7. Kết cấu của đề tài
3.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty góp phần giảm khả năng rủi ro và nguy cơ phá sản. Để tăng Tỷ số vốn lưu động ròng (Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn) trên tổng tài sản (Working capitals/Total assets) (WC/TA) và Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (Retain earnings/Total assets) (RE/TA) thì Công ty cần phải cân bằng giữa việc tăng doanh số và chi phí. Nếu chi phí tăng quá cao, nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thì Tỷ số vốn lưu động ròng, Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản sẽ giảm, khi đó việc tăng doanh thu sẽ vô nghĩa vì không đủ bù đắp cho chi phí. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty như sau:
- Tái cấu trúc tài sản
Để có một cơ cấu tài sản hợp lý, phù hợp với hoạt động kinh doanh, Công ty phải rà soát, xem xét lại cơ cấu tài sản, đầu tư, trang bị tài sản căn cứ vào yêu cầu kinh doanh; đồng thời tiến hành thanh lý hoặc nhượng bán những tài sản không cần dùng hay những tài sản sử dụng không có hiệu quả hay mang lại hiệu quả thấp. Việc thanh lý hay nhượng bán những tài sản này sẽ không ảnh hưởng đến quy mô kinh doanh của Công ty nhưng lại có tác dụng tăng được số vốn hoạt động thuần do khi bán sẽ thu được một lượng tiền nhất định, do vậy Tỷ số vốn lưu động ròng sẽ tăng. Mặt khác, chi phí khấu hao cũng sẽ giảm xuống, dẫn đến lợi nhuận tăng, kéo theo tử số của Tỷ số lợi
nhuận giữ lại trên tổng tài sản cũng sẽ tăng theo.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
Sau khi nghiên cứu thị trường, phân tích đánh giá nhu cầu sản phẩm trên thị trường. Công ty áp dụng vào sản xuất thử, bán thử trên thị trường kèm theo các giải pháp trợ giúp như: khuyến mãi, quảng cáo, xúc tiến bán hàng,… Qua đó Công ty tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường thông qua khả năng thâm nhập đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng của các loại sản phẩm mới hay của kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động
Con người luôn là yếu tố trung tâm quyết định tới sự thành công hay thất bại của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Con người tác động đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Việc phân công trách nhiệm trong cơ cấu các phòng ban sẽ giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn. Các phòng ban chịu trách nhiệm quản lý hàng tồn kho cần được phân công nhiệm vụ và giao bớt một số nhiệm vụ rõ ràng và độc lập để nâng cao khả năng chủ động và trách nhiệm trong công việc.
Công ty cần đào tạo những người thợ giỏi có tay nghề, những người quản lý giàu kinh nghiệm và tay nghề cao hơn nữa. Công nhân trực tiếp khai thác, vận hành thiết bị máy móc đã được đào tạo và tập huấn tại các trường công nhân kỹ thuật, trung tâm đào tạo chuyên ngành, các lớp tập huấn ngắn ngày. Cán bộ quản lý được cử đi học các khóa ngắn ngày để cập nhật kiến thức nâng cao kỹ năng chