Kết quả nghiên cứu về xây dựng mô hình kĩ thuật nuôi dúi mốc lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của kích dục tố đến khả năng sinh sản của dúi mốc (rhyzomys pruinosus) trong điều kiện nuôi nhốt (Trang 63)

4. Những đóng góp mới của đề tài

3.3. Kết quả nghiên cứu về xây dựng mô hình kĩ thuật nuôi dúi mốc lớn

(Rhizomys pruinosus) ở quy mô hộ gia đình 3.3.1. Chọn con giống

Chọn con khỏe mạnh thân hình cân đối, không bị thƣơng tật, lông mƣợt, mắt sáng. Cần phải biết cách phân biệt giới tính của dúi mốc lớn khi mua.Con đực có hai tinh hoàn và dƣơng vật ở gần phía trên lỗ hậu môn, cách lỗ hậu môn từ 0,5 cm đến 1 cm và có bộ phận sinh dục cân đối. Con cái có bộ phận sinh dục ngoài ở phía dƣới, cách lỗ hậu môn từ 0,5 cm đến 0,7 cm, dƣới bụng có ba đôi vú, vú đều và mẩy. Hình dáng con cái thon hơn con đực.

Căn cứ mục đích nuôi thƣơng phẩm hay nuôi sinh sản mà chọn số lƣợng đực, cái khác nhau. Nếu nuôi thƣơng phẩm nên chọn con đực nhiều hơn vì con đực thƣờng lớn nhanh hơn con cái, còn nếu nuôi dúi sinh sản thì có thể chọn theo tỉ lệ con đực: con cái là 1: 2 hoặc 1: 3 vì 1 con đực có thể ghép đôi với 2 hoặc 3 con cái.

3.3.2. Chuồng trại

Chuồng nuôi dúi mốc lớn đƣợc đặt nơi yên tĩnh, thoáng mát, nhiệt độ không quá cao. Các ô chuồng đƣợc làm bằng gạch men lót sàn nhà, kích thƣớc 60 cm x 60 cm. Mỗi ô chuồng gồm 4 miếng xung quanh và 1 miếng nền, đƣợc dán dính bằng silicol. Các ô chuồng đƣợc làm liên kết nhau thành dãy tùy diện tích chuồng nuôi. Chuồng đặt trên khung sắt cách mặt đất 15 cm. Mặt đáy đƣợc cắt một khoảng trống kích thƣớc 1cm x 15 cm để dúi tự đẩy phân rơi xuống, bên dƣới có đặt dụng cụ để chứa phân. Phía trên có tấm đậy bằng nhựa hoặc bê tông mỏng dùng để đậy 1/2 mặt trên của chuồng, 1/2 mặt trên còn lại đƣợc đậy bằng tấm lƣới nhựa hoặc thép để dễ quan sát các hoạt động của dúi, bỏ thức ăn và lƣu thông khí. Công tác về sinh đƣợc tiến hành 10 ngày/1 lần.

3.3.3. Thức ăn

Dúi mốc lớn đƣợc cho ăn 1 bữa/ ngày đêm, thƣờng cho ăn vào buổi chiều tối, gồm các loại thức ăn nhƣ mía, thân và rễ của tre, củ khoai lang, củ khoai mì, cỏ voi, bắp, lau lách, thân cây ngô. Dúi mốc lớn không uống nƣớc, chỉ sử dụng nƣớc từ thức ăn. Ngoài ra, cần bổ sung thêm khoáng và các chất vi lƣợng trong suốt quá trình sinh trƣởng, phát triển của dúi đặc biệt đối với các cá thể chậm lớn, đang bị bệnh hoặc bị bệnh vừa khỏi.

Cách lựa chọn và chế biến một số loài thức ăn cho dúi mốc lớn:

Các loại tre (tre gai, nứa): Chọn cây non hoặc bánh tẻ chặt thành từng đoạn dài từ 10cm đến 15 cm. Nếu là cây to thì chẻ thành từng thanh nhỏ bề rộng từ 4 cm - 5 cm. Nếu là cây nhỏ thì để nguyên cây và chặt từng đoạn dài từ 10 cm đến 15cm.

Cỏ voi : Chọn chặt các cây già bóc hết các lá bẹ, chặt thành từng đoạn dài 10 cm đến 12cm.

Thân cây mía, thân cây ngô: Mía róc sơ rồi chặt thành từng đoạn dài từ 5 cm- 6 cm cho vào mỗi ô chuồng từ một đến hai đoạn.

Củ khoai, sắn: bỏ nguyên củ hoặc chặt ra từng khúc tùy kích thƣớc. Ngô hạt: bỏ nguyên quả (nếu ngô nguyên quả) hoặc một nắm khoảng 20 đến 30 hạt vào chén.

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy dúi mốc lớn rất thích ăn thân cây mía và cỏ voi và ngô hạt, sau đó đến tre.Tre là loại thức ăn còn có tác dụng làm cho răng cửa của dúi đƣợc mài mòn dần. Dúi mốc lớn ăn cả phần thịt lẫn phần cật của tre, chúng ăn đến đâu tiện gọn đến đó.Dúi ăn ít củ sắn và khoai lang, loại thức ăn này mềm chúng thƣờng cắn nhỏ và không sử dụng hết.Dúi mốc lớn rất thích ăn mía nhƣng trong mía có hàm lƣợng đƣờng cao, dúi béo nhanh và hay mắc bệnh tiêu chảy. Do vậy, trong chăn nuôi dúi mốc lớn cần điều chỉnh các loại thức ăn phù hợp với khối lƣợng cơ thể và ở từng giai đoạn sinh trƣởng khác nhau.

3.3.4. Chăm sóc

Hàng ngày cho dúi mốc lớn ăn đúng giờ quy định, thức ăn còn thừa của ngày hôm trƣớc bị úa vàng, chua, mốc phải bỏ đi. Thức ăn phải đảm bảo tƣơi, xanh, sạch.

Phân dúi thải ra có ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng và nhiệt độ của ô chuồng vì vậy cần định kì quét dọn chuồng đƣợc sạch sẽ 10 ngày/1 lần, khi quét dọn cần để lại ổ lót của dúi, các chất thải và phân dúi đƣợc tận dụng để bón cho các loại cây trồng, phân dúi còn nguyên có thể sử dụng cho cá ăn.

Định kì sát trùng quanh chuồng nuôi bằng vôi bột, bằng các dung dịch sát trùng nhƣ vemedin… Phun thuốc Hantox - 200 để diệt ruồi, muỗi, kiến, rận, bọ chét quanh các ô chuông nuôi.

Thƣờng xuyên theo dõi các hoạt động của dúi để phát hiện các triệu chứng bất thƣờng từ đó có những biện pháp tác động thích hợp. Phải giữ chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ, che chắn tránh gió lùa và ánh sáng chiếu trực tiếp. Theo dõi nhiệt độ chuồng nuôi, không để dúi bị lạnh.

tiến hành ghép đôi và tập tính của dúi khi đẻ để tăng khả năng sống sót của con sơ sinh.

3.3.5. Phòng trừ bệnh

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi quan sát thấy dúi mốc lớn ít mắc bệnh. Có thể vì giống nuôi là dúi hoang hoặc mới thuần dƣỡng (giống mua tại trại giống mới thuần dƣỡng) nên có sức đề kháng cao. Tuy nhiên vẫn có một số cá thể mắc các bệnh sau:

- Chấn thƣơng cơ học có ổ mủ

+ Nguyên nhân: Do khi dúi ăn những thức ăn cứng , nhọn nhƣ tre, mía, có thể làm cho da bị trầy xƣớc, mƣng mủ.

+ Triệu chứng: Vết thƣơng bị nhiễm trùng, sƣng đỏ, ổ mủ đƣợc tích tụ dƣới da ngày một lớn dần, sau đó ổ mủ vở ra và chảy mủ ra ngoài. Dúi ăn ít hoặc bỏ ăn, vận động kém, chậm lớn.

+ Điều trị: Dùng oxy già và cồn iodine rửa vết thƣơng cho dúi, rắc thuốc sulfamide. Tiến hành lặp lại hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh. Để phòng bệnh cho dúi mốc lớn cần lƣu ý khi chế biến các thức ăn cứng nhƣ tre, mía, thân cây ngô nên chặc gọn gàn, hai đầu bằng, độ dài vừa phải để tránh những tác động cơ họa xảy ra cho dúi khi ăn.

- Bệnh viêm kết mạc mắt

+ Nguyên nhân: Có thể do ánh sáng chiếu vào chuồng nuôi, do tác động cơ học đến mắt làm tổn thƣơng hoặc do bụi trên chuồng nuôi bay vào mắt.

+ Triệu chứng: Dúi có những triệu chứng bất thƣờng : chảy nƣớc mắt, đổ ghèn, sƣng đỏ, mắt dúi thƣờng nhắm lại, ăn ít hoặc bỏ ăn kéo dài, dúi bị chết nếu bệnh nặng kéo dài. Bệnh có thể bị ở một hoặc cả hai mắt.

+ Điều trị: Dùng nƣớc muối sinh lý nhỏ 2 lần/ngày hoặc thuốc nhỏ mắt Efticol Natri clorid 0,9% nhỏ vào mắt 3 lần/ngày. Nếu bệnh nặng dùng thuốc

Kanamycin 10% tiêm bắp. Bệnh đƣợc phát hiện ở những ô chuồng gần cửa sổ hoặc cửa ra vào và lúc dúi đã bị nặng (do ban ngày dúi hay nằm và ngủ nên khó phát hiện). Khi tìm hiểu đƣợc nguyên nhân thì bệnh đã nặng và dúi chết. Do vậy,cần theo dõi phát hiện bệnh kịp thời, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, che chắn chuồng nuôi tránh gió lùa và tránh ánh sáng chiếu trực tiếp chiếu vào chuồng là vấn đề cần lƣu ý.

- Bệnh chƣớng bùng đầy hơi

+ Nguyên nhân: Do thức ăn bị thiu mốc hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột, cũng có khi do thời tiết thay đổi bất thƣờng.

+ Triệu chứng: Bụng dúi căng hơi, phình to, dúi khó thở, mệt mỏi, chảy nƣớc dãi ở mũi và miệng ƣớt quanh hai mép.

+ Điều trị: Kiểm tra thức ăn và điều chỉnh lƣợng thức ăn cho thích hợp, xoa dầu và giã một ít tỏi bôi lên vùng bụng quanh mũi và miệng dúi.

- Bệnh kí sinh trùng ngoài da

+ Nguyên nhân: Do dúi mốc lớn bị các loại động vật ngoại kí sinh trên da nhƣ ve, rận, bọ chét,…

+ Triệu chứng: Dúi bị ngứa, lông xù, trên da có nhiều nốt nhỏ màu đỏ nhƣ bị viêm da, lông bị rụng và thƣa dần, ăn ít, chậm tăng cân.

+ Điều trị: Sử dụng Hantox dể sát trùng chuồng trại 2 lần/tháng và dùng Ivermec để điều trị bằng cách nhỏ dọc sống lƣng 1 lần/tuần.

- Bệnh tiêu chảy

+ Nguyên nhân: Do dúi ăn lại thức ăn cũ, bị lên men hoặc thay đổi thức ăn đột ngột. Chuồng nuôi ẩm thấp, mất vệ sinh.

+ Triệu chứng: Dúi đi ngoài nhiều lần, ủ rủ, lƣời vận động, ăn ít. Phân nát, nhão đến lỏng, có mùi hôi. Hậu môn bị ƣớt và lông gần đó dính lại với nhau.

+ Điều trị: Dùng Smecta với liều bằng 1/4 - 1/5 so với ngƣời, trộn vào thức ăn cho dúi ăn ngày 2 lần trong 2 – 3 ngày. Trong thời gian dúi bị tiêu

chảy hạn chế ăn mía, khoai lang, khoai mì; nên cho ăn tre, bắp hột.

Vì thế, luôn giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Sát trùng định kỳ bằng Extra Odyl. Không nên cho dúi ăn thức ăn đã cũ nhƣ mía để lâu bị ngả màu, khoai bị mốc. Định kỳ bổ sung men tiêu hóa cho dúi.

