III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1 Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Thu báo cáo thựchành của học sinh.
3. Bài mới:
GTB: Máy thường gồm 1 hay nhiều cơ cấu, trong cơ cấu chuyển động truyền từ vật này
sang vật khác. Trong 2 vật nối với nhau bằng khớp động người ta gọi là truyền chuyển động. bài nay ta nghiên cứu vấn đề này.
HĐ 1: Tìm hiểu tại sao cần truyền chuyển động ? - YCHS quan sát hình 29.1 SGK và mơ hình xe
đạp cho biết:
+ Tại sao cần truyền chuển động quay từ ổ giữa đến ổ sau? Tại sao số răng của đĩa lại nhiều hơn số răng của líp?
+ Nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu truyền chuyển động ?
- YCHS trả lời gọi HS khác nxbs.
+ Trong cơ cấu truyền nói trên có những chi tiết nào? Các chi tiết đó được ghép với nhau như thế nào ?
- Quan sát hình SGK trả lời câu hỏi:
+ Vì các bộ phận của máy thường đặt ở xa nhau. Khi làm việc chúng thường có tốc độ quay khác nhau. + Là truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.
- Đại diện trả lời theo dõi nxbs. + Gồm vành đĩa, xích, líp. Vành đĩa truyền chuyển động từ trục giữa đến líp ở trục sau qua xích truyền.
Kết luận:
- Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và đều được dẫn từ một chuyển động ban đầu.
- Các bộ phận của máy thường có tốc độ khác nhau.
HĐ 2: Tìm hiểu các bộ truyền chuyển động
* Truyền động ma sát - truyền động đai:
- YCHS quan sát hình 29.2 sgk và mơ hình cho biết:
+ Bộ truyền động đai gồm bao nhiêu chi tiết ? + Tại sao khi quay bánh dẫn, thì bánh bị dẫn quay theo ?
+ Hãy cho biết bánh nào cĩ tốc độ quay lớn hơn và chiều của chúng như thế nào?
- Yêu cầu đại diện HS trả lời gọi HS khác nxbs.
- GV đưa ra nguyên lý làm việc và tỉ số truyền động.
+ Hãy lấy ví dụ về ứng dụng truyền động đai?
- Quan sát hình vẽ SGK trả lời câu hỏi:
+ 3 chi tiết: bánh dẫn, bánh bị dẫn và dây đai.
+ Nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai.
+ Bánh 2 có tốc độ quay lớn hơn. Hình a (2 bánh quay cùng chiều), hình b (2 bánh quay ngược chiều). - Đại diện trả lời theo dõi nxbs. - Nghe và ghi nhớ kiến thức.
- Giới thiệu: Để khắc phục sự trượt của chuyển
động ma sát, người ta dùng bộ truyền động ăn khớp.
* Truyền động ăn khớp:
- GV cho HS quan sát hình 29.2a, b SGK và mơ hình cơ cấu xích, răng ăn khớp và đặt câu hỏi: + Thế nào là truyền động ăn khớp ?
+ Để 2 bánh răng ăn khớp được với nhau hoặc đĩa ăn khớp với xích cần đảm bảo yêu cầu gì ?
- YC đại diện HS trả lời gọi HS khác nxbs. - GV đưa ra kết luận.
+ Hãy so sánh ưu điểm nổi bật của truyền động ăn khớp so với truyền động ma sát ?
- Giáo viên nhận xét và hoàn thiện.
+ Nêu ví dụ về ứng dụng của truyền chuyển động đai.
- Quan sát hình vẽ và mô hình trả lời câu hỏi:
+ Một cặp bánh răng hoặc đĩa - xích truyền chuyển động cho nhau được gọi là bộ truyền động ăn khớp.
+ Khoảng cách giữa 2 răng kề nhau trên bánh này phải bằng khoảng cách giữa 2 răng kề nhau trên bánh kia. + Đĩa ăn khớp được với xích khi cỡ răng của đĩa và cỡ mắt xích phải tương ứng.
- Đại diện trả lời theo dõi nxbs. + Cho tỉ lệ truyền xác định; kết cấu gọn nhẹ.
- Theo dõi và hoàn thiện kiến thức.
Kết luận:
* Truyền động ma sát - truyền động đai
- Cấu tạo bộ truyền động đai gồm: bánh dẫn; bánh bị dẫn; vòng đai - Nguyên lý làm việc: + Bánh dẫn có đường kính D1, tốc độ quay n1 + Bánh bị dẫn có đường kính D2, tốc độ quay n2 Tỉ số truyền: 2 1 1 2 2 1 1 2 D D n n hay D D n n i= = ⇒ =
- Ứng dụng: Được ứng dụng rộng rãi trong các máy móc thiết bị. * Truyền động ăn khớp
- Cấu tạo
+ Bộ truyền động bánh răng gồm: Bánh dẫn; bánh bị dẫn. + Bộ truyền động xích gồm: Đĩa dẫn; đĩa xích, xích.
- Tính chất:
+ Nếu bánh 1 có số răng Z1, tốc độ quay n1
+ Nếu bánh 2 có số răng Z2, tốc độ quay n2 thì tỉ số truyền:
21 1 1 2 2 1 1 2 Z Z n n Z Z n n i= = ⇒ =
+ Bánh răng nào cĩ số răng ít hơn thì quay nhanh hơn. - Ứng dụng: Được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống.
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. - Cho HS trả lời câu hỏi cuối bài.
5. Dặn dị:
- Về nhà đọc và xem trước bài mới.
Tuần: 14 Ngày soạn: 23/11/2008
Tiết: 28 Ngày dạy: 29 /11/2008
Bài 30. BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động .
- HS cĩ hứng thú, ham thích tìm tịi kĩ thuật, cĩ ý thức bảo dưỡng các cơ cấu biến đổi chuyển động
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tính trừu tượng của HS. - Gĩp phần giáo dục hướng nghiệp cho HS.
II. CHUẨN BỊ:
1. HS chuẩn bị: Chuẩn bị như GV đã dặn tiết trước.