Đặc điểm sinh sản của dúi mốc lớn (Rhizomys pruinosus) trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của kích dục tố đến khả năng sinh sản của dúi mốc (rhyzomys pruinosus) trong điều kiện nuôi nhốt (Trang 55 - 60)

4. Những đóng góp mới của đề tài

3.1.3. Đặc điểm sinh sản của dúi mốc lớn (Rhizomys pruinosus) trong

kiện nuối nhốt

3.1.3.1. Biểu hiện động dục

Kết quả theo dõi biểu hiện động dục của 23 dúi cái sống sót/25 dúi cái đƣợc nuôi ban đầu trong điều kiện nuôi nhốt ở giai đoạn 11 tháng tuổi tại địa điểm nghiên cứu đƣợc thể hiện qua bảng 3.7.

Bảng 3.7. Biểu hiện động dục của dúi mốc lớn trong điều kiện nuôi nhốt

Chỉ tiêu theo dõi Con cái (n = 23)

Số lƣợng Tỉ lệ %

Có biểu hiện động dục 18 78,26

Không có biểu hiện

động dục 5 21,74

Kết quả bảng 3.7 cho thấy, dúi mốc lớn ở giai đoạn 11 tháng tuổi đã thành thục và có biểu hiện động dục (chiếm 78,26%), với cân nặng trung bình là 1191,1 gam. Có 21,74% số cá thể cái đƣợc chăm sóc và sinh trƣởng bình thƣờng nhƣng không biểu hiện động dục hoặc biểu hiện không rõ ràng tại thời điểm nghiên cứu. Mặt khác, dúi mốc lớn chủ yếu hoạt động vào ban đêm nên các biểu hiện động dục khó phát hiện, hoặc dúi mốc lớn đã trải qua thời gian động dục trƣớc đó hoặc do các yếu môi trƣờng. Trong tự nhiên dúi mốc lớn có thể trƣởng thành sinh dục ở 3 tháng tuổi vì đã phát hiện dúi cái có khối lƣợng chỉ 450 – 470 g đã có thai [5]. Theo Cao Văn Sung và cộng sự (1980), dúi trƣởng thành khá nhanh, khoảng 3 tháng tuổi dúi non có thể sống tự lập, sau 5 đến 6 tháng tuổi có khả năng sinh sản [14]. Theo Nguyễn Thanh Tân, từ

5- 6 tháng tuổi khối lƣợng cơ thể của dúi đạt từ 0,65 – 0,75kg/con, dúi đã phát triển hoàn thiện và có khả năng sinh sản. Đã có một số cặp dúi ở tuổi và khối lƣợng này sinh sản [14]. Trong quá trình theo dõi, chúng tôi quan sát đƣợc ở giai đoạn 6 tháng tuổi có một số dúi mốc lớn cái có khối lƣợng từ 570 gam đến 640 gam có biểu hiện động dục. Ở giai đoạn 8 tháng tuổi với cân nặng trung bình là 689,7 gam, số cá thể dúi mốc lớn cái có biểu hiện động dục cao hơn. Đến giai đoạn 10 tháng tuổi với khối lƣợng trung bình là 995,7 gam, hầu hết dúi mốc lớn cái có biểu hiện động dục. Qua nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn ngƣời chăn nuôi cũng nhƣ ngƣời dân địa phƣơng chuyên săn bắt cho thấy mùa sinh sản của dúi vào tháng 2 đến tháng 8 nên chúng tôi tiếp tục chăm sóc và theo dõi đến tháng 1/2021 mới tiến hành cho ghép đôi.

Biểu hiện động dục đƣợc ghi nhận nhƣ sau: vào thời gian động dục, dúi cái thƣờng ăn ít, đi lại quanh chuồng, cơ quan sinh dục lộ rõ và hơi có dịch tiết ra. Thời gian động dục kéo dài khoảng 3 đến 5 ngày. Kết quả này cũng tƣơng tự nhƣ kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tân (2008), vào thời kỳ động dục, dúi cái có chất nhầy tiết ra ở cơ quan sinh dục ngoài và căng hồng [14].