Tất cả các cá thể mắc bệnh đều đƣợc phát hiện kịp thời và chữa khỏi. Ngoài các bệnh trên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn phát hiện có một số trƣờng hợp dúi không tăng khối lƣợng, ốm dần và chết không rõ nguyên nhân. Mổ khám nghiệm dúi chết thấy tim, gan, phổi có màu tím đen, ruột bị viêm sung đỏ. Cần định kỳ dọn vệ sinh chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng để phòng bệnh. Thƣờng xuyên kiểm tra để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Một số đặc điểm sinh học của dúi mốc lớn (Rhizomys pruinosus) trong điều kiện nuôi nhốt tại Bình Định trong điều kiện nuôi nhốt tại Bình Định

1.1.1. Đặc điểm hình thái, tập tính

Trong điều kiện nuôi nhốt, dúi mốc lớn trƣởng thành có khối lƣợng khoảng 0,8 đến 1,3 kg. Hình thái tự với dúi mốc lớn sống trong tự nhiên. Dúi mốc lớn ở giai đoạn bắt đầu nuôi (4 tháng tuổi) có màu xám đen mốc trắng. Giai đoạn 9 (10 tháng tuổi) toàn bộ cơ thể dúi đƣợc phủ một lớp lông dày, mềm mịn, màu xám nâu, các sợi lông mảnh và mƣợt.

Các tập tính của dúi mốc lớn trong điều kiện nuôi nhốt cũng gần giống với dúi mốc lớn sống trong tự nhiên: các hoạt động chính của dúi là di chuyển, kiếm ăn và nghỉ ngơi. Dúi mốc lớn hoạt động vào tất cả các thời gian trong ngày nhƣng phần lớn chúng hoạt động vào ban đêm và ban ngày ngủ. Dúi mốc lớn ăn vào bất cứ thời gian nào trong ngày nhƣng vẫn tập trung nhiều nhất vào chiều tối. Dúi mốc lớn có tính tự vệ cao, trong điều kiện nuôi nhốt dúi dạn và thuần tính hơn.

1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng

Tỷ lệ sống của dúi mốc lớn thay đổi qua các giai đoạn nuôi, qua 9 giai đoạn nuôi tỷ lệ sống của dúi thuần (95,45%) cao hơn dúi tự nhiên (77,78%) là 17,68 %. Khối lƣợng trung bình của dúi mốc lớn tăng đều qua các giai đoạn nuôi: từ 321,71 g ở giai đoạn bắt đầu nuôi tăng lên 535,43 g qua 2 tháng nuôi; tăng lên 778,57 g qua 4 tháng nuôi và tăng lên 995,71g qua 6 tháng nuôi. Đàn dúi có độ đồng đều cao. Con đực có tốc độ sinh trƣởng cao hơn con cái từ giai đoạn 4 về sau. Dúi thuần và dúi tự nhiên có tốc độ sinh trƣởng tƣơng đƣơng nhau từ giai đoạn 2 về sau.

Tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối của dúi mốc lớn trong điều kiện nuôi nhốt thay đổi qua các giai đoạn nuôi, cao nhất ở giai đoạn 3 đến giai đoạn 4 là 4,90

g/ngày/con, thấp nhất ở giai đoạn 4 đến giai đoạn 5 là 3,14 g/ngày/con, trung bình qua các giai đoạn nuôi là 3,74 g/ngày/con. Tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối của mỗi giới khác nhau qua các giai đoạn và con đực là 4,36 g/ngày/con cao hơn so với con cái là 3,43 g/ngày/con. Ở giai đoạn đầu dúi tự nhiên sinh trƣởng chậm hơn dúi thuần, về sau tƣơng đƣơng nhau, trung bình là 3,67 g/ngày/con (dúi thuần) và 3,85 g/ngày/con (dúi tự nhiên).

Tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối của dúi mốc lớn trong điều kiện nuôi nhốt thay đổi qua các giai đoạn nuôi, cao nhất ở giai đoạn bắt đầu đến giai đoạn 1 là 20,27%, thấp nhất là ở giai đoạn 8 đến giai đoạn 9 là 7,90%, trung bình qua các giai đoạn nuôi là 12,53%. Tốc độ sinh trƣởng ở con đực là 13,59% có xu hƣớng cao hơn con cái là 11,92%, dúi thuần (12,39%) và dúi tự nhiên (12,73%) gần tƣơng đƣơng nhau.

1.1.3. Đặc điểm sinh sản

Trong điều kiện nuôi nhốt, ở 11 tháng tuổi dúi mốc lớn đều đã trƣởng thành sinh dục và có khả năng sinh sản tốt. Tăng khối lƣợng trung bình trong thời gian mang thai từ khi phối giống đến 40 ngày sau phối giống là 215 gam. Thời gian mang thai trung bình của dúi mốc lớn là 47,81 ngày (tính từ ngày phối giống). Tỉ lệ mang thai của dúi mốc lớn ở lần sinh sản đầu tiên đạt 88,9%. Số dúi con sinh ra trong mỗi lứa từ 1-3 con, trung bình là 1,81 con/ lứa. Tỉ lệ con sống sót của dúi mốc lớn con sau khi sinh 48 giờ là 79,31%.

1.2. Ảnh hƣởng của hormone sinh dục ( PMSG, hCG) tới khả năng sinh sản của dúi mốc lớn (Rhizomys pruinosus) trong điều kiện nuối nhốt sản của dúi mốc lớn (Rhizomys pruinosus) trong điều kiện nuối nhốt

Tác động của kích thích thích tố sinh dục PMSG và hCG ở liều tiêm 15 IU PMSG/7,5 IU hCG trên dúi cái (có khối lƣợng trung bình 1400 gam) cho hiệu quả sinh sản cao hơn, làm tăng số con sinh ra trong 1 lứa. Kích thích tố sinh dục không làm ảnh hƣởng đáng kể đến tăng khối lƣợng khi mang thai, số ngày mang thai và tỉ lệ sống sót của dúi sơ sinh.

1.3. Xây dựng mô hình nuôi dúi mốc lớn (Rhizomys pruinosus) ở quy mô hộ gia đình

Chọn con giống có độ tuổi từ 4 tháng trở lên, khỏe mạnh, lanh lợi, lông mƣợt, khối lƣợng từ 300 gam trở lên. Chuồng nuôi đặt nơi khô ráo, thoáng mát, yên tĩnh và đƣợc làm chắc chắn. Dúi mốc lớn ăn chủ yếu 6 loại thức ăn gồm: cỏ voi, tre, mía, bắp, khoai lang, khoai mì. Trong điều kiện nuôi nhốt có một số cá thể dúi bị dài răng, chúng ta cần lƣu ý theo dõi, kiểm tra và bấm răng kịp thời. Dúi mốc lớn dễ bị stress với các tác động bên ngoài, đặc biệt trong giai đoạn sinh sản nếu có những tác động lạ dúi mẹ dễ cắn con, ăn con.

Trong điều kiện nuôi nhốt dúi mốc lớn ít khi bị mắc bệnh. Một số bệnh thƣờng gặp ở dúi mốc lớn là: bệnh chấn thƣơng cơ học có ổ mũ, bệnh viêm kết mạc mắt, bệnh chƣớng bụng đầy hơi, bệnh kí sinh trùng ngoài da, bệnh tiêu chảy. Các cá thể mắc bệnh đều đƣợc điều trị khỏi. Cần định kỳ dọn vệ sinh chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng để phòng bệnh. Thƣờng xuyên kiểm tra để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Lƣu ý, trong nuôi nhốt dúi mốc lớn thƣờng bị dài răng, cần theo dõi và bấm răng cho dúi.

2. Đề nghị

Qua thực hiện nghiên cứu đề tài, chúng tôi có một số đề nghị sau:

- Tiếp tục nghiên cứu cụ thể hơn về các đặc điểm sinh học của dúi mốc lớn trong nuôi nhốt.

- Tiếp tục nghiên cứu về hệ số chuyển hóa thức ăn và các loại thức phù hợp cho dúi mốc lớn ở từng giai đoạn và mục đích nuôi để bổ sung, hoàn thiện quy trình nhân nuôi, làm tăng hiệu quả kinh tế.

- Nghiên cứu sự thay đổi hormone sinh dục ở giai đoạn mang thai và không mang thai, làm cơ sở xác định sự mang thai ở dúi mốc lớn cái trong điều kiện nuôi nhốt.

- Tiếp tục lặp lại thí nghiệm với số lƣợng cá thể nhiều hơn và nghiên cứu ở các liều tiêm khác nhau để xác định liều tiêm liều tiêm phù hợp nhất,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của kích dục tố đến khả năng sinh sản của dúi mốc (rhyzomys pruinosus) trong điều kiện nuôi nhốt (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)