Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy dân chủ cơ sở ở thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 65)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tuy Hòa là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Phú Yên, Việt Nam; cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 560 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 1.173 km về phía bắc. Diện tích tự nhiên khoảng 107,3 km2, dân số khoảng 202.030 ngƣời. Vị trí địa lý: Phía đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 30 km, phía tây giáp huyện Phú Hòa, phía nam giáp thị xã Đông Hòa, phía bắc giáp huyện Tuy An. Đây là trung tâm chính trị, kinh tế, du lịch, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh và là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của Miền Trung và Tây Nguyên, đồng thời là cửa ngõ ra Biển Đông, góp phần phát triển vùng Tây Nguyên.

Thành phố Tuy Hòa có 16 đơn vị hành chính gồm 12 phƣờng: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, Phú Đông, Phú Lâm, Phú Thạnh và 4 xã: An Phú, Bình Kiến, Bình Ngọc, Hòa Kiến. Địa hình Tuy Hoà chia làm ba phần rõ rệt, phần đồi núi phía Tây Bắc, phần ven biển phía Đông và phần đồng bằng phù sa phía nam thành phố. Phần trung tâm là khu vực 08 phƣờng, từ Phƣờng 1 đến phƣờng 8, đây là phần lõi đô thị của thành phố với diện tích 830 hecta và hơn 80.000 dân (chƣa tính dân số quy đổi). Phần 03 phƣờng phía Nam thành phố ngăn cách trung tâm bởi con Sông Ba, đƣợc nối với nhau qua cầu Hùng Vƣơng và Đà Rằng, đó là Phƣờng Phú Đông, Phú Lâm, Phú Thạnh. Phần phía Bắc và Tây Bắc là khu vực phƣờng 9, xã Bình Kiến, An Phú và Hoà Kiến. Xã

Bình Ngọc là cửa ngõ phía Tây thành phố, tiếp giáp với huyện Phú Hoà, địa phƣơng này có bán đảo Ngọc Lãng nằm giữa sông Ba và sông Chùa, nổi tiếng với làng nghề trồng rau và hoa của thành phố.

Các tuyến giao thông huyết mạch Quốc lộ 1A, đƣờng sắt Bắc Nam, Quốc lộ 25, ĐT 645 nối liền thành phố Tuy Hòa với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, khu vực Tây Nguyên, Bắc Bộ và Nam Bộ, tạo mối quan hệ kinh tế - xã hội bền chặt giữa thành phố với các tỉnh, thành phố trong khu vực trên cả nƣớc. Cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 05km về phía Nam, cảng hàng không Tuy Hòa với quy mô hiện đại đƣợc xây dựng trên diện tích gần 4000km2, khai thác 02 đƣờng bay: thành phố Hồ Chí Minh – Tuy Hòa – thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội – Tuy Hòa – Hà Nội, công suất hoạt động đạt khoảng 100.00 khách/năm đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố Tuy Hòa nói riêng, tỉnh Phú Yên nói chung.

Thành phố Tuy Hòa có cảnh quan thiên nhiên thơ mộng hữu tình với đƣờng bờ biển dài trên 30 km mang vẻ đẹp nguyên sơ, dòng sông Đà Rằng gối đầu lên thƣợng nguồn Tây Nguyên, đuôi uốn lƣợn giữa lòng thành phố và những cánh đồng màu mỡ. Bên cạnh đó, Tháp Nhạn, núi Chóp Chài hiện hữu nhƣ chứng tích huyền thoại về một mảnh đất Tuy Hòa trọng nghĩa, trọng tình. Với thế mạnh tự nhiên sẵn có cùng nhiều danh lam thắng cảnh nằm trong và lân cận địa bàn thành phố nhƣ bãi biển Long Thủy, đầm Ô Loan, gành Đá Đĩa…, các khu du lịch cao cấp, khu đô thị mới nằm ở các cửa ngõ thành phố nhƣ khu du lịch Đồi Thơm (phía Bắc), khu du lịch sinh thái Thuận Thảo (phía Tây), khu đô thị mới Nam sông Đà Rằng (phía Nam), thành phố Tuy Hòa có tiềm năng rất lớn để trở thành một thành phố du lịch, dịch vụ hấp dẫn.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính các phƣờng tại thành phố Tuy Hòa

[Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Tuy Hòa]

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tuy Hoà là trung tâm kinh tế của tỉnh Phú Yên, là một trong những trung tâm mới nổi của Miền Trung - Tây Nguyên. Đƣợc mệnh danh là vựa lúa của miền Trung, nhƣng hiện nay hoạt động kinh tế đang đƣợc chuyển đổi dần từ nông nghiệp sang công nghiệp và du lịch. Trên địa bàn thành phố hiện có khu công nghiệp An Phú và các cụm, điểm công nghiệp khác đang đƣợc quy hoạch phát triển.