3.1.3.2. Hoạt động giao phối, tỉ lệ mang thai và thời gian mang thai

Dúi đực và cái thƣờng sống riêng và chỉ gặp nhau vào thời kỳ sinh sản [10]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tân (2008), theo dõi 15 cặp dúi và ghi nhận vào thời kỳ động dục, dúi đực thƣờng đuổi theo phía sau dúi cái đi vài ba vòng xung quanh chuồng. Dúi cái có chất nhầy tiết ra ở cơ quan sinh dục ngoài và căng hồng. Khi dúi cái đồng ý cho dúi đực giao phối thì dúi cái đi chậm lại rồi đứng yên để cho dúi đực giao phối, khi dúi đực tiến hành giao phối dúi cái đứng yên, dúi đực chồm hai chi trƣớc lên lƣng dúi cái còn hai chi sau đứng dƣới sàn chuồng để giao phối. Giao phối thƣờng diễn ra vào ban tối, khoảng thời gian từ 20giờ 30 phút đến 3giờ 30 phút ngày hôm sau. Thời gian

giao phối kéo dài từ 15 đến 20 phút. Ít khi gặp thấy chúng giao phối ban ngày [14]. Theo nghiên cứu của chúng tôi, nếu ghép đôi không đúng thời điểm động dục, dúi cái quặp đuôi lại và không cho dúi đực lại gần. Khi dúi cái có biểu hiện động dục thì tiến hành ghép đôi. Cho dúi đực vào chung chuồng với dúi cái theo từng đôi một trong khoảng thời gian một tuần, sau đó tách dúi đực và theo dõi dúi cái trong thời gian tiếp theo. Sau khi cho dúi đực vào chung chuồng, dúi đực đi theo sau dúi cái, dúi cái đứng yên, dúi đực chồm hai chi trƣớc lên lƣng dúi cái và hoạt động giao phối xảy ra. Hoạt động giao phối xảy ra ở cả ban ngày và ban đêm.

Trong thời gian nghiên cứu sinh sản ban đầu, để kiểm tra tính ổn định và thuần thục sinh dục của các dúi cái nhằm tạo sự đồng đều cho nghiên cứu tác động hormone ở thí nghiệm sau, chúng tôi đã tiến hành theo dõi kết quả sinh sản của 18 dúi cái khoẻ mạnh với 18 lƣợt ghép đôi, không sử dụng kích dục tố để kích thích. Kết quả về tỉ lệ mang thai và thời gian mang thai đƣợc trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Tỉ lệ mang thai và thời gian mang thai ở dúi mốc lớn

Chỉ tiêu Khối lƣợng trung bình khi phối giống (g) Khối lƣợng trung bình sau 40 ngày phối giống (g) Sinh trƣởng khối lƣợng trung bình khi mang thai

40 ngày (g) Số lƣợng dúi mang thai (con) Tỉ lệ mang thai (%) Thời gian mang thai (ngày) Giá trị/SD 1195/76,81 1410/88,25 215/84,65 16 88,9 47,81/1,68

Bảng 3.8 cho thấy, tỉ lệ mang thai của dúi mốc lớn trong điều kiện nuôi nhốt khá cao 16/18 con cái khoẻ mạnh, sinh trƣởng đƣợc phối giống (đạt 88,9%). Việc phối giống đúng thời điểm đối với dúi cái trong thời kì động dục có ảnh hƣởng rất lớn tới tỉ lệ mang thai của dúi mốc lớn. Có 02 con (chiếm

11,1%) dúi mốc lớn không mang thai, có thể do các biểu hiện động dục của dúi cái biểu hiện chƣa rõ ràng vào thời điểm ghép đôi, dúi cái chƣa thực sự thuần thục sinh dục sẵn sàng cho sinh sản hoặc do chất lƣợng đực giống không tốt.

Thời gian mang thai của dúi mốc lớn từ 46 đến 50 ngày, trung bình là 47,81 ± 1,68 ngày. Tuy nhiên, thời gian mang thai của dúi mốc lớn có lẽ ngắn hơn nhƣng chúng tôi chỉ theo dõi chính xác đƣợc thời gian cho dúi ghép đôi cho đến thời gian dúi sinh con. Kết quả này tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng (2014), dúi cái mang thai 45 ngày [8]; Nguyễn Thanh Tân (2008), thời gian dúi mốc lớn đƣợc theo dõi từ ngày ghép đôi đến ngày sinh khoảng từ 46 – 49 ngày, cũng có trƣờng hợp từ 70 – 90 ngày mới sinh nhƣng ít gặp[14].

