DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG NARENDRAMOD
3.4. Khuyến nghị cho quan hệ Ấ nộ ASEAN phát triển tốt đẹp trong thời gian tớ
trong thời gian tới
Thứ nhất, phương châm phát triển quan hệ Ấn Độ - ASEAN: lấy quan
hệ hữu nghị truyền thống làm nền tảng, trên cơ sở hài hòa, củng cố tin cậy chính trị và tiếp tục duy trì để phát triển tích cực hợp tác Ấn Độ - ASEAN trong thời gian tới; xử lý khéo léo các vấn đề nhạy cảm trong quan hệ giữa hai bên như nhân tố sự trỗi dậy của Trung Quốc, không để ảnh hưởng tổng thể quan hệ; tìm cách hóa giải những hiểu lầm, ngờ vực có thể phát sinh trong quan hệ hai bên ảnh hưởng đến độ tin cậy chính trị. Khai thác tối đa mặt thuận lợi của quan hệ, hạn chế và khắc phục dần các mặt chưa thuận; giữ gìn, tăng cường liên kết lợi ích giữa hai bên cả về chính trị - kinh tế, quốc phịng ở tầm khu vực và quốc tế, tạo đan xen lợi ích cả song phương và đa phương, nhất là nâng cao hiệu quả và mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại.
Thứ hai, tiếp tục đổi mới nhận thức về quan hệ với Ấn Độ của các nước
ASEAN, xem đây là đối tác chiến lược về địa - chính trị, địa - kinh tế, địa - văn hóa. Trong thời gian tới, cần khắc phục việc một số nước ASEAN còn e ngại về hiệu quả hợp tác với Ấn Độ mà chú trọng tới nhân tố Trung Quốc; khắc phục việc các doanh nghiệp còn e dè, chưa mạnh dạn trong tiếp cận và tiến vào thị trường đầy tiềm năng Ấn Độ.
Thứ ba, tăng cường quan hệ chính trị với độ tin cậy chính trị cao. Duy
trì đối thoại chính trị cấp cao thường xun dưới nhiều hình thức (thăm song phương, đa phương, tiếp xúc bên lề các diễn đàn quốc tế đa phương, điện đàm...); giữ mối liên hệ mật thiết với lãnh đạo hai bên nhằm củng cố sự tin cậy chính trị, tạo điều kiện trao đổi, đánh giá và chỉ đạo kịp thời việc triển khai các thỏa thuận hợp tác, tìm các biện pháp tháo gỡ khó khăn. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân như: mở rộng hợp tác, trao đổi giữa các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức hữu nghị và tổ chức chính trị xã hội khác của hai bên, mở rộng các hình thức giao lưu, gặp gỡ thanh, thiếu niên, sinh viên Ấn Độ - ASEAN. Duy trì hiệu quả cơ chế tiếp xúc, tham vấn các cấp, nhất là cơ chế tham vấn theo kênh Bộ Ngoại giao như tham vấn chính trị cấp Bộ trưởng, đối thoại chiến lược ngoại giao - quốc phòng - an ninh nhằm tăng cường trao đổi thông tin, hỗ trợ phối hợp hành động hiệu quả; đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ chế hợp tác song phương khác của Ấn Độ và ASEAN.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - thương mại.
Triển khai có hiệu quả các cơ chế hợp tác kinh tế nhằm tăng khối lượng xuất, nhập khẩu sang thị trường Ấn Độ và ASEAN. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp ASEAN đổi mới công nghệ, chiến lược thâm nhập vào thị trường Ấn Độ.
Thứ năm, thúc đẩy nâng tầm hợp tác quốc phịng - an ninh. Duy trì các
cơ chế đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Bộ trưởng; nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ chế ADMM và ADMM+, ARF; phối hợp các cơ chế
chống lại các mối đe dọa an ninh phi truyền thống do ASEAN dẫn dắt. Thúc đẩy hoàn thiện cơ sở pháp lý hợp tác quốc phòng, đẩy mạnh hợp tác hải quan, đào tạo quân sự, chuyển giao công nghệ, tổ chức diễn tập chung về cứu hộ, cứu nạn trên biển, chống khủng bố...
Thứ sáu, mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực tiềm năng khác. Phát huy
hiệu quả các diễn đàn, cơ chế hợp tác về văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, du lịch. Tăng cường và mở rộng trao đổi, hợp tác nghiên cứu khoa học, thành lập một số phịng thí nghiệm chung...
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở đánh giá toàn diện về những thành tựu và hạn chế trong quan hệ Ấn Độ - ASEAN dưới thời Thủ tướng N. Modi từ năm 2014 đến năm 2020, có thể khẳng định rằng: ASEAN ngày càng coi trọng vị thế và vai trò của Ấn Độ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên trường quốc tế; Ấn Độ tiếp tục coi trọng vai trị của ASEAN trong chính sách Hành động hướng Đơng của mình. Vị thế của hai bên ngày càng tăng và cả hai đều có nhu cầu hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Chính vì vậy, việc mở rộng và nâng cấp quan hệ song phương lên một tầm cao mới cũng như sự hợp tác chặt chẽ trên các diễn đàn đa phương càng giúp quan hệ giữa hai bên tiếp tục có những thành tựu mới.
Các cơ chế hợp tác trên các lĩnh vực trong quan hệ Ấn Độ - ASEAN không ngừng được củng cố, đi vào thực chất hơn và tin cậy nhau nhiều hơn, trong đó hai bên có thể sẽ chia sẻ thơng tin và phối hợp lập trường về một số vấn đề khu vực và quốc tế quan trọng và nhạy cảm, thể hiện lòng tin chiến lược giữa hai nước. Những thành tựu và hạn chế trong quan hệ Ấn Độ - ASEAN qua gần một thập niên thứ hai thế kỷ XXI là cơ sở để khẳng định rằng, mối quan hệ hợp tác chiến lược này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong những thập niên tới của thế kỷ XXI, và xu thế phát triển quan hệ ngày càng đa dạng hóa giữa Ấn Độ và ASEAN sẽ là một quá trình tất yếu.
KẾT LUẬN
Từ việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: