DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG NARENDRAMOD
3.1. Những thành tựu
Có thể nói, trong gần một thập niên, quan hệ Ấn Độ - ASEAN dưới thời Thủ tướng N. Modi đạt được nhiều tiến triển quan trọng, qua đó càng khẳng định cả hai là những đối tác chiến lược không thể thiếu của nhau. Trên cơ sở đó, từ việc nghiên cứu mối quan hệ này từ năm 2014 đến năm 2020, chúng tôi rút ra một số thành tựu nổi bật sau:
Thứ nhất, quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ năm 2014 đến năm 2020 thể hiện rõ niềm tin chính trị giữa hai bên được tăng cường
Từ khởi đầu bằng mối quan hệ đối tác đối thoại theo ngành khá khiêm tốn vào năm 1992, tiếp đến là đối tác đối thoại toàn diện vào năm 1995, nâng lên đối tác cấp cao vào năm 2002 và khẳng định là đối tác chiến lược năm 2012, quan hệ Ấn Độ - ASEAN không ngừng tiến triển theo chiều hướng tốt đẹp. Sự hiện diện của lãnh đạo 10 nước ASEAN nhân dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ Đối tác đối thoại ASEAN - Ấn Độ và sau đó cùng tham dự Lễ kỷ niệm Ngày Cộng hòa lần thứ 69 của Ấn Độ (26/01/1950 - 26/01/2018) theo lời mời của Thủ tướng Ấn Độ N. Modi cho thấy, mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN đã được nâng cấp đáng kể. Sự hiện diện này cũng phản ánh tầm quan trọng mà ASEAN dành cho Ấn Độ, ngược lại, cũng khẳng định rằng, Ấn Độ đã dành sự ưu tiên hàng đầu cho các nước láng giềng Đông Nam Á. Đây khơng phải là một sự kiện bình thường mà là một dấu mốc lịch sử trong một hành trình quan trọng làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác đầy hứa hẹn giữa Ấn Độ và ASEAN.
Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm là sư kiện quan trọng nhất trong chuỗi các hoạt động kéo dài trong cả năm 2017 kỷ niệm 25 năm Đối tác Đối thoại, 15 năm Hội nghị Cấp cao và 5 năm quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN - Ấn Độ. Nhiều hoạt động kỷ niệm được tổ chức, trong đó có Diễn đàn khu vực ASEAN - Ấn Độ tại Singapore, Hội nghị Thượng đỉnh Thanh niên, Liên hoan Phim và Âm nhạc, Hội thảo về Kinh tế Biển xanh, Hội nghị Thượng đỉnh về Kết nối, Hội nghị Thượng đỉnh các Doanh nghiệp vừa và nhỏ toàn cầu, Gặp gỡ Doanh nghiệp, Đầu tư và ICT Expo, và khánh thành Công viên Hữu nghị ASEAN - Ấn Độ tại trung tâm New Delhi. Những hoạt động và sáng kiến này đặt nền tảng vững chắc cho quan hệ đối tác bền vững cùng những cam kết tương lai với ASEAN.
Với tư cách là một tổ chức bao trùm gần như toàn bộ các quốc gia Đơng Nam Á (trừ Timo Leste), ASEAN có tiếng nói quan trọng đối với các vấn đề chung của khu vực. Triển khai chính sách đối ngoại mở rộng và cân bằng, ASEAN đã từng bước khẳng định vai trò trung tâm trong các thể chế đa phương tại khu vực. Nhiều diễn đàn, cơ chế hợp tác do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt như EAS, ARF, ADMM+ và các nước ASEAN+ đã thu hút sự tham gia của các cường quốc ở trong và ngồi khu vực, phát huy vai trị trong xử lý các vấn đề an ninh chung. ASEAN trở thành một hình mẫu hợp tác thành cơng trên thế giới, có vị thế đáng kể trong đời sống quan hệ quốc tế.
Trong cục diện vừa hợp tác, vừa đấu tranh đan xen, các cường quốc đều tìm mọi cách để tranh thủ, tác động, lôi kéo, thiết lập ảnh hưởng với ASEAN nhằm phục vụ lợi ích của mình, nhiều lần đẩy ASEAN vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Cách thức tác động và tập hợp lực lượng đối với ASEAN của các nước lớn có sự khác nhau, xuất phát từ tính tốn chiến lược của mỗi nước. Theo đó, Ấn Độ với ưu thế vượt trội về tiềm lực kinh tế và quân sự đã tìm cách tiếp cận, tạo ảnh hưởng với các nước ASEAN thông qua các kênh ngoại giao truyền thống riêng theo quỹ đạo của mình.
Kể từ khi Thủ tướng N. Modi nắm quyền, trong bối cảnh mới, Ấn Độ và ASEAN tiếp tục nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược, đồng thời tạo cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ này phát triển. Về phía mình, các nước ASEAN vẫn ln coi Ấn Độ là đối tác chính trị quan trọng, nhất là trong bối cảnh Ấn Độ đang triển khai chính sách Hành động hướng Đông và sự lo ngại về Trung Quốc đang triển khai thực hiện sáng kiến Vành đai và Con đường. Đến nay, hầu hết các nhà lãnh đạo các nước thành viên ASEAN luôn coi Ấn Độ là một nước lớn có trách nhiệm và ít nhiều kiềm hãm sự trỗi dậy của nhân tố Trung Quốc. Ấn Độ cịn được xem là một hình mẫu để các nước châu Á noi theo và do vậy khuyến khích sự thay đổi ở châu Á. Cịn Ấn Độ thì đưa ra hàng loạt chính sách, các kênh quan hệ trong đó giành ưu tiên phát triển quan hệ song phưng và đa phương với ASEAN mà trọng tâm vẫn là chính sách Hành động hướng Đơng. Điều này cho thấy, Ấn Độ tiếp tục coi trọng quan hệ với các nước láng giềng xung quanh, đặc biệt là với ASEAN. Đồng thời Ấn Độ cũng nhận thấy thực chất hợp tác khu vực của ASEAN và vai trị khơng thể thiếu của ASEAN trong khu vực. Vì vậy, trong các tổ chức hợp tác, các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (EAMF)…, Ấn Độ ln tham gia tích cực và thường xuyên khẳng định sự ủng hộ vai trò chủ đạo của ASEAN.
Trong một bài phát biểu vào năm 2017, Thư ký khu vực phía Đơng của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, bà Preeti Saran đánh giá:
“Đây là cơ hội quan trọng để chúng tôi đánh giá xem chúng tơi có thể làm gì hơn nữa để gắn kết sâu rộng và tồn diện với Đông Nam Á, vượt qua ba trụ cột đã được thống nhất hợp tác chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội với khu vực. Hiện đã có 30 cơ chế đối thoại giữa Ấn Độ và ASEAN, bao gồm Hội nghị Cấp cao và 7 cuộc họp cấp Bộ trưởng về nhiều lĩnh vực như Ngoại giao, Thương mại, Du lịch, Nông nghiệp,
Môi trường, Năng lượng tái tạo và Viễn thông. Chúng tôi đã thực hiện một số sáng kiến, bao gồm việc thành lập một Phái đoàn riêng biệt tới ASEAN tại Jakarta vào tháng 4/2015, để bổ sung cho các nỗ lực của các Phái bộ song phương của chúng ta trong khu vực” [13; tr.111].
Rõ ràng, ASEAN và Ấn Độ luôn phối hợp chặt chẽ và hợp tác trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Ấn Độ kiên quyết ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực và ủng hộ ASEAN đóng vai trị lớn hơn trong việc phát triển một cấu trúc khu vực mở và bao trùm. Cả hai bên đã cùng nỗ lực thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ủng hộ sáng kiến Ấn Độ - Thái Bình Dương, đồng thời đối phó với những thách thức hiện có và tiềm ẩn trong khu vực. ASEAN và Ấn Độ đã thiết lập một loạt các cơ chế đối thoại và hợp tác, chủ yếu bao gồm Hội nghị Cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng, Hội nghị Quan chức cấp cao…
Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Ấn Độ có nhiều khía cạnh, kinh nghiệm phong phú và chứng kiến hội nhập từ “ít nhất” đến hội nhập “tốt nhất” theo thời gian. Tuyên bố Delhi năm 2018, tiếp tục là lộ trình định hướng của quan hệ đối tác ASEAN - Ấn Độ. Ngày nay, quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Ấn Độ đã trở thành nền tảng của sáng kiến tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tháng 6/2019 đang nổi lên. Trong khi đó, vào tháng 11/2019, các nước ASEAN cũng đã đồng thuận khi đưa ra tầm nhìn Triển vọng ASEAN về Ấn Độ - Thái Bình Dương (AOIP) và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Sáng kiến (IPOI) tương ứng. Trong cùng năm đó, Ấn Độ cung cấp 1.000 học bổng để làm tiến sĩ trong IIT của Ấn Độ, do đó tạo thêm động lực cho mối quan hệ ASEAN - Ấn Độ cũng như tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương trong tương lai [9; tr.36].
Thủ tướng Narendra Modi đã nêu rõ mối quan tâm của Ấn Độ liên quan đến an ninh khu vực ở khu vực Đông Nam Á:
“Trước những thách thức truyền thống và phi truyền thống ngày càng gia tăng, hợp tác an ninh - chính trị là một trụ cột quan trọng mới nổi trong mối quan hệ của chúng ta. Sự gia tăng xuất khẩu khủng bố, sự cực đoan hóa ngày càng tăng thơng qua tư tưởng thù hận và sự lan rộng của bạo lực cực đoan xác định bối cảnh của các mối đe dọa an ninh chung đối với xã hội của chúng ta. Mối đe dọa đồng thời mang tính địa phương, khu vực và xuyên quốc gia. Quan hệ đối tác của chúng tơi với ASEAN tìm cách tạo ra một phản ứng dựa trên sự phối hợp, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm ở nhiều cấp độ” [48].
Ấn Độ kiên trì cố gắng để tránh những lo ngại cốt lõi về an ninh khu vực liên quan đến việc gia tăng hiện đại hóa qn sự, hành vi quyết đốn của Trung Quốc ở Biển Đơng và Biển Hoa Đơng và cả vai trị của các đối tác đối thoại để mang lại hịa bình và ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, nó đã thể hiện rõ các ưu tiên của mình thơng qua các bài phát biểu và tuyên bố của giới lãnh đạo chính trị. Đối với Ấn Độ, việc tăng cường quan hệ với các nước ASEAN là vì lợi ích kinh tế và xây dựng mối quan hệ đầu tư.
Như vậy, chính những thành tựu đạt được trên lĩnh vực chính trị - ngoại
giao của quan hệ Ấn Độ - ASEAN một lần nữa chứng tỏ, nền tảng truyền thống được hai bên khơi dậy và phát huy mạnh mẽ trong gần một thập niên thứ hai thế kỷ XXI, là sự tin cậy, uy tín của nhau và có ý nghĩa chiến lược.
Thứ hai, hợp tác kinh tế Ấn Độ - ASEAN từ năm 2014 đến năm 2020 đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần khẳng định là những đối tác chiến lược quan trọng của nhau
Với dân số hơn 675 triệu người (năm 2020), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ASEAN là 3,08 ngàn tỷ USD, tổng giá trị kết hợp GDP giữa Ấn Độ và ASEAN là 5 ngàn tỷ USD. Như vậy, với con số GDP kết hợp này, quy mô kinh tế cả khu vực ASEAN và Ấn Độ sẽ đứng thứ ba trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Đến năm 2025, dự kiến thị trường tiêu dùng của Ấn Độ
sẽ phát triển và đứng thứ năm trên thế giới. Vì vậy, hợp tác Ấn Độ và ASEAN là rất quan trọng. Dưới thời kỳ nắm quyền của Thủ tướng N. Modi, Ấn Độ tiêp tục là một thị trường đầy hứa hẹn cho các nước ASEAN. Với tiềm năng về dân số, các nền kinh tế phát triển năng động và ngày càng hoàn thiện, nhu cầu trao đổi gia tăng…, Ấn Độ và ASEAN đã xây dựng một quan hệ kinh tế lớn mạnh với xuất khẩu của Ấn Độ sang ASEAN đạt 25.10 tỷ USD (năm 2019) và nhập khẩu của Ấn Độ từ ASEAN là 41.75 tỷ USD (năm 2019), và đang hướng tới mục tiêu trao đổi thương mại song phương trị giá 200 tỷ USD vào năm 2022. Ấn Độ và ASEAN cũng nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế thông qua việc sử dụng và triển khai hiệu quả Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Ấn Độ. Hai bên tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác hàng hải, hàng không, công nghệ thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, tăng cường giao lưu doanh nghiệp… Các bang của Ấn Độ cũng đã và đang xây dựng quan hệ hợp tác có hiệu quả với từng nước Đông Nam Á. Nhân dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ASEAN - Ấn Độ năm 2018, Thủ tướng Ấn Độ N. Modi tái khẳng định cam kết hỗ trợ ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển, mở rộng hợp tác kết nối với ASEAN, nhất là kết nối hạ tầng và kết nối số, sử dụng hiệu quả khoản tín dụng 1 tỷ USD đã cam kết.
Bên cạnh thành kết quả của hợp tác kinh tế song phương Ấn Độ - ASEAN, hợp tác đa phương giữa Ấn Độ với từng quốc gia trong ASEAN cũng đạt được những thành cơng đáng kể. Chính sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế ASEAN đã trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới. Quy mô nền kinh tế liên tục tăng lên và mức GDP bình quân đầu người tăng tạo ra nhu cầu phát triển quan hệ thương mại giữa ASEAN và một số đối tác. Một số nước thành viên ASEAN có dân số đơng, mật độ dân cư cao có thể cung cấp lương thực lao động giá rẻ và dồi dào. Dân số Indonesia vượt trên 260 triệu người, Philippines và Việt Nam đều khoảng trên dưới 100 triệu. Quy mô GDP tương đối thấp và dân số đông đã
tạo điều kiện tốt để những nước này phát triển các ngành sử dụng nhiều sức lao động. Do đó đã có hàng ngàn doanh nghiệp Ấn Độ đã tham gia đầu tư hoạt động kinh tế tại ASEAN.
Dưới tác động của đại dịch Covid-19, thị trường tài chính tồn cầu hỗn loạn, kinh tế nhiều nước sa sút, nhưng thương mại Ấn Độ - ASEAN vẫn phát triển. Ấn Độ là đối tác thương mại thứ 6 của ASEAN và ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Ấn Độ. Các nước ASEAN mang lại lợi ích lớn về kinh tế cho Ấn Độ, đồng thời ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn của Ấn Độ, là nguồn nguyên, nhiên liệu thô, nhà cung cấp linh kiện và công nghệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế của Ấn Độ. Dưới thời Thủ tướng N. Modi, địa vị của Ấn Độ trong phân công lao động quốc tế đã tăng lên, dẫn đến tính chất bổ sung cho nhau và tùy thuộc lẫn nhau về thương mại giữa Ấn Độ và ASEAN cũng tăng lên. Cùng với việc ASEAN hưởng lợi trong quá trình dịch chuyển ngành nghề, lĩnh vực đầu tư của Ấn Độ được mở rộng, xu hướng tối ưu hóa cơ cấu thương mại, dịch vụ như xuất khẩu sản phẩm cơng nghệ trung bình và cao, cần nhiều tri thức…, tính bổ sung về thương mại giữa ASEAN và Ấn Độ đang tăng lên một cách ổn định. Có thể nói, với mục tiêu thúc đẩy hướng phát triển kinh tế của Ấn Độ sang phía tây với các nước ASEAN cũng như ASEAN tăng cường kết nối với nền kinh tế thứ 5 thế giới là Ấn Độ, trong những năm 2014 - 2020, cả hai thúc đẩy mơ hình mở cữa mới “kết nối đường bộ với đường biển, bên trong với bên ngồi, Đơng và Tây” hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Đây sẽ là nền tảng cho những thành tựu mới về phát triển kinh tế Ấn Độ - ASEAN trong thời gian tới.
Thứ ba, quan hệ hợp tác Ấn Độ - ASEAN trên các lĩnh vực khác ngày càng mở rộng, thực chất và hiệu quả
Cùng với các hoạt động trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, hợp Ấn Độ - ASEAN trên các lĩnh vực khác cũng đạt được nhiều kết quả, ngày càng mở rộng, thực chất và hiệu quả.
Về hợp tác quốc phòng - an ninh, Ấn Độ đã tích cực triển khai hợp tác với nhiều nước Đông Nam Á. Ấn Độ thường xuyên tiến hành các cuộc diễn tập hải quân với Singapore cũng như thực hiện các chuyến thăm các cảng thuộc Malaysia, Indonesia, Singapore và Việt Nam trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2020 với tần suất ngày càng lớn. Ấn Độ cũng tích cực tham gia cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), đánh giá đây là cơ chế hữu hiệu trong việc duy trì những vấn đề then chốt mà các nước Đông Nam Á đều quan tâm, như an ninh khu vực, tự do hàng hải; đồng thời, đáp ứng lợi ích tổng thể của Ấn Độ. Trong các quốc