An Khê; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan này thu hút NNLCLC trên thị trƣờng bổ sung NNLCLC còn thiếu hụt.

Cầu về NNLCLC trên thị trƣờng sức lao động của thị xã nói chung, NNLCLC trong khu vực công ở thị xã An Khê nói riêng, cũng có tác động mạnh mẽ định hƣớng việc đào tạo nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu thị trƣờng lao động; tạo điều kiện cho lao động chất lƣợng cao tiếp cận với việc làm. Tuy nhiên, cầu về lao động chất lƣợng cao trên thị trƣờng sức lao động cũng tạo ra những thách thức, áp lực, tăng chi phí nguồn lực cho hoạt động phát triển NNLCLC.

Do vậy, thị trƣờng sức lao động sẽ tác động theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực đến phát triển NNLCLC trong khu vực công ở thị xã An Khê. Thị xã An Khê phải tổ chức đào tạo NNLCLC để vừa bảo đảm cho nhu cầu phát triển vừa tránh nguy cơ tự phát hay tụt hậu về NNLCLC. Vì vậy, sự phát triển NNLCLC ở thị xã An Khê nói chung, NNLCLC trong khu vực cơng nói riêng chịu sự tác động mạnh mẽ của thị trƣờng sức lao động.

Sáu là, hội nhập quốc tế.

Hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập kinh tế quốc tế, đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho các quốc gia, vùng lãnh thổ có thể có bƣớc phát triển rút

ngắn, đồng thời cũng đặt ra cho các nƣớc nhiều khó khăn và thách thức mới. Sự phát triển khoa học và công nghệ đã không những khơng làm suy giảm vai trị của con ngƣời trong q trình lao động, mà ngƣợc lại, nó càng làm tăng thêm vai trị của con ngƣời. Bởi chính con ngƣời mới là nhân tố nghiên cứu, phát triển, tiếp nhận sự chuyển giao, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Nếu nhƣ trƣớc đây, sự phát triển KT - XH phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn, thì ngày nay lại phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lực con ngƣời.

Hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển NNLCLC trong các ngành kinh tế, lĩnh vực xã hội nói chung, phát triển NNLCLC trong khu vực cơng ở thị xã An Khê nói riêng. Trong xu thế hội nhập quốc tế thị xã An Khê có thể mở rộng hợp tác quốc tế để tận dụng các nguồn ngoại lực để phát triển nhân lực chất lƣợng cao nhằm bảo đảm kịp thời nhu cầu về NNLCLC cho thị xã nói chung, NNLCLC trong khu vực cơng nói riêng.

Đồng thời, hội nhập quốc tế đòi hỏi trong xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch phát triển NNLCLC trong khu vực công ở thị xã An Khê vừa đáp ứng đƣợc nhiệm vụ của cơ quan vừa thích ứng với mọi quan hệ quốc tế trong điều kiện phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng.

2.1.2. Nhân tố chủ quan

Một là, định hướng về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của hệ thống chính trị thị xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Định hƣớng về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của hệ thống chính trị thị xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới là một trong những nội dung quan trọng nằm trong báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 18 tháng 4 năm 2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã khóa XVI về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của hệ thống chính trị thị

Định hƣớng phát triển NNLCLC ở thị xã An Khê giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 chi phối đến tổ chức, biên chế trong khu vực công ở thị xã An Khê phát triển về quy mô, số lƣợng, chất lƣợng và hoàn thiện cơ cấu, đòi hỏi trong khu vực công ở thị xã có sự phát triển tƣơng ứng về các mặt, trong đó bao gồm cả số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu NNL nói chung, NNLCL cao nói riêng.

Hai là, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao trong khu vực công của thị xã An Khê.

Phát triển NNLCLC trong khu vực công ở thị xã An Khê là chủ trƣơng của Thị ủy, HĐND, UBND thị xã An Khê. Phát triển NNLCLC trong khu vực công ở thị xã An Khê nằm trong tổng thể kế hoạch phát triển NNLCLC của thị xã. Do vậy, quá trình phát triển NNLCLC trong khu vực cơng ở thị xã An Khê phụ thuộc vào quy hoạch, kế hoạch phát triển NNLCLC của thị xã.

Những chủ trƣơng, biện pháp phát triển NNLCLC trong khu vực công ở thị xã An Khê đúng đắn, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển NNLCLC trong khu vực cơng ở thị xã thì sẽ thúc đẩy quá trình phát triển đúng hƣớng và đạt đƣợc mục tiêu, yêu cầu đã đề ra.

Ba là, cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 38)