Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ ASEAN dưới thời thủ tướng narendra modi (Trang 89 - 93)

DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG NARENDRAMOD

3.2. Những hạn chế

Những thuận lợi của môi trường quốc tế cũng như khu vực cùng với sự điều chỉnh đường lối đối ngoại của hai bên đã tạo điều kiện cho mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu to lớn dưới thời Thủ tướng N. Modi từ năm 2014 đến năm 2020. Sự hiện diện của tất cả 10 vị lãnh đạo ASEAN làm khách mời quan trọng trong lễ kỷ niệm Ngày Cộng hòa lần thứ 68 của Ấn Độ (năm 2018) đã phản ánh tầm quan trọng mà Ấn Độ dành cho mối quan hệ này. Ngược lại, tiền lệ chưa từng có về lời mời tập thể dành cho các lãnh đạo của một nhóm khu vực cũng phản ánh mong muốn của Ấn Độ dành sự ưu tiên hàng đầu cho các nước láng giềng Đông Nam Á. Tuy nhiên, khi nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - ASEAN (2014 - 2020), chúng tơi nhận thấy có một điều cần ghi nhận là mối quan hệ này đã không đạt được mức như kỳ vọng, vẫn còn một số hạn chế sau:

Thứ nhất, nhìn tổng thể quan hệ Ấn Độ - ASEAN dưới thời Thủ tướng

N. Modi, có thể nhận thấy mối quan hệ chính trị đã vượt lên trên các mối quan hệ kinh tế, thương mại, quốc phịng - an ninh, văn hóa - xã hội, giao lưu nhân dân. Biểu hiện cụ thể là thương mại Ấn Độ - ASEAN hiện chỉ đạt gần 87 tỷ USD cho năm tài chính 2019 - 2020 (trong khi mục tiêu thương mại hai

bên đặt ra là 200 tỷ USD năm 2020, như vậy không thể đạt được mà chỉ ở mức 78,9 tỷ USD trong giai đoạn năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 [18; tr.7]) và chắc chắn đang giảm dần sau những hậu quả tàn phá vì đại dịch Covid-19. Ấn Độ chỉ là đối tác thương mại thứ 6 của ASEAN sau Trung Quốc, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Hàn Quốc; ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Ấn Độ. Ngược lại, kim ngạch thương mại ASEAN - Trung Quốc năm 2020 là 4,74 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 731,9 tỷ USD), tăng trưởng 7% so với năm 2019, đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong 12 năm liên tiếp. Ngoài ra, xuất nhập khẩu của Trung Quốc sang các nước dọc theo Vành đai và Con đường đạt 9,37 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 1% [32]. Mặc dù hơn 22% tổng FDI nước ngoài của Ấn Độ đổ vào ASEAN và hơn 2.000 công ty Ấn Độ hiện có mặt tại các nước ASEAN, vị trí của Ấn Độ vẫn khá khiêm tốn nếu so sánh với Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 2019, Ấn Độ đã đầu tư 7,9 tỷ USD vào ASEAN. Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Trung Quốc vào ASEAN đạt 14,36 tỷ USD trong năm 2020, tăng 52,1% so với cùng kỳ, trong đó 3 điểm đến hàng đầu là Singapore, Indonesia và Việt Nam [42]. Mặc dù Ấn Độ và ASEAN đã ký một Thỏa thuận về Hàng hóa, Dịch vụ và Đầu tư, những mục tiêu đạt được vẫn rất khiêm tốn.

Mặt khác, trước sức ép của dư luận trong nước, tháng 11/2019, Thủ tướng N. Modi Ấn Độ từ chối phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), được coi là một thỏa thuận thương mại khổng lồ giữa các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand, chủ yếu là bởi New Delhi lo ngại Trung Quốc sẽ lấn át thị trường Ấn Độ. Sự thiếu kết nối mạnh mẽ giữa Ấn Độ và các nước ASEAN sẽ tiếp tục là một hạn chế lớn, và ngay cả dự án hiếm hoi như Hành lang Vận tải Đa phương thức Kaladan xuyên qua tỉnh Rakhin của Myanmar và đường cao tốc ba bên Ấn

Độ - Thái Lan - Myanamar cũng đã bị đình trệ một cách bất thường. Điều này sẽ càng hạn chế những triển vọng mở rộng quan hệ thương mại và giao thương giữa Ấn Độ và ASEAN.

Thứ hai, mối quan hệ có lựa chọn với một số nước ASEAN như

Singapore đã được thúc đẩy mạnh mẽ hơn so với các nước khác. Singapore, Malaysia và Thái Lan là những đối tác thương mại quan trọng của Ấn Độ trong khối và những nỗ lực nhằm đa dạng hóa thương mại với các nước khác đã không thực sự thành công. Một sự thiếu cân bằng đáng chú ý cũng tồn tại trên bình diện kết nối. Có tới hơn 400 chuyến bay mỗi tuần giữa các thành phố Ấn Độ và Singapore, 200 chuyến mỗi tuần với Malaysia và Thái Lan. Ngược lại, khơng có một đường bay trực tiếp nào giữa Ấn Độ với quốc gia lớn nhất và quan trọng nhất của ASEAN là Indonesia. Tương tự, cũng có các tuyến tàu biển đều đặn giữa các cảng của Ấn Độ với Singapore và Klang (Malaysia) trong khi có rất ít hoặc thậm chí khơng có chuyến nào kết nối với tất cả các bến cảng khác trong khu vực. Bất chấp mối liên hệ lịch sử và văn hóa lâu đời, thân thiết giữa Ấn Độ và Đông Nam Á cùng với những nỗ lực khôi phục lại chúng, mối quan hệ giao lưu nhân dân vẫn rất khiêm tốn dù sự hiện diện nhiều lĩnh vực khác của Ấn Độ trên khắp ASEAN đang rất mạnh mẽ.

Thứ ba, mối quan hệ an ninh, kể cả trong lĩnh vực hàng hải quan trọng,

đã bị lùi lại phía sau quan hệ chính trị tồn diện. Sự hợp tác an ninh với một số ít các quốc gia ASEAN đang mạnh mẽ hơn hẳn so với phần còn lại của khu vực. Các nước ASEAN sẽ khuyến khích một sự hiện diện hàng hải tăng cường của Ấn Độ ở Biển Đông như một hàng rào chống lại sự hung hãn của Trung Quốc đồng thời giảm bớt những lo ngại về nguy cơ bổn phận an ninh của Mỹ ở khu vực bị suy yếu. Cùng lúc, ASEAN cũng không mong muốn vướng vào một cuộc xung đột Trung - Ấn do lo ngại những hậu quả của một cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Mỹ và Trung Quốc. Ấn Độ sẽ phải thực hiện

những bước đi cẩn trọng ngay cả trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng an ninh của mình trong khu vực.

Thứ tư, trong bối cảnh địa chính trị đang phát triển nhanh chóng được

đánh dấu bằng sự trỗi dậy mạnh mẽ về quân sự, chính trị và kinh tế của Trung Quốc, chính sách Hành động hướng Đơng đã mang lại sự năng động hơn cho mối quan hệ của Ấn Độ với ASEAN. Tuy vậy, vấn đề sở hữu, kiểm soát, sử dụng và khai thác dầu khí, tài ngun khống sản và thủy sản ở Biển Đông đã nổi lên như một tranh chấp lớn giữa Trung Quốc và một số quốc gia ASEAN như Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia. Vấn đề này đã gây chia rẽ ASEAN và khơng có sự thống nhất giữa các bên. Trong khi Biển Đơng có tầm quan trọng kinh tế đối với Ấn Độ vì hơn 40% thương mại phụ thuộc vào khu vực này. Các nguồn nhiên liệu hóa thạch ở khu vực này cũng đang được Ấn Độ khai thác trên cơ sở hợp tác. Vì thế, an ninh hàng hải là điều cần thiết trong khu vực này để bảo vệ lợi ích quốc gia của Ấn Độ. Tuy nhiên, nỗ lực của Ấn Độ trong giải quyết những vấn đề này chưa thật sự rõ ràng so với những ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Thứ năm, kể từ khi Cộng đồng ASEAN (AC) chính thức được thành

lập vào cuối năm 2015, đã có một số nhận định dè dặt về những lợi ích tiềm năng của Ấn Độ có được từ AC, cũng như những lợi thế của Hiệp định thương mại tự do (FTA) Ấn Độ - ASEAN vẫn chưa rõ ràng theo quan điểm của Ấn Độ. Hơn nữa, nhiều thỏa thuận song phương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phịng - an ninh, văn hóa - xã hội… giữa Ấn Độ với ASEAN vẫn chưa được hồn tất, dẫn đến sự đình trệ các khía cạnh khác nhau của quan hệ ngoại giao. Thêm vào đó, Chính phủ của Thủ tướng N. Modi khó có thể bảo đảm lợi ích thực tế cho khu vực Đơng Bắc của nước này thông qua các dự án kết nối hạ tầng giữa khu vực Nam Á và Đông Á. Những cam kết trong các dự án giao thông, an ninh hàng hải, biên giới với các quốc gia ASEAN vẫn chưa hoàn thành so với ảnh hưởng của Trung Quốc với các dự án ở khu vực

này thông qua sáng kiến Vành đai, Con đường đảm bảo chuỗi cung ứng và kết nối của Trung Quốc ở ASEAN. Điều đó đã dẫn tới khơng ít đánh giá tiêu cực trong khu vực về sự quan tâm chính trị của Ấn Độ đối với ASEAN. Hệ quả là, một số quốc gia ASEAN nồng nhiệt đón nhận sự đầu tư từ Trung Quốc, lựa chọn đối tác tin cậy hơn là Ấn Độ. Từ đó, vai trị của Ấn Độ trong khu vực ít nhiều bị suy giảm.

Thứ sáu, qua mỗi chuyến viếng thăm đa phương của Ấn Độ với nhiều

quốc gia ASEAN và các cơ chế hợp tác song phương Ấn Độ - ASEAN, giữa hai bên đều đã thông qua Tuyên bố chung, ký kết các Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với nhiều nội dung phong phú, thiết thực, song Chương trình hành động vẫn chưa thật sự cụ thể với những lộ trình rõ ràng, vì thế ít nhiều ảnh hưởng tới việc triển khai kế hoạch thực hiện trên từng lĩnh vực hợp tác. Nội dung trong các hoạt động giao lưu nhân dân, kết nối hữu nghị chính trị - ngoại giao giữa hai bên vẫn chỉ đề cập nền tảng truyền thống từ trước, còn chung chung mà ít chú trọng tới các nhân tố cụ thể để thúc đẩy mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN phát triển mọi mặt, toàn diện. Mặt khác hợp tác trên các diễn đàn đa phương giữa Ấn Độ - ASEAN vẫn còn chịu những tác động nhất định từ quan điểm, lợi ích của các nước lớn. Bởi thế, việc chia sẻ thông tin và phối hợp lập trường hành động giữa hai bên về một số vấn đề quan trọng của quốc tế và khu vực vẫn chưa hiệu quả. Ví như, việc Ấn Độ triển khai thực hiện chính sách Hành động hướng Đông và tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam - một nước láng giềng với Trung Quốc lại trở thành vấn đề nhạy cảm, gây nên những phản ứng nhất định từ phía Trung Quốc…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ ASEAN dưới thời thủ tướng narendra modi (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)