9 RCEP là một hiệp định hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và mang lại lợi ích cho tất cả các bên, với 20 chương bao gồm các lĩnh vực và nguyên tắc chưa từng có trong các hiệp định thương mại tự do trước đây
2.3.1. Tăng cường các kênh đối thoại hợp tác song phương
Có thể nhận thấy, trong chiến lược tồn cầu của các nước lớn, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang nổi lên như một khu vực khơng chỉ có nhiều nền kinh tế phát triển nhanh mà cịn xuất hiện nhiều điểm nóng xung đột. Tại đây, Trung Quốc với sức mạnh kinh tế và quân sự đang tích cực gây ảnh hưởng và thách thức hiện trạng ở Biển Hoa Đông, Biển Đông và dọc theo biên giới của Ấn Độ. Nhiều sáng kiến của Trung Quốc như “Vành đai và Con đường”, hiện thực hóa “Giấc mơ Trung Hoa” và xây dựng một “kiểu quan hệ mới của các cường quốc lớn” đã tạo ra sự e ngại giữa các cường quốc toàn cầu và khu vực về sự trỗi dậy của nhân tố Trung Quốc. Do vậy, việc xây dựng
mối quan hệ bền vững và có lợi với các nước ASEAN lại càng trở nên cấp thiết đối với Ấn Độ trong bối cảnh Ấn Độ đẩy mạnh chính sách “Hành động hướng Đông” dưới thời Thủ tướng N. Modi khi đặc biệt nhấn mạnh vai trò then chốt của ASEAN: “Mười quốc gia Đông Nam Á kết nối hai đại dương trên cả phương diện địa lý và văn minh. Do đó, tính tồn diện, cởi mở và tính trung tâm và thống nhất của ASEAN nằm ở trung tâm của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới” [16; tr.288].
Bên cạnh sự tham gia về chính trị và kinh tế, hợp tác quốc phòng - an ninh đã trở thành một yếu tố quan trọng của đối thoại với hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Như Bộ trưởng Ngoại giao VK. Singh đã khẳng định vào tháng 12/2015: “Mục tiêu của chính sách Hành động hướng Đơng là thúc đẩy hợp tác kinh tế, quan hệ văn hóa và phát triển mối quan hệ chiến lược với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thơng qua cam kết ở cấp độ song phương, khu vực và đa phương” [8; tr.4]. Mặt khác, Kế hoạch Hành động ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2016 - 2020 được thông qua vào tháng 8/2015 đã xác định tiếp tục việc thúc đẩy hợp tác lẫn nhau và thực hiện các sáng kiến mới trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa và quốc phịng - an ninh.
Kế thừa những kết quả trong hợp tác quốc phòng - an ninh trên các diễn đàn giai đoạn trước, kể từ khi Thủ tướng N. Modi lên nắm quyền, lĩnh vực hợp tác này tiếp tục có những thành tựu mới. Tại các Hội nghị Cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN+8, kênh Đối thoại Shangri-La, Diễn đàn khu vực ARF… quan điểm của Ấn Độ và ASEAN thể hiện sự đồng thuận, chia sẻ trên nhiều vấn đề của lĩnh vực hợp tác quốc phòng - an ninh. Việc xác định các nhân tố của ASEAN trong chiến lược hợp tác quốc phòng - an ninh của Ấn Độ góp phần định vị, thể hiện rõ quan điểm coi trọng và hướng tới hịa bình, ổn định cho khu vực. Ví như: Myanmar là cửa ngõ của Ấn Độ vào ASEAN; các quốc gia trên eo biển Malacca (Thái Lan, Singapore, Malaysia,
Indonesia) có vị trí chiến lược trên con đường thương mại và an ninh hàng hải Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; Việt Nam là trụ cột chính của chính sách Hành động hướng Đông…
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN được tổ chức tại New Delhi tháng 01/2018, hợp tác quốc phòng - an ninh là một trong những chương trình nghị sự quan trọng nhất được nêu trong Tuyên bố chung sau Hội nghị. Cả hai bên đều bày bày tỏ quyết tâm “hợp tác chặt chẽ với nhau trong các vấn đề an ninh chung của khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, vừa đảm bảo một cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ” [30]. Ngoài ra, tất cả các nhà lãnh đạo ASEAN đều mong muốn Ấn Độ đóng góp nhiều hơn vai trị quyết đoán ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương quan trọng về mặt chiến lược, đồng thời ghi nhận tầm vóc ngày càng tăng của New Delhi trong việc đảm bảo hịa bình và ổn định khu vực [52]. Trong Đối thoại Shangri La tháng 6/2018 tại Singapore, Thủ tướng N. Modi đã nêu rõ tầm nhìn của Ấn Độ về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong số các yếu tố chính của nó là: “…quyền tiếp cận bình đẳng như mọi quyền theo luật quốc tế để sử dụng các không gian chung trên biển và trên không địi hỏi tự do hàng hải, thương mại khơng bị cản trở và giải quyết hịa bình các tranh chấp theo luật quốc tế (do đó,)…biển của chúng ta sẽ là con đường dẫn đến thịnh vượng và hành lang hịa bình. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các nước trong khu vực hợp tác với nhau để ngăn chặn tội phạm hàng hải, bảo tồn sinh thái biển, bảo vệ khỏi thảm họa và thịnh vượng từ nền kinh tế xanh” [16; tr.287].
Với vai trò là một nhân tố quan trọng trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN - Plus (ADMMP) gồm 10 quốc gia ASEAN và 8 quốc gia khác hợp tác trên lĩnh vực an ninh hàng hải, giữ gìn hịa bình, chống khủng bố… Lực lượng quốc phòng của Ấn Độ đã tham gia vào các cuộc tập trận chung hàng năm đang được tiến hành theo cơ chế này. Tháng 3/2016, Ấn
Độ cùng với các lực lượng gìn giữ hịa bình của ASEAN tiến hành tập trận chung lần thứ 18 ở Pune (bang Maharashtra, Ấn Độ) nhằm tăng cường khả năng hoạt động của các lực lượng vũ trang ADMM - Plus để ứng phó hiệu quả với khủng bố, các mối đe dọa hàng hải và thách thức an ninh phi truyền thống khác [8; tr.29].
Ở cấp độ khác, hầu hết các nước thành viên ASEAN đã và đang tham gia hàng loạt cuộc tập trận hải quân chung Milan do hải quân Ấn Độ chủ trì hai năm một lần tại quần đảo Andaman và Nicobar11
. Cuộc tập trận hải quân chung cuối cùng Milan được tổ chức vào năm 2018, trong đó ngoại trừ Lào (một quốc gia không giáp biển), tất cả các lực lượng hải quân ASEAN khác đều tham gia. Ngoài ra, Ấn Độ thường xuyên tham gia các cuộc tập trận hải quân đa phương Komodo do Indonesia dẫn đầu kể từ khi bắt đầu vào năm 2014 với 18 quốc gia tham gia tại Batam, Natuna và Anambas. Lần thứ hai diễn ra từ ngày 09 đến ngày 16/4/2016 tại Padang với 36 quốc gia. Lần lặp lại thứ ba của cuộc tập trận chung diễn ra ngoài khơi eo biển Lombok của Indonesia với 43 quốc gia cùng tham gia kéo dài từ ngày 04/5/2018 đến ngày 09/5/2018 [49]. Mục đích của cuộc tập trận hải quân đa phương Komodo nhằm tăng cường tình hữu nghị, xây dựng lòng tin và nâng cao khả năng phối hợp, hiệp đồng giữa hải quân các nước trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo và giải quyết các vấn đề an ninh hàng hải. Hiện tại, Ấn Độ đang tham gia tuần tra chung song phương và các cuộc tập trận hàng hải khác với nhiều quốc gia ASEAN, như Maitree với Thái Lan, SIMBEX với Singapore, SAMUDRA SHAKTI với Indonesia, Vishwas - sự tin tưởng và Sahyog - hợp tác12 với Việt Nam, và CORPAT với Indonesia và Thái Lan.