NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy dân chủ cơ sở ở thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 71)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG THỰC HIỆN

CHỦ CƠ SỞ THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

2.2.1. Quá trình triển khai thực hiện Quy chế dân chủ và Pháp lệnh dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ thành phố đến cơ sở thƣờng xuyên chú trọng lãnh đạo, quán triệt nghiêm các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về thực hiện QCDC đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thành ủy ban hành nghị quyết lãnh đạo, xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức niêm yết, công khai để cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện và giám sát. Cùng với đó, thành phố yêu cầu các địa phƣơng chủ động kiện toàn, rà soát, bổ sung quy chế hoạt động của ban xây dựng cơ sở và thực hiện QCDC; triển khai thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh số 34-PL/UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn. Quá trình triển khai thực hiện Quy chế dân chủ và Pháp lệnh dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên luôn gắn với việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 4 khóa XII“Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” và Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị, “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Để thực hiện QCDC trên địa bàn thành phố có hiệu quả, UBND thành phố cũng đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm các Quyết định của UBND tỉnh, UBND thành phố về “Thực hiện QCDC ở cơ sở trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu

tƣ phát triển kinh tế - xã hội, công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, tái định cƣ trên địa bàn thành phố”. Các dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đều công khai cho nhân dân biết và lấy ý kiến đóng góp của ngƣời dân, từ đó hầu hết các dự án quan trọng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố đã và đang đƣợc triển khai thực hiện đúng kế hoạch đề ra. Đồng thời, các cấp ủy, chính quyền tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở”.

Cấp uỷ, chính quyền từ thành phố đến các xã, phƣờng, thị trấn đã tổ chức quán triệt, triển khai và thƣờng xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội khoá XI, về thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn, gắn với công khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, các khoản thu, chi ngân sách của địa phƣơng để Nhân dân đƣợc biết, đƣợc bàn, tham gia ý kiến; coi việc thực hiện dân chủ là nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng. Trên cơ sở các nguyên tắc thực hiện dân chủ đƣợc quy định trong pháp lệnh, Ban Chỉ đạo thực hiện dân chủ thƣờng xuyên quán triệt vai trò trách nhiệm của từng tiểu ban, phát huy tốt vai trò tham mƣu của mình, chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra đột xuất và theo chuyên đề; các kết luận của kiểm tra, thanh tra đều đƣợc báo cáo Ban Chỉ đạo để giám sát thực hiện. Giao Ban Dân vận Thành ủy chuẩn bị nội dung và thành phần để tổ chức tốt hội nghị đối thoại trực tiếp giữa ngƣời đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Phát huy vai trò của trƣởng tiểu ban, tiểu ban để quán triệt tổ chức, hoạt động đảm bảo kế hoạch có hiệu lực, hiệu quả. Phát huy tốt vai trò của Nhân dân trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và nâng cao chất lƣợng hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân, Ban Giám sát đầu tƣ cộng đồng, các tổ hoà giải ở cơ sở. Đẩy mạnh

phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gắn với xây dựng “Khu dân cƣ an toàn về an ninh - trật tự”; tăng cƣờng các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; đấu tranh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân gây mất ổn định tình hình cơ sở.

Nghiêm cấm các hành vi không thực hiện hoặc làm trái các quy định của Pháp lệnh về thực hiện dân chủ. Yêu cầu chính quyền cấp xã phải công khai cho nhân dân trong xã biết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã; các dự án, công trình đầu tƣ, phƣơng án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cƣ liên quan; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết khu dân cƣ trên địa bàn; việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tƣ, tài trợ và các khoản huy động nhân dân đóng góp; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố, kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, bằng các hình thức công khai nhƣ: Niêm yết công khai tại trụ sở hành chính cấp xã (Hội đồng nhân dân và UBND xã), trên hệ thống truyền thanh của cấp xã và công khai thông qua Trƣởng thôn, Tổ trƣởng tổ dân phố để thông báo đến hộ dân.

Qua triển khai thực hiện dân chủ cơ sở đã góp phần đổi mới phƣơng thức lãnh đạo, chỉ đạo và phát huy vai trò, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo nâng cao đời sống của nhân dân; tập trung củng cố tổ chức đảng, đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội; sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định, quy trình công tác theo hƣớng mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch; đề cao hơn trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là ngƣời đứng đầu; gắn thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở với thực hiện các chủ trƣơng lớn của thành phố, góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng đã đề ra. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các

cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, tạo sự đồng thuận, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, thực hiện đạt nhiều chỉ tiêu quan trọng trong bối cảnh tình hình phát sinh nhiều khó khăn, dịch bệnh, nhất là đại dịch Covid -19. Phát huy nội lực động viên sự đóng góp của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng và đã hạn chế đƣợc những thắc mắc, khiếu kiện và điều quan trọng hơn cả là đã tạo nền tảng, động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phƣơng, đơn vị; phát huy tinh thần dân chủ của cán bộ và nhân dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng HTCT ở cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh.

MTTQ các cấp trong thành phố đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND, chƣơng trình hành động của MTTQ Việt Nam các cấp; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua yêu nƣớc, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức thành viên tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; trong đó, chú trọng đến phƣơng châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Chủ động tham gia tổ chức các hoạt động để nhân dân có cơ hội bày tỏ tâm tƣ, nguyện vọng, đóng góp ý kiến, thông qua các hoạt động tiếp xúc cử tri, công tác tiếp dân, hội nghị đối thoại. Đồng thời, tổ chức các việc thiết thực gắn với lợi ích của cộng đồng để dân bàn, tham gia ý kiến vào chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng ở địa phƣơng.

Thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội, Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; phòng, chống tham

nhũng, tiêu cực, lãng phí. Thực hiện nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hƣởng", các thành viên của Mặt trận đã xây dựng các mô hình nhân dân tự quản, hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu, khuyến học, khuyến tài, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện. Mặt trận đã trở thành ngôi nhà chung để các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, đồng bào ta ở nƣớc ngoài phát huy lòng yêu nƣớc, trí tuệ và khả năng của mình, góp phần tích cực xây dựng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đã và đang phát huy vai trò, trách nhiệm, chủ động phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để đoàn viên, hội viên và nhân dân hiểu rõ tác hại của dịch bệnh Covid-19, từ đó chấp hành tốt chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và hƣớng dẫn của ngành Y tế về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; đoàn kết, đồng lòng cùng cấp ủy Đảng, chính quyền chung tay phòng, chống dịch để hy vọng sớm đẩy lùi đƣợc dịch bệnh, mang lại cuộc sống an lành cho nhân dân nhƣ trƣớc khi chƣa có dịch bệnh.

2.2.2. Những thành tựu trong thực hiện dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Thứ nhất, quá trình thực hiện dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa đã phát huy đƣợc vai trò của nhân dân khi tham gia bàn bạc những công việc của địa phƣơng, đất nƣớc và đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, hƣơng ƣớc, quy ƣớc của địa phƣơng.

Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần phát huy đƣợc vai trò, tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân tham gia bàn bạc những công việc của địa phƣơng; góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, hƣơng ƣớc, quy ƣớc, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, tham gia giám sát hoạt động của cán

bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cƣ, bầu không khí dân chủ trong Đảng, trong xã hội đƣợc mở rộng hơn. Theo đó, nhiều khó khăn trong quá trình phát triển đƣợc nhân dân bàn bạc, tháo gỡ, giải quyết có hiệu quả nhƣ vấn đề bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ khi triển khai thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án; hiến đất xây dựng các công trình, dồn điền, đổi thửa; giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Trong những năm qua, HTCT các cấp ở thành phố Tuy Hòa đã tổ chức cho ngƣời dân tham gia tham gia thảo luận, bàn bạc, đóng góp các ý kiến về nội dung, cách thức, quy trình, biện pháp thực hiện nhiều công việc của địa phƣơng. Việc lấy ý kiến nhân dân trƣớc khi quyết định các chủ trƣơng, chính sách quan trọng, giám sát của dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, xử lý các hành vi trái pháp luật của cơ quan và cán bộ, công chức trong thi hành công vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính trong giải quyết khiếu nại của dân đã đƣợc chú trọng, tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào hoạt động của chính quyền, giám sát hoạt động của chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức.

Những ý kiến đóng góp của ngƣời dân về công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới là kênh thông tin quan trọng thậm chí đóng vai trò “phản biện”, “thẩm định” các luận cứ khoa học từ đồ án quy hoạch ban đầu. Qua đó, giúp cho các đồ án quy hoạch xây dựng NTM (qua những lần điều chỉnh từ sự góp ý của ngƣời dân) bám sát thực tế, có sự phù hợp, tính khả thi cao và khi triển khai thực hiện có đƣợc những thuận lợi cùng với đó là những kết quả tốt đẹp. quyết định mức đóng góp kinh phí làm đƣờng giao thông, làm thủy lợi, kéo điện lƣới, xây dựng nhà văn hóa cộng đồng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi xã, thôn do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí; từ đó mỗi ngƣời dân nhận thức rõ mình vừa là chủ thể thực hiện, vừa là chủ thể hƣởng lợi từ việc thực hiện các nội dung này, từ đó ngƣời dân đã tích cực, chủ động, tự giác phát huy vai trò của mình

trong thực hiện các nhiệm vụ chung của địa phƣơng.

Các nội dung giáo dục, văn hóa, môi trƣờng cũng đƣợc quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả. Vai trò chủ thể của ngƣời dân đƣợc thể hiện trƣớc hết bằng tinh thần tự học, tự rèn để từng bƣớc chiếm lĩnh tri thức; thông qua sự khuyến khích, động viên mọi ngƣời nêu cao tinh thần học tập trong gia đình, trong dòng tộc, trong làng xã. Các tầng lớp nhân dân ra sức lao động sản xuất để có điều kiện cho con em đƣợc học tập trƣớc mắt nhằm đạt đƣợc mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đồng thời khuyến khích cho con em đƣợc tiếp tục học ở các bậc học cao hơn, tạo tiền đề góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày một cao. Nhân dân tham gia bàn, đóng góp các ý kiến để xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nƣớc, xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã, chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang, cải tạo các ao, hồ sinh thái trong khu dân cƣ, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng, cho đến vấn đề đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, đảm bảo nguồn nƣớc hợp vệ sinh, nƣớc sạch trong sinh hoạt, góp phần xây dựng môi trƣờng nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Tổ chức tốt việc nhân dân tham gia thảo luận, bàn bạc, đóng góp ý kiến trong xây dựng HTCT trong sạch, vững mạnh, góp phần phát huy dân chủ trong các tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, mở rộng dân chủ trong xã hội, trong sinh hoạt cộng đồng dân cƣ. Tổ chức cho ngƣời dân tích cực, chủ động tham gia thảo luận, bàn bạc, phát huy vai trò của nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham gia xây dựng và thực hiện tốt nhiều mô hình, quy ƣớc làng xóm về giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, đấu tranh bài trừ các hủ tục, tập quán lạc hậu từ phạm vi gia đình đến cộng đồng làng xã không chỉ thể hiện tính xung kích, nhiệt tình cách mạng của mình mà còn là trách nhiệm của công dân đối với xã hội. Thực hiện tốt mô hình tự quản ở cộng đồng dân cƣ thôn, khu vực; đến năm 2020 có 14/16 phƣờng, xã trên địa bàn thành phố Tuy Hòa đã thực hiện mô hình tự

quản (11 phƣờng, 3 xã), đạt 87,5% [4]. Xây dựng các tập thể đoàn kết, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn trong các cơ quan hành chính,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy dân chủ cơ sở ở thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 71)