Bảng 3.8 cũng cho thấy, từ khi phối giống đến 40 ngày sau phối giống khối lƣợng của dúi tăng trung bình là 215 gam, chúng tôi chỉ cân lần cuối trong giai đoạn dúi cái mang thai ở ngày thứ 40, vì sau 40 ngày sợ có những ảnh hƣởng không tốt đến dúi mẹ ở thời gian sắp sinh. Cứ 10 ngày cân 1 lần để theo dõi khả năng tăng trọng của dúi cái sau phối giống, nếu dúi cái không tăng, tăng chậm hoặc giảm cân thì tìm hiểu nguyên nhân và có các biện pháp tác động kịp thời.

3.1.3.3. Số dúi mốc lớn con sinh ra trên lứa và tỉ lệ sống sót

Kết quả theo dõi số dúi con sinh ra trên 1 lứa đẻ và tỉ lệ sống sót của các dúi con đối với 16 con dúi cái mang thai đƣợc theo dõi đƣợc trình bày ở bảng 3.9.

𝑋

Bảng 3.9. Số dúi con sinh ra trên lứa và tỉ lệ sống sót

Số ô

chuồng Số con/lứa

Số con sống sót sau 48 giờ

SL % 1 1 1 100 2 2 2 100 3 2 2 100 5 2 1 50 6 1 1 100 7 1 1 100 9 2 2 100 10 2 2 100 11 1 1 100 12 3 3 100 13 2 1 50 14 2 2 100 15 1 1 100 16 2 0 0 17 3 1 33,33 18 2 2 100,00 1,81 1,44 79,31 SD 0,66

Bảng 3.9 cho thấy, dúi mốc lớn đẻ mỗi lứa từ 1 đến 3 con, số con trên lứa trung bình là 1,81 con ± 0,66 con. Theo Cao Văn Sung et al. (1980), dúi mốc lớn đẻ 2 - 4 con/ lứa [13]. Theo Smith et al. (2008), mỗi lứa đẻ 1-5 con [30]. Trong nuôi nhốt, theo Nguyễn Thanh Tân (2008), mỗi lứa chỉ đẻ 1-2 con (đa số), cũng có khi dúi đẻ 3 con/ lứa [14]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tƣơng đƣơng kết quả nghiên cứu trên. Tuy nhiên, số dúi đẻ 1 con/ lứa chiếm đa số có thể do đây là lứa đẻ đầu tiên (con so) nên số lƣợng con / lứa chƣa nhiều. Trong số dúi mốc lớn đƣợc theo dõi, chƣa ghi nhận trƣờng hợp đẻ 4 con/ lứa.

𝑋

giờ đạt 79,31%. Số con sống sót sau khi sinh chịu ảnh hƣởng bởi điều kiện chăm sóc và nuôi dƣỡng. Dúi mốc lớn có nguồn gốc hoang dã nên dễ bị tác động các yếu tố từ môi trƣờng sống. Trong giai đoạn mới đẻ và nuôi con, nếu có những tác động bất thƣờng về tiếng ồn hoặc ngƣời lạ xuất hiện sẽ gây stress cho dúi mẹ và do tập tính bảo vệ con mà dúi mẹ dùng miệng gắp con gây thƣơng tích và làm chết con (3 trƣờng hợp). Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi theo dõi thấy đã xảy ra 1 trƣờng hợp dúi mẹ ăn con non sau khi sinh. Do vậy, trong điều kiện nuôi nhốt cần tránh những tác động đến bản năng tự vệ và tập tính hoang dã của dúi mốc lớn, nhất là giai đoạn sinh sản, hạn chế ngƣời lạ vào khu vực chuồng nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của kích dục tố đến khả năng sinh sản của dúi mốc (rhyzomys pruinosus) trong điều kiện nuôi nhốt (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)