7. Kết cấu của luận văn
1.1.3. Những đặc điểm cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở
Dân chủ là một phạm trù lịch sử. Theo C. Mác và Ph.Ăng-ghen, dân chủ là phƣơng tiện tất yếu để con ngƣời đạt tới tự do, giải phóng toàn diện những năng lực vốn có của mỗi cá nhân, tức quyền con ngƣời đƣợc bảo đảm và thực hiện đầy đủ. Đặc trƣng cơ bản của dân chủ là tất cả các công dân đều có quyền tham dự đời sống chính trị, quyền lực cao nhất của đất nƣớc thuộc về đại diện của nhân dân; mọi công dân đều có quyền bình đẳng trƣớc pháp luật. Lịch sử phát triển dân chủ trong xã hội nhân loại chứng minh, mỗi một quốc gia có quyền lựa chọn chế độ dân chủ phù hợp, không nhất thiết mô phỏng chế độ dân chủ của quốc gia khác. Chế độ dân chủ của một quốc gia phù hợp với đặc điểm lịch sử, văn hóa, thể chế chính trị, kinh tế... của từng
nƣớc, đồng thời cần không ngừng hoàn thiện và phát triển. Một nền dân chủ ƣu việt, đích thực chỉ khi nó do chính nhân dân lựa chọn, quyền làm chủ của nhân dân, các quyền con ngƣời, quyền công dân đƣợc tôn trọng và bảo vệ.
Quá trình phát triển của nền dân chủ XHCN là từ thấp tới cao, từ chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện; có sự kế thừa một cách chọn lọc giá trị của các nền dân chủ trƣớc đó, trƣớc hết là nền dân chủ tƣ sản. Nền dân chủ XHCN mà Việt Nam đang xây dựng khác về bản chất đối với nền dân chủ tƣ sản và các nền dân chủ đã từng tồn tại trong lịch sử nhân loại. Đó là nền dân chủ tiến bộ, nhân văn, của toàn thể nhân dân lao động, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nền dân chủ XHCN đƣợc bảo đảm bằng hệ thống pháp luật, bằng hệ thống tổ chức nhà nƣớc do nhân dân bầu ra, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nền dân chủ XHCN không ngừng đƣợc hoàn thiện cùng với quá trình mở rộng, làm phong phú thêm các yêu cầu đa dạng của nhân dân về quyền tự do, tự quyết và các điều kiện cho sự phát triển toàn diện của con ngƣời. Nền dân chủ ấy chính là “bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng CNXH. Xây dựng nền dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ thực sự thuộc về nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam”[31]. Nền dân chủ XHCN mà Việt Nam đang xây dựng có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, đặc điểm quan trọng nhất của nền dân chủ XHCN Việt Nam thể hiện ở tính chất, đặc điểm của chế độ nhà nƣớc dân chủ nhân dân. Nguyên tắc quyền làm chủ của nhân dân đƣợc khẳng định nhất quán ngay từ đƣờng lối cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), trong tất cả các bản hiến pháp, từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013, “Nhà nƣớc ta là Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo” [14, tr. 85]. Việc bảo đảm nguyên tắc dân chủ đƣợc thực hiện qua cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ.
Thứ hai, Nhà nƣớc Việt Nam do nhân dân bầu ra thông qua các đại biểu của mình. Ở cấp địa phƣơng, các đại biểu đƣợc nhân dân bầu cử trực tiếp, tổ chức thành hội đồng nhân dân các cấp - cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất ở mỗi địa phƣơng. Trên phạm vi quốc gia, nhân dân trực tiếp bầu đại biểu quốc hội và Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, thực thi quyền lập pháp, thay mặt nhân dân tổ chức ra bộ máy nhà nƣớc và giám sát hoạt động của bộ máy đó. Nhà nƣớc thực hiện quản lý đất nƣớc bằng pháp luật, không ngừng tăng cƣờng pháp chế XHCN theo nguyên tắc bảo đảm quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân với xã hội và đất nƣớc.
Thứ ba, nhân dân đƣợc hƣởng, đƣợc tôn trọng các quyền tự do, dân chủ, quyền con ngƣời, quyền bình đẳng trƣớc pháp luật, quyền đƣợc hệ thống pháp luật bảo vệ...; nhân dân đƣợc tạo điều kiện thuận lợi để không ngừng cải thiện điều kiện sống của mình cả về vật chất và tinh thần. Việc không ngừng cải thiện đời sống cũng chính là một điều kiện quan trọng nhằm không ngừng tăng cƣờng, hoàn thiện nền dân chủ XHCN, làm cho quyền tự do và vai trò làm chủ của nhân dân ngày càng đƣợc bảo đảm tốt hơn.
Thứ tư, nhân dân có quyền trực tiếp tham gia các hoạt động quản lý của nhà nƣớc, tham gia xây dựng pháp luật, hoạch định chính sách và quyết định các vấn đề quốc kế dân sinh. Nhà nƣớc tạo điều kiện và luật hóa dần các hình thức, yêu cầu để bảo đảm cho nhân dân thực thi quyền tham gia trực tiếp vào các hoạt động nhà nƣớc thông qua các hình thức nhƣ tham gia thảo luận, góp ý kiến vào các dự thảo luật; góp ý, kiến nghị trong xây dựng các chính sách kinh tế - xã hội; thực hiện quyền quyết định trong các cuộc trƣng cầu dân ý...
Thứ năm, nhân dân đƣợc bảo đảm quyền tự do, dân chủ trong kinh tế theo hai bình diện: quyền, các lợi ích kinh tế và hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế. Bằng việc thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hoàn thiện và thực thi hệ thống chính sách an sinh xã hội tiến bộ, tích cực, Nhà nƣớc không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, làm cho nhân dân ngày càng hạnh phúc, ngày càng có môi trƣờng sống tốt đẹp, hài hòa. Nhà nƣớc xây dựng hệ thống chính sách, hoàn thiện hành lang pháp lý trên cơ sở nguyên tắc của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho mọi ngƣời dân phát huy khả năng, các nguồn lực, phát triển sản xuất, làm giàu cho mình và góp phần tăng cƣờng sức mạnh của đất nƣớc.
Thứ sáu, nhân dân đƣợc hƣởng các quyền tự do, dân chủ trong lĩnh vực văn hóa - xã hội với mục đích đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu ngày càng phong phú của nhân dân về văn hóa, giáo dục, y tế... nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho mỗi ngƣời dân ngày càng hoàn thiện về đức, trí, thể, mỹ.
Thứ bảy, Nhà nƣớc và mọi quyền lực trong xã hội đều đặt dƣới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân theo phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”. Pháp luật của Nhà nƣớc quy định và bảo đảm cho nhân dân đƣợc quyền giám sát các cơ quan quyền lực nhà nƣớc, giám sát các cán bộ có trách nhiệm trong bộ máy các cơ quan quyền lực nhà nƣớc bằng những con đƣờng, cách thức khác nhau, nhƣ phản ánh ý kiến trực tiếp cho các cơ quan và cá nhân có trách nhiệm hoặc các văn bản đơn thƣ gián tiếp, thông qua hoạt động tiếp dân của các cơ quan, tổ chức nhà nƣớc, các tổ chức đoàn thể... Hệ thống truyền thông đại chúng là một kênh tiếp nhận và phản ánh thông tin của nhân dân trong việc giám sát, phản biện xã hội đối với Nhà nƣớc. Các nguyên tắc dân chủ ở cơ sở đƣợc pháp lý hóa để bảo đảm phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.
Thứ tám, cùng với những quyền tự do và chủ quyền trong mối quan hệ trực tiếp với Nhà nƣớc, nhân dân đƣợc thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, xã
hội - nghề nghiệp. Đây thực sự là một kênh giám sát quyền lực, phản biện xã hội, thể hiện rõ quyền lực của nhân dân. Hệ thống tổ chức MTTQ và các đoàn thể nhân dân không chỉ tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thực hiện quyền giám sát nhà nƣớc và các quyền lực xã hội, mà còn thực hiện chức năng đại diện và bảo vệ cho các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nƣớc. Tính ƣu việt của CNXH so với chủ nghĩa tƣ bản không chỉ ở mục tiêu xóa bỏ chế độ tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất, xóa bỏ phân hóa giai cấp, mà về chính trị, dân chủ XHCN phải vƣợt qua dân chủ tƣ sản, thực hiện quyền làm chủ thực sự của nhân dân.
Thực tiễn 35 năm đổi mới ở Việt Nam càng ngày càng khẳng định vai trò to lớn của dân chủ. Sự xuất hiện tình trạng mất ổn định, những “điểm nóng”, khiếu kiện đông ngƣời không phải do dân chủ, do mở rộng dân chủ, mà ngƣợc lại do thiếu dân chủ, thiếu công khai, minh bạch từ phía chính quyền. Cũng chính từ việc giải quyết những “điểm nóng” mà quy chế dân chủ cơ sở đƣợc hình thành. Qua thực tế xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã tạo ra nền dân chủ XHCN tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đƣợc củng cố. Đảng và Nhà nƣớc tiếp tục đề ra nhiều chủ trƣơng, chính sách nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ, đảm bảo lợi ích của nhân dân, vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các tổ chức đảng, cơ quan nhà nƣớc, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức và xã hội đƣợc mở rộng, nâng cao. Quyền làm chủ của nhân dân đƣợc phát huy tốt hơn. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đƣợc coi trọng. MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân phát huy tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ đó giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự ở cơ sở; góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, ngăn chặn đẩy lùi những vi phạm dân chủ, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; bầu không khí dân chủ, ý
thức chính trị, ý thức chấp hành pháp luật đƣợc nâng lên; quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân đƣợc phát huy, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia, bàn bạc và giải quyết nhiều vấn đề ở cơ sở; cán bộ, công chức nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của nhân dân, tôn trọng quyền giám sát, tổ chức đối thoại, lắng nghe ý kiến nhân dân; năng lực làm chủ của nhân dân ở cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực…
Để sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc thành công, một trong những vấn đề tiên quyết cần tiếp tục là phát huy dân chủ, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Nhà nƣớc phải thƣờng xuyên phát huy quyền làm chủ của nhân dân đi đôi với việc tăng cƣờng kỷ cƣơng, phép nƣớc, giải quyết hài hòa các mối quan hệ lợi ích, tiếp tục tạo ra hành lang pháp lý đa dạng hơn để ngƣời dân phát huy tối đa quyền làm chủ của mình trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nƣớc các cấp. Gắn thực hiện dân chủ với ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao dân trí và cải thiện đời sống nhân dân; thực hiện dân chủ đi đôi với kỷ cƣơng, quyền hạn đi đôi với trách nhiệm. Dân chủ và thực hiện dân chủ phải xuất phát từ những yêu cầu nội tại của đất nƣớc, hƣớng vào sự ổn định và phát triển đất nƣớc một cách bền vững theo định hƣớng XHCN. Xác định đúng những nguyên tắc, phƣơng châm và thực hiện đồng bộ các giải pháp về nhận thức, thể chế và nguồn lực cho việc xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ XHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, gắn với đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.