Về khoa họ c công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ ASEAN dưới thời thủ tướng narendra modi (Trang 70 - 72)

13 BIMSTEC (Bay of Bengal Initiative for MultiSectoral Technical and Economic Cooperation) là Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa khu vực bao gồm một số nước Nam Á và Đông Nam Á

2.4.1. Về khoa họ c công nghệ

Các hoạt động hợp tác khoa học - công nghệ Ấn Độ - ASEAN được bắt đầu chính thức vào năm 1996 với việc thành lập Nhóm cơng tác khoa học - công nghệ Ấn Độ - ASEAN (AIWGST). Kể từ đó đến nay, các hoạt động này tiếp tục là cầu nối cho sự hợp tác trên nhiều ngành, lĩnh vực giữa hai bên. Dưới thời Thủ tướng N. Modi, thông qua nhiều cơ chế, hợp tác Ấn Độ - ASEAN trên lĩnh vực khoa học - công nghệ tiếp tục kế thừa thành quả trước và phát triển trên nhiều phương diện, khẳng định sự ảnh hưởng của Ấn Độ tại khu vực. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ 13 (Kuala Lumpur - Malaysia), trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng N. Modi nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ mở rộng Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ ASEAN - Ấn Độ từ 1 triệu USD hiện tại lên 5 triệu USD” [27]. Trong Kế hoạch Hành động (POA) để thực hiện Quan hệ Đối tác ASEAN - Ấn Độ vì Hịa bình, Tiến bộ và Thịnh vượng chung (2016 - 2020) đã nhấn mạnh hợp tác phát triển khoa học - công nghệ như sau:

“2.9.1. Khuyến khích và thúc đẩy hợp tác trong khoa học, công nghệ và đổi mới, thông qua hoạt động nghiên cứu chung và phát triển trên các lĩnh vực liên ngành như y tế, các bệnh truyền nhiễm lây lan và mới nổi, quản lý môi trường, các biện pháp thích ứng và giảm thiểu

biến đổi khí hậu, cơng nghệ nơng nghiệp, năng lượng thay thế, đa dạng sinh học, chế biến thực phẩm, vật liệu tiên tiến để phát triển các sản phẩm, ứng dụng và công nghệ vũ trụ;

2.9.2. Khuyến khích và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghệ sinh học bao gồm việc nâng cao năng lực và nghiên cứu và phát triển chung vì lợi ích chung;

2.9.3. Thực hiện các hoạt động và phát triển các chương trình/dự án trong khn khổ Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ ASEAN - Ấn Độ [60].

Từ ngày 29 đến ngày 30/11/2018, tại New Delhi, Ấn Độ đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Sáng tạo Công nghệ Ấn Độ - ASEAN lần thứ nhất với sự tham dự của hơn 250 đại biểu Ấn Độ và hơn 60 bên liên quan đến từ 10 quốc gia ASEAN bao gồm các nhà khoa học, tập đồn cơng nghệ, kỹ thuật hàng đầu, công ty khởi nghiệp cùng tham gia nhằm chia sẻ nhu cầu, cơ hội, ưu tiên của khu vực đòi hỏi sự can thiệp của khoa học - công nghệ. Phát biểu tại Hội nghị, Thư ký Vụ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ Ashutosh Sharma nhấn mạnh: “Khoa học và Cơng nghệ đó là một khía cạnh mới cho mối quan hệ văn hóa Ấn Độ - ASEAN mạnh mẽ, bổ sung cùng với các mối quan hệ về kinh tế và chính trị. Nhu cầu của thời điểm này là mở rộng quy mô hợp tác trong công nghệ nano, vật liệu tiên tiến và công nghệ sinh học. Đây cịn là thời điểm chín muồi để chia sẻ những ý tưởng tốt nhất và xây dựng mạng lưới mạnh giữa cộng đồng khoa học ASEAN - Ấn Độ để giải quyết những thách thức về kinh tế và xã hội đang phải đối mặt [40].

Vụ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ (DST) kết hợp với Liên hiệp Phòng Thương mại và Cơng nghiệp Ấn Độ (UICCI), Tập đồn Phát triển Nghiên cứu Quốc gia (NRDC) và Quỹ Đổi mới Quốc gia (NIF) đã có sáng kiến thúc đẩy Nền tảng Đổi mới ASEAN - Ấn Độ trong khuôn khổ Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ ASEAN - Ấn Độ (AISTDF) trị giá 5 triệu USD để tăng

cường hơn nữa đổi mới và nghiên cứu hợp tác trong khu vực [28]. Điều đó sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao và thương mại hóa các yếu tố công nghệ giữa các quốc gia ASEAN và Ấn Độ.

Trước đó, tháng 4/2018, Tập đoàn Phát triển Nghiên cứu Quốc gia (NRDC) đã được Chính phủ Ấn Độ giao nhiệm vụ xây dựng một ngân hàng dữ liệu công nghệ và liên kết các ngân hàng dữ liệu hiện có trong khu vực ASEAN. Nó nhằm giúp các doanh nhân và doanh nghiệp dễ dàng thu thập thông tin và các công nghệ có sẵn trong khu vực ASEAN và Ấn Độ, đồng thời góp phần giảm bớt sự phụ thuộc của các nước ASEAN vào nhập khẩu công nghệ nước ngồi. Theo Hiệp hội các cơng ty phần mềm và dịch vụ quốc gia Ấn Độ (NASSCOM), lĩnh vực công nghệ thông tin ở Ấn Độ đã tạo ra doanh thu trị giá 160 tỷ USD trong năm 2017, và điều đó cũng có ý nghĩa lớn khi các nước ASEAN có thể được hưởng lợi rất nhiều từ chuyên môn của Ấn Độ trong lĩnh vực này [34].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ ASEAN dưới thời thủ tướng narendra modi (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)