Bên cạnh sự ƣu đãi của thiên nhiên, thành phố Tuy Hòa còn là địa bàn có số lƣợng di tích văn hóa – lịch sử phong phú, lƣu giữ nét đặc sắc văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa, phản ánh thời kỳ ngƣời Việt và ngƣời Hoa đến định cƣ, sinh sống… Trong đó, di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn

(Phƣờng 1) đã đƣợc xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia (1996). Một số di tích tiêu biểu khác nhƣ: di tích khảo cố bia Chợ Dinh (Phƣờng 1), di tích lịch sử - văn hóa nhà số 17 Phan Đình Phùng (Phƣờng 1), di tích Chùa Bảo Tịnh (Phƣờng 3), di tích đình và lẫm Phú Lâm (Phƣờng Phú Lâm), Hội quán ngƣời Hoa (Phƣơng 1), di tích Đình Ngọc Lãng (Xã Bình Ngọc)… Về lễ hội, đặc sắc nhất là Hội Bài chòi thƣờng đƣợc nhân dân tổ chức vào dịp tết Nguyên Đán và lễ cúng Cầu Ngƣ (Phƣờng 6) gắn liền với tín ngƣỡng nghề biển, cầu mƣa thuận gió hòa, thuyền bè đi khơi về lộng an toàn và ngƣ dân đƣợc mùa đánh bắt bội thu.

Ngày 11/3/2013, thành phố Tuy Hòa vinh dự đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Phú Yên. Đây là dấu mốc có ý nghĩa quan trọng, ghi nhận những chuyển biến tích cực về phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng đô thị của thành phố sau hơn 10 năm đƣợc công nhận là đô thị loại III. Trên cơ sở phát huy nội lực, tận dụng triệt để mọi nguồn lực huy động từ bên ngoài, thành phố Tuy Hòa đã đẩy nhanh phát triển kinh tế, chú trọng công tác quy hoạch và chỉnh trang đô thị sinh thái bền vững. Nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng ổn định, GDP bình quân đầu ngƣời ngày càng tăng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, trong đó Thƣơng mại – Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Tuy Hòa trong tƣơng lai. Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh đƣợc ƣu tiên chú trọng đầu tƣ xây dựng. Sự hình thành và phát triển các đô thị mới khang trang, nhà biệt thự dọc đại lộ Hùng Vƣơng đã tạo dấu ấn riêng cho một không gian đô thị văn minh, hiện đại. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện tốt các chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, về y tế, giáo dục… đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Kinh tế thành phố có các bƣớc phát triển khá ấn tƣợng và đạt đƣợc những thành tích nhất định.

bàn thành phố Tuy Hòa có 02 trƣờng Đại học, 03 trƣờng Cao đẳng, 01 Học viện, 01 trƣờng Trung học phổ thông chuyên và hơn 70 trƣờng học từ mầm non đến bậc phổ thông. Xác định việc đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực chất lƣợng cao là nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài, trong những năm qua, thành phố Tuy Hòa luôn dành sự quan tâm, đầu tƣ thỏa đáng cho sự nghiệp giáo dục của địa phƣơng. Hiện nay, 16/16 phƣờng, xã trên địa bàn thành phố đã đƣợc công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi; hoàn thành và giữ vững phổ cập giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, thành phố Tuy Hòa đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức mới. Với truyền thống cần cù, sáng tạo, tự lực tự cƣờng, với khát vọng, nhiệt huyết của một đô thị trẻ, thành phố Tuy Hòa sẽ ngày càng phát triển giàu đẹp, trù phú, khẳng định đƣợc vị thế của mình và vƣơn lên mạnh mẽ để hợp thành hệ thống đô thị hiện đại trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, trở thành cửa ngõ quan trọng hƣớng ra phía Đông cho khu vực Tây Nguyên. Định hƣớng phát triển trong thời gian đến, thành phố Tuy Hòa tập trung phát huy sức mạnh của HTCT; kết hợp hài hòa, chặt chẽ và linh hoạt các nguồn lực; khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng về nông nghiệp, nuôi trồng và chế biến thủy sản, du lịch… Gắn tăng trƣởng kinh tế với phát triển văn hóa – xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Tăng cƣờng công tác quốc phòng - an ninh, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo môi trƣờng ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến năm 2025, thành phố Tuy Hòa trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Yên.

Các yếu tố thuận lợi, khó khăn tác động đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội nói chung, dân chủ cơ sở nói riêng ở thành phố Tuy Hòa:

- Về thuận lợi: Tuy Hòa là một thành phố trẻ, năng động, địa giới hành chính nằm ở vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Dân số của thành phố khá đông và trình độ dân trí cao. Đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ

đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh, sự quan tâm giúp đỡ của các sở, ban, ngành đoàn thể trong tỉnh. Đảng bộ thành phố Tuy Hòa giữ vững truyền thống đoàn kết, thống nhất, đội ngũ cán bộ đảng viên có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình công tác. Quần chúng nhân dân có truyền thống cách mạng, phát huy dân chủ, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội vững mạnh; quốc phòng - an ninh đƣợc giữ vững, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo. Cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở, đổi mới phƣơng thức lãnh đạo, mở rộng dân chủ trong Đảng; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, cụ thể hóa phƣơng châm trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng quy chế để nhân dân giám sát chặt chẽ cán bộ, đảng viên, trực diện đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Những nội dung công khai hóa theo phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân giám sát” đƣợc các cấp, các ngành và các địa phƣơng trên địa bàn thành phố chỉ đạo triển khai nghiêm túc, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng HTCT ở cơ sở trong sạch, vững mạnh. Mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện, dân chủ hóa trong đời sống xã hội tại cơ sở từng bƣớc đƣợc đảm bảo. Quyền giám sát của nhân dân đƣợc tôn trọng và phát huy.

- Về khó khăn: Tuy Hòa cũng là địa phƣơng phải chịu nhiều ảnh hƣởng bởi dịch bệnh Covid – 19; thiên tai, mƣa lũ, lốc xoáy gây nhiều thiệt hại về ngƣời, tài sản, cơ sở hạ tầng. Công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai có nơi còn chƣa chặt chẽ, ý thức cộng đồng trong việc giữ gìn vệ sinh môi trƣờng chƣa cao, tình hình an ninh trật tự tại một số địa bàn còn phức tạp. Trong thực hiện quy chế dân chủ, một số địa phƣơng còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm; một số bộ phận nhân dân chƣa ý thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân, tham gia đống góp xây dựng địa phƣơng còn hạn chế. Nhận thức của nhân dân chƣa đồng đều phần nào đã ảnh hƣởng trực tiếp đến việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, một số chủ trƣơng chậm

đƣợc cụ thể hóa, ý thức chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc của một số bộ phận nhân dân chƣa tốt, dẫn đến tình trạng khiếu nại còn xảy ra. Ban Thanh tra nhân dân ở một số địa phƣơng hoạt động chƣa hiệu quả, thƣờng xuyên.

2.2. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ CƠ SỞ THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN CHỦ CƠ SỞ THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

2.2.1. Quá trình triển khai thực hiện Quy chế dân chủ và Pháp lệnh dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ thành phố đến cơ sở thƣờng xuyên chú trọng lãnh đạo, quán triệt nghiêm các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về thực hiện QCDC đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thành ủy ban hành nghị quyết lãnh đạo, xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức niêm yết, công khai để cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện và giám sát. Cùng với đó, thành phố yêu cầu các địa phƣơng chủ động kiện toàn, rà soát, bổ sung quy chế hoạt động của ban xây dựng cơ sở và thực hiện QCDC; triển khai thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh số 34-PL/UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn. Quá trình triển khai thực hiện Quy chế dân chủ và Pháp lệnh dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên luôn gắn với việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 4 khóa XII“Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” và Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị, “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Để thực hiện QCDC trên địa bàn thành phố có hiệu quả, UBND thành phố cũng đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm các Quyết định của UBND tỉnh, UBND thành phố về “Thực hiện QCDC ở cơ sở trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu

tƣ phát triển kinh tế - xã hội, công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, tái định cƣ trên địa bàn thành phố”. Các dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đều công khai cho nhân dân biết và lấy ý kiến đóng góp của ngƣời dân, từ đó hầu hết các dự án quan trọng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố đã và đang đƣợc triển khai thực hiện đúng kế hoạch đề ra. Đồng thời, các cấp ủy, chính quyền tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở”.

Cấp uỷ, chính quyền từ thành phố đến các xã, phƣờng, thị trấn đã tổ chức quán triệt, triển khai và thƣờng xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội khoá XI, về thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn, gắn với công khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, các khoản thu, chi ngân sách của địa phƣơng để Nhân dân đƣợc biết, đƣợc bàn, tham gia ý kiến; coi việc thực hiện dân chủ là nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng. Trên cơ sở các nguyên tắc thực hiện dân chủ đƣợc quy định trong pháp lệnh, Ban Chỉ đạo thực hiện dân chủ thƣờng xuyên quán triệt vai trò trách nhiệm của từng tiểu ban, phát huy tốt vai trò tham mƣu của mình, chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra đột xuất và theo chuyên đề; các kết luận của kiểm tra, thanh tra đều đƣợc báo cáo Ban Chỉ đạo để giám sát thực hiện. Giao Ban Dân vận Thành ủy chuẩn bị nội dung và thành phần để tổ chức tốt hội nghị đối thoại trực tiếp giữa ngƣời đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Phát huy vai trò của trƣởng tiểu ban, tiểu ban để quán triệt tổ chức, hoạt động đảm bảo kế hoạch có hiệu lực, hiệu quả. Phát huy tốt vai trò của Nhân dân trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và nâng cao chất lƣợng hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân, Ban Giám sát đầu tƣ cộng đồng, các tổ hoà giải ở cơ sở. Đẩy mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy dân chủ cơ sở ở thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)