Tình hình nghiên cứu về dúi mốc lớn (Rhyzomys pruinosus)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của kích dục tố đến khả năng sinh sản của dúi mốc (rhyzomys pruinosus) trong điều kiện nuôi nhốt (Trang 27)

4. Những đóng góp mới của đề tài

1.5. Tình hình nghiên cứu về dúi mốc lớn (Rhyzomys pruinosus)

1.5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Các quốc gia có nghề nhân nuôi động vật hoang dã rất phát triển, trong đó có dúi nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên tài liệu nghiên cứu về các loài dúi còn rất ít. Một số công trình ngoài nƣớc đã đƣợc công bố nhƣ:

Xu (1984) đã công bố công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học của dúi Mốc (Rhizomys pruinosus) [32].

Feng (1996) đã công bố các phƣơng pháp nhân nuôi, huấn luyên và sinh sản nhân tạo trên dúi Mốc [23].

Một số tác giả khác đã công bố về các đặc điểm sinh học của các loài thú thuộc bộ gặm nhấm trong đó có dúi mốc lớn (Lui et al., 2011; Long, 2012) [24].

1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Các nghiên cứu trong nƣớc chủ yếu đề cập đến đặc điểm sinh học, sinh thái, một số bệnh thƣờng gặp của dúi trong tự nhiên và trong nuôi nhốt. Đây

chính là cơ sở để xây dựng chuồng trại, chăm sóc và nhân nuôi có hiệu quả đối với loài thú có giá trị kinh tế này ở từng vùng miền.

Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai đã phối hợp với TS. Nguyễn Thanh Bình thực hiện đề tài: “Xây dựng mô hình nuôi nhốt và sản xuất dúi mốc lớn (Rhizomys pruinosus Blyth, 1851) bán công nghiệp tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai” nhằm xây dựng mô hình nuôi dúi mốc lớn, sản xuất giống và cung cấp các dữ liệu khoa học về đặc điểm sinh học của dúi mốc, góp phần vào công tác bảo tồn dúi mốc. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, hình thái bên ngoài của dúi mốc giống chuột, khối lƣợng con trƣởng thành từ 976 g đến 1700 g, chiều đo vòng ngực 25,5 – 26 cm, chiều dài thân từ 27 - 28,5 cm. Dúi sinh sản từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau. Mỗi năm dúi đẻ từ 2 đến 4 lứa, mỗi lứa đẻ từ 1-3 con. Trong điều kiện nuôi nhốt, các hoạt động chính của dúi mốc là di chuyển, kiếm ăn và nghỉ ngơi. Thức ăn của dúi mốc chủ yếu gồm 6 loại là: tre, mía, cỏ voi, bắp, khoai mì, khoai lang. Trong điều kiện nuôi nhốt, dúi mốc sinh trƣởng nhanh trong giai đoạn từ 3 đến 7 tháng tuổi. Thịt dúi mốc thơm ngon và giàu chất dinh dƣỡng nên rất đƣợc mọi ngƣời ƣa chuộng. Vì thế, dúi mốc lớn là một động vật hoang dã đƣợc thuần hóa và nhân nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy (1993) trong nghiên cứu Động vật rừng đã trình bày khái quát về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái và phân bố của các loài thú nhỏ trong đó có dúi [11].

Nguyễn Thanh Tân (2008), trình bày về đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố, nơi sống, tập tính, thức ăn, sinh sản, kỹ thuật nhân nuôi và giá trị kinh tế của dúi Mốc lớn [14].

Nguyễn Thanh Bình (2016) đã nghiên cứu theo dõi một số bệnh thƣờng gặp trên dúi mốc lớn (Rhizomys pruinosus Blyth, 1851) trong điều

kiện nuôi nhốt và biện pháp xử lý. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy trong điều kiện nuôi nhốt, dúi mốc thƣờng mắc phải một số bệnh nhƣ: bệnh ký sinh trùng ngoài da, bệnh đau mắt, chấn thƣơng cơ học hình thành ổ mủ, cắn nhau do ghép đôi sinh sản. Đề tài đã đề xuất phác đồ điều trị đối với bệnh hình thành ổ mủ, cắn nhau do ghép đôi sinh sản là sát trùng vết thƣơng bằng iodine, nặn hết mủ, sát trùng lại và rắc thuốc sulfamide lên vết thƣơng. Đối với bệnh ký sinh trùng ngoài da thì cần định kỳ dọn vệ sinh chuồng nuôi và phun thuốc sát trùng chuồng trại 2 lần/tháng để phòng ngừa bệnh, đồng thời nhỏ invermec dọc sống lƣng 1 lần/tuần và thực hiện trong 2 tuần. Đối với bệnh về mắt, nếu trƣờng hợp bệnh nhẹ thì nhỏ nƣớc muối sinh lý cho dúi 2 lần/ngày; trƣờng hợp bị nặng thì nhỏ thuốc Efticol Natri clorid 0,9% ngày 3 lần cho đến khi khỏi bệnh, đồng thời dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo. Ngoài ra, hàng ngày cần thƣờng xuyên kiểm tra thức ăn của dúi, mua thức ăn phải đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, không chứa dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật. Thức ăn phải tƣơi, xanh, không bị mốc, hỏng, sơ bộ vệ sinh sạch sẽ trƣớc khi cho dúi ăn [3].

Nguyễn Thanh Bình (2016), nghiên cứu hiệu quả tác động của kích thích tố sinh dục (hCG, PMSG) đến sự sinh sản của dúi mốc lớn. Kết quả cho thấy, hàm lƣợng kích thích tố với liều lƣợng hCG = 10 IU và PMSG = 5 IU hoặc hCG = 15 IU và PMSG = 5 IU có ảnh hƣởng tốt đến một số chỉ tiêu sinh sản trên dúi cái. Tỷ lệ mang thai, số con sinh ra trên ổ và tỷ lệ nuôi sống cao hơn so với lô đối sinh chứng không sử dụng kích thích tố [2].

Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu của sinh viên về Dúi mốc lớn trong các đồ án khóa luận tốt nghiệp ở các trƣờng đại học nhƣ: Đỗ Văn Khanh (1999) nghiên cứu đặc điểm khu hệ gặm nhấm Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn, Thanh Sơn, Phú Thọ; Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp của Vũ Văn Kiên (2007) nghiên cứu một số đặc điểm sinh

Đảo - Vĩnh Phúc; Chuyên đề tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp của Trƣơng Trọng Nhận (2008) đã tiến hành tìm hiểu đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi dúi Mốc (Rhizomys pruinosus Blyth, 1851) tại trung tâm phát triển và cứu hộ động vật rừng.

Tóm lại, các nghiên cứu trong nƣớc về dúi mốc lớn chƣa phong phú, chủ yếu là công bố về đặc điểm sinh học, sinh thái và một số bệnh thƣờng gặp của loài này trong tự nhiên, chƣa có những nghiên cứu mang tính hệ thống về các đặc điểm sinh học của dúi mốc lớn trong điều kiện nuôi nhốt, các kỹ thuật đánh giá về chu kì sinh sản và sử dụng kích dục tố nhằm tăng số lƣợng đàn trong điều kiện nuôi nhốt.

1.5.3. Tình hình nuôidúi mốc lớn hiện nay ở một số địa phương

Hiện nay ở nƣớc ta chƣa có cơ sở nào chăn nuôi dúi mốc lớn với quy mô lớn do những hiểu biết, tài liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài dúi mốc cũng nhƣ tài liệu về kỹ thuật chăn nuôi loài này còn rất hạn chế. Do đó, nghề chăn nuôi dúi mốc ở nƣớc ta đang bộc lộ nhiều bất cập: việc chăn nuôi chủ yếu mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ, chƣa trở thành một ngành sản xuất hàng hoá; ngƣời chăn nuôi còn gặp nhiều rủi ro vì thiếu hiểu biết về sinh học, sinh thái loài, về kỹ thuật chăn nuôi nhƣ chuồng nuôi chƣa phù hợp với đặc điểm sinh học, sinh thái và nhu cầu của vật nuôi, chƣa có hiểu biết về tập tính của dúi nên trong quá trình nuôi dúi chậm lớn, phối giống không hiệu quả, con non đẻ ra bị con mẹ cắn chết, chƣa có biện pháp phòng và chữa bệnh hữu hiệu, chƣa biết áp dụng công nghệ tiên tiến trong nhân nuôi,... Đặc biệt, do chƣa có quy trình quản lý đàn giống bố mẹ hợp lý, dẫn đến hiện tƣợng cận huyết, thoái hoá đàn giống, ảnh hƣởng rất lớn tới quá trình phát triển sinh lý vật nuôi, giảm năng suất và chất lƣợng sản phảm. Các dịch vụ thú y phục vụ công tác nhân giống hầu nhƣ chƣa có nên hạn chế nhiều đến kết quả chăn nuôi của các cơ sở và các hộ gia đình.

1.6. Sơ lƣợc về điều kiện tự nhiên ở thành phố Quy Nhơn

1.6.1. Vị trí địa lý

Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam của tỉnh Bình Định, phía đông là biển Đông, phía tây giáp huyện Tuy Phƣớc, phía bắc giáp huyện Tuy Phƣớc và huyện Phù Cát, phía nam giáp thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên. Quy Nhơn nằm trong phạm vi tọa độ từ 13°36' đến 13°54' vĩ Bắc, từ 109°06' đến 109°22' kinh Đông [33].

1.6.2. Địa hình

Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lí nhƣ núi rừng, gò đồi, đồng ruộng, ruộng muối, bãi, đầm, hồ, sông ngòi, biển, bán đảo và đảo. Bờ biển Quy Nhơn dài 42 km, diện tích đầm, hồ nƣớc lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao... Các ngành kinh tế chính của thành phố gồm công nghiệp, thƣơng mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch. Vừa mở thêm khu kinh tế Nhơn Hội [33].

1.6.3. Khí hậu

Quy Nhơn có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 - 9, mùa mƣa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau; nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24,50

C [33].

1.7. Sơ lƣợc về PMSG và hCG

1.7.1. Sơ lược về PMSG (eCG)

- Nguồn gốc của eCG: Equine Chorionic Gonadotropin (eCG) là một hormone đƣợc sản xuất trong màng đệm sinh dục của ngựa cái mang thai, đƣợc gọi là huyết thanh ngựa chửa (Pregnant Mare's Serum Gonadotropin - PMSG). PMSG tiết ra từ nội mạc tử cung của ngựa cái mang thai từ ngày thứ 40 đến ngày 130 của thai kỳ, có bản chất là một kích thích tố glycoprotein, gồm có hai tiểu đơn vị là alpha và beta. Các tiểu đơn vị alpha là chung cho tất cả các hormone glycoprotein (LH, FSH, TSH). Các tiểu đơn vị beta là đặc

trƣng theo loài [21]. Phân tích protein đã chứng minh rằng eCG đƣợc tổng hợp và tiết ra tƣơng tự nhƣ gonadotropin tuyến yên (FSH, LH), nó đƣợc chuyển hóa sau khi đƣợc glycosyl hóa [28].

- Hoạt động sinh học của eCG: eCG có thể hoạt động nhƣ hormone LH ở ngựa, mặc dù ít mạnh hơn eLH [25]. Một trong những đặc điểm của eCG là thời gian bán rã của nó. Khi tiêm vào chuột, eCG hiển thị thời gian bán rã hơn 5 giờ; ở cừu, thời gian bán rã là 21 giờ. Ở các loài gia súc, thời gian bán rã khoảng 45,6 giờ [21].

- Vai trò của eCG: Các thụ thể LH của ngựa cho thấy tƣơng đồng cao với các thụ thể LH ở động vật có vú khác, cũng nhƣ khả năng liên kết LH từ các loài khác [24]. eCG có thể gây ra sự rụng trứng bổ sung và hỗ trợ nội tiết tố đủ để tiếp tục mang thai [22].

- Ứng dụng của eCG: PMSG thƣờng đƣợc sử dụng phối hợp với progestogen để gây rụng trứng trong chăn nuôi trƣớc khi thụ tinh nhân tạo. PMSG có xu hƣớng đƣợc sử dụng rộng rãi vì nó có thời gian bán rã dài. Ngoài ra, nó còn kích thích sự trƣởng thành của ống sinh tinh và sự sinh tinh ở thú đực [21].

1.7.2. Sơ lược về hCG

- Nguồn gốc của hCG: Human chorionic gonadotropin (hCG) là một nội tiết tố glycoprotein đƣợc sản xuất trong thời kỳ mang thai bởi phôi thai đang phát triển và sau này bởi hợp bào (syncytiotrophoblast, một phần của nhau thai). Vai trò của nó là để ngăn chặn sự tiêu hủy thể vàng (corpus luteum) của buồng trứng và do đó duy trì tiết progesterone, quan trọng đối với bào thai [20].

- Chức năng của hCG: hCG có nhiều chức năng nhƣ thúc đẩy sản xuất progesterone bởi các tế bào luteal corpus; thúc đẩy sự hình thành mạch máu trong mạch máu tử cung; thúc đẩy sự hợp nhất của tế bào bạch cầu và sự biệt

hoá để tạo ra các tế bào lympho bào; gây cản trở bất kỳ hoạt động miễn dịch hoặc đại thực bào nào của mẹ trên các tế bào nhau thai xâm nhập; gây tăng trƣởng tử cung song song với sự phát triển của bào thai; ngăn chặn bất kỳ sự co thắt tử cung trong quá trình mang thai; gây ra sự tăng trƣởng và sự biệt hoá của dây rốn; báo hiệu nội mạc tử cung về việc cấy ghép; hoạt động trên thụ thể trong não của mẹ gây ra chứng tăng sinh, và thúc đẩy sự tăng trƣởng của các cơ quan bào thai trong thai kỳ [20].

1.7.3. Tình hình sử dụng kích dục tố PMSG và hCG trong hỗ trợ sinh sản

Các nghiên cứu sử dụng điều trị bằng gonadotrophin huyết thanh của ngựa mang thai (PMSG) và gonadotropin màng đệm ở ngƣời (hCG) hoặc sử dụng riêng lẻ hoặc sử dụng kết hợp hai thành phần đã đƣợc đánh giá dựa trên khối lƣợng buồng trứng và tử cung; sự phát triển nang trứng, rụng trứng và số lƣợng trứng rụng đã đƣợc tiến hành từ rất sớm.

Nghiên cứu của Corbin và McCabe (2002) đã đã chứng minh rằng, điều trị bằng PMSG + hCG là một phƣơng pháp hiệu quả gây phản ứng siêu rụng trứng ở hầu hết các tiêu chí kiểm tra. Kết quả của nhóm tác giả cũng cho thấy, các chủng chuột khác nhau có nhiều mức độ nhạy cảm và phản ứng với các giao thức khác nhau của hormone siêu rụng trứng [18]. Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng PMSG thay thế cho FSH, Popova et al. (2002) đã thực hiện các giao thức gây siêu rụng trứng bằng cách sử dụng tiêm đơn PMSG hoặc FSH đƣợc so sánh ở chuột Sprague-Dawley chƣa trƣởng thành. Kết quả của nghiên cứu này chứng minh rằng việc điều trị trên chuột Sprague-Dawley chƣa trƣởng thành của PMSG có hiệu quả tƣơng đƣơng nhƣ điều trị bằng FSH, và do đó thích hợp hơn cho công nghệ chuột chuyển gen do chi phí thấp hơn và dễ xử lý hơn [22]. Schilling và Cern (2008) đã công bố kết quả về điều trị để gây động dục ở lợn nái hậu bị với tỉ lệ 400 IU PMSG và 200 IU hCG. Tác giả khẳng định, sự kết hợp PMSG và hCG có thể sử dụng trong kích thích

sinh sản ở lợn nái, tỷ lệ thụ thai cao, tổn thất sau khi sinh thấp, thời kỳ cho con bú ngắn, tỷ lệ thụ thai cao sau khi cai sữa sớm và lợi nhuận cao hơn do có thể gây động dục sớm, thụ tinh và đẻ đồng loạt trong các nhóm lớn hơn của vật nuôi [28].

Đánh giá mô tả việc sử dụng lâm sàng của hCG để cải thiện năng suất sinh sản của bò sữa đƣợc Rensis et al. (2010) thực hiện. Nhóm tác giả mô tả những phát triển trong việc sử dụng điều trị của hCG và nghiên cứu giải quyết những lợi ích của việc đƣa hCG trong các phát đồ gây động dục và đồng bộ hóa rụng trứng [25].

Ở Việt Nam, Trần Tiến Dũng (2004) đã sử dụng kết hợp hormone sinh sản PMSG và hCG để điều trị hiện tƣợng chậm động dục lại sau đẻ ở lợn nái ngoại trên hai giống Yorkshire và Landrace. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ lợn nái động dục sau đẻ chiếm 80%, thời gian động dục, tỉ lệ thụ thai, số con trên lứa của những con nái khỏi bệnh đều đạt yêu cầu. Với phác đồ điều trị PMSG 3.000 đvc/nái, nếu động dục tiêm tiếp hCG 1.000 đvc/nái cho kết quả tốt với thời gian động dục lại sau đẻ 5,8 ngày, tỉ lệ thụ thai 91,67%, số con sinh ra trên lứa 9,8 con [4]. Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Thanh Bình (2009) đã đánh giá ảnh hƣởng của liệu pháp hormone bằng cách đặt vòng PRID (chứa progesterone) đến khả năng điều trị rối loạn sinh sản ở bò cái sinh sản kém, kết quả cho thấy quy trình đạt hiệu quả tốt [30]. Đỗ Văn Thu và cộng sự (2013) đã sử dụng kết hợp PMSG và Prosolvin (PGF2α) để gây động dục hàng loạt kết hợp với thụ tinh nhân tạo nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng đàn bò trên hai giống bò vàng và bò lai Sind. Với quy trình tiêm bò hai mũi PGF2α (2 ml) cách nhau 11 ngày kết hợp tiêm PMSG (500 IU) ở mũi thứ hai, xác định tỉ lệ thụ thai bằng phƣơng pháp khám thai qua trực tràng. Kết quả cho thấy tỉ lệ động dục là 84,9%, tỉ lệ thụ thai 82,88% và tỉ lệ đẻ đạt 93,52% [16]. Hoàng Nghĩa Sơn và cộng sự (2013) đã sử dụng PMSG với liều

2500 IU để đối sánh với sử dụng FSH (200 mg). Kết quả nghiên cứu cho thấy, số thể vàng và số phôi thu đƣợc ở nhóm điều trị bằng PMSG ít hơn so với nhóm sử dụng FSH; tuy nhiên cao hơn so với các nghiên cứu trƣớc đó. Việc kết hợp siêu âm buồng trứng để xác định giai đoạn nang trứng để lựa chọn thời điểm và phƣơng pháp xử lí tối ƣu để kích thích bằng hormone nhằm thu đƣợc lƣợng trứng và phôi tốt nhất trong phƣơng pháp tạo trứng, phôi in vivo

[12]. Nguyễn Ngọc Tấn và Bùi Ngọc Hùng (2017) đã đánh giá hiệu quả của các liệu pháp điều trị bằng hormone khác nhau trên bò chậm gieo tinh. Kết quả của liệu pháp đặt vòng CIDR (chứa progesterone) 7 ngày, kết hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của kích dục tố đến khả năng sinh sản của dúi mốc (rhyzomys pruinosus) trong điều kiện nuôi nhốt (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)