4. Những đóng góp mới của đề tài
1.4.3. Cơ sở pháp lý của nghề nhân nuôi động vật hoang dã
Việc nhân nuôi động vật hoang dã đã góp phần tạo sinh kế, cải thiện thu nhập và phần nào hạn chế hoạt động khai thác, săn bắt, sử dụng động vật hoang dã từ tự nhiên.
Nhằm quản lý và phát triển nghề gây nuôi động vật hoang dã, các loài động vật quý hiếm, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý
quan trọng nhƣ:
Nghị định 18/HĐBT, ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của Chính phủ về qui định danh mục các loại động vật rừng, thực vật rừng quí, hiếm và qui chế quản lý, bảo vệ.
Nghị định 11/2002/NĐCP, ngày 22/1/2002 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu và quá cảnh các loài động, thực vật hoang dã qui định: Trại nuôi sinh sản hoặc cơ sở gây trồng nhân tạo các loài động vật, thực vật đƣợc qui định trong phụ lục I của Công ƣớc CITES phải đăng ký với cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam (Điều 6); trại nuôi sinh sản và cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật qui định trong phụ lục II và III của Công ƣớc CITES phải đăng ký với cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh đƣợc cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam uỷ quyền (Điều 7).
Chỉ thị số 1284/CT-BNN-KL ngày 11/4/2007 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cƣờng công tác quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trƣởng và cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật, động vật hoang dã.
Chỉ thị số 359-TTg, ngày 29/5/1996 của Thủ tƣớng Chính phủ về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển động vật hoang dã quy định: Nhà nƣớc khuyến kích các tổ chức, cá nhân gây nuôi phát triển các loài động vật hoang dã, bao gồm cả động vật quí hiếm để kinh doanh, xuất khẩu và phải thực hiện đúng qui định của Nghị định 18/HĐBT ngày 17/1/1992 và các qui định hiện hành, đúng công ƣớc CITES.
Công văn số 3270/BNN-KL ngày 6/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc tăng cƣờng công tác quản lý các cơ sở gây nuôi và trồng cấy nhân tạo động vật và thực vật hoang dã.
Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 10/03/2019 của Chính phủ về quy định danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; chế độ
quản lý, bảo vệ, trình tự, thủ tục khai thác các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nuôi động vật rừng thông thƣờng; thực thi về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ƣớc CITES).
Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, ngày 22-1-2019 của Chính phủ đã cắt giảm một số thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nuôi, trồng, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loài động vật, thực vật hoang dã thuận tiện, đúng theo quy định của pháp luật. Nhờ đó, những năm gần đây ở nhiều tỉnh thành đã xuất hiện những mô hình phát triển kinh tế từ chăn nuôi động vật hoang dã, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Việc cấp phép chăn nuôi động vật hoang dã ngoài hiệu quả về hạn chế việc săn bắt ngoài tự nhiên, còn giúp ngƣời dân mạnh dạng đầu tƣ các mô hình chăn nuôi động vật hoang dã theo quy mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao.