7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Nhóm giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở có
độ năng lực, có phẩm chất đạo đức cách mạng, quán triệt phƣơng châm “Đảng lãnh đạo, nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ” trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành và phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở là nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài, là tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố quan trọng nâng cao hiệu quả việc thực hiện Quy chế và Pháp lệnh dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa.
Trước hết, cần thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở thành phố Tuy Hòa. Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở nắm vững, hiểu biết về quan điểm đƣờng lối, chủ trƣơng, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, những kiến thức về quản lý Nhà nƣớc, về lý luận chính trị, về kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng vận động quần chúng, kỹ năng xử lý các tình huống... đặc biệt chú trọng đến nội dung Quy chế dân chủ và Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Khuyến khích cán bộ thôn, buôn bám sát địa bàn cơ sở, nắm bắt tâm tƣ, tình cảm, lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của nhân dân, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và giải quyết dứt điểm những vƣớng mắc, mâu thuẫn nảy sinh trong cộng đồng dân cƣ. Thực hiện tốt phƣơng châm 3 trực tiếp: “trực tiếp đến tận nhà dân, trực tiếp nghe dân nói và nói cho dân nghe, trực tiếp làm để dân tin”. Có nhƣ vậy, mới thuyết phục đƣợc đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện Quy chế dân chủ và Pháp lệnh dân chủ cơ sở. Nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phƣờng… có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa hiện nay.
công tác cán bộ. Việc bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ ở xã, phƣờng… phải khách quan, dân chủ, thực hiện đúng nguyên tắc, đúng quy trình, chọn đƣợc cán bộ có uy tín, có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức cách mạng, bố trí phù hợp với tính chất công việc. Có nhƣ vậy, mới phát huy đƣợc năng lực, sở trƣờng của cán bộ khi đƣợc giao nhiệm vụ. Tiến hành rà soát, phân loại, đánh giá cán bộ lấy đó làm căn cứ để quy hoạch, đề bạt, cất nhắc, bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ. Tăng cƣờng theo dõi, đôn đốc kiểm tra, giám sát, sớm phát hiện những cán bộ yếu kém, suy thoái, vi phạm có biện pháp và chế tài đủ mạnh kiên quyết xử lý theo pháp luật. Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù quan tâm cả về vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, công chức công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn… để họ làm tốt công tác dân vận, giúp nhân dân hiểu rõ và sử dụng tốt quyền làm chủ của mình trên thực tế.
Thứ ba, mỗi cán bộ, công chức cơ sở phải luôn thể hiện vai trò tiên phong trong hoạt động, công tác, luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, xây dựng lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các biểu hiện tiêu cực chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, ích kỷ, quan liêu, vụ lợi. Trong giải quyết công việc cần năng động, sáng tạo và tự tin, phải có thái độ ân cần, niềm nở khi tiếp dân, biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của dân để tìm ra hƣớng giải quyết đúng đắn; tránh mọi biểu hiện quan liêu, mất dân chủ, xa rời quần chúng nhân dân. Khi triển khai pháp lệnh dân chủ, mỗi cán bộ, công chức, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn, chức năng, nhiệm vụ của mình, cần đề cao ý thức, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình trong nội bộ tổ chức, cơ quan của mình. Luôn có ý thức tự tu dƣỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực tham ô, tham nhũng, tha hóa về phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
nhằm phát huy cao nhất các quyền dân chủ của nhân dân, thu hút nhân dân chủ động, tích cực tham gia có hiệu quả vào hoạt động quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội trên mọi phƣơng diện, đảm bảo nguyên tắc “toàn bộ quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”, có nghĩa “nhân dân là chủ và nhân dân làm chủ”. Thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở là phải bảo đảm công khai, minh bạch, phát huy các quyền dân chủ của nhân dân, thông báo rộng rãi cho nhân dân biết, tạo cơ chế, diễn đàn phù hợp để nhân dân đƣợc bàn bạc và tham gia đóng góp ý kiến, quyết định, tham gia kiểm tra, giám sát các nội dung trong Quy chế và Pháp lệnh dân chủ cơ sở.
Trong quá trình thực hiện Quy chế và Pháp lệnh dân chủ cơ sở, các cấp ủy đảng giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo bằng các chỉ thị, nghị quyết; đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra, giám sát hoạt động này. Các cấp chính quyền địa phƣơng phát huy vai trò tổ chức triển khai thực hiện thông qua đội ngũ cán bộ, công chức; tuyệt đối tránh tình trạng các cấp ủy đảng phó thác cho chính quyền cấp xã triển khai thực hiện, còn chính quyền cấp xã lại cho rằng đó là nhiệm vụ của các cấp ủy đảng cấp trên. Nhân dân chỉ thực sự phát huy quyền làm chủ của mình khi có sự vận hành ăn khớp giữa các cấp ủy đảng và chính quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Quy chế và Pháp lệnh dân chủ; nghĩa là phải có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa hai vế “Đảng lãnh đạo” và “Nhà nƣớc quản lý” thì mới đạt đƣợc mục tiêu “nhân dân làm chủ”. Thực hiện tốt phƣơng châm này, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa hiện nay.
Thứ năm, đối với những chủ trƣơng có quan hệ trực tiếp tới đời sống nhân dân, cấp uỷ đảng cần tổ chức lấy ý kiến nhân dân trƣớc khi quyết định; đảm bảo tạo điều kiện cho ngƣời dân đƣợc tham gia xác định đƣờng lối phát triển của địa phƣơng; ngƣời dân đƣợc hỏi ý kiến và có sự đồng tình của ngƣời dân; đối với những vấn đề phức tạp liên quan đến toàn dân cần trƣng cầu ý kiến của toàn dân. Trong quá trình hình thành đƣờng lối chính sách cần có sự
đồng thuận của nhân dân, phải làm cho để dân tin, vì dân là ngƣời đi bầu lãnh đạo các cấp, là ngƣời chọn đại diện cho mình. Trƣờng hợp chính sách đúng rồi mà dân chƣa hiểu, chƣa đồng tình thì phải ra sức tuyên truyền, giải thích cho dân; kịp thời điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tế cuộc sống. Muốn vậy, các địa phƣơng cần hình thành nền nếp, thƣờng xuyên, công khai, minh bạch thông tin, tổ chức để nhân dân tham gia thảo luận xây dựng đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ công tác của địa phƣơng, cơ quan, đơn vị; động viên nhân dân tham gia giám sát hoạt động của tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên.
Thứ sáu, cần xây dựng một hệ thống giám sát và phản biện hiệu lực và hiệu quả tại địa phƣơng. Muốn phát huy dân chủ, vấn đề hết sức quan trọng là phải thực hiện nghiêm túc hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Giám sát và phản biện xã hội là một hoạt động rất phổ biến trong các xã hội hiện đại, là một giải pháp đấu tranh phòng chống tham nhũng hiệu quả, trong đó ngƣời đứng đầu phải quyết tâm xây dựng một hệ thống giám sát các sai phạm, phản biện các thiếu sót trong toàn bộ hoạt động của bộ máy. Trong đó, MTTQ Việt Nam là tổ chức thích hợp nhất, góp phần phát huy dân chủ, thực hiện giám sát và phản biện xã hội, vì vậy Mặt trận cần tiếp tục làm tốt hơn nữa chức năng này trong thời gian tới. Bên cạnh đó, MTTQ phải luôn thực hiện phƣơng châm phát huy dân chủ, nghe dân nói, nói cho dân nghe và làm cho dân tin để phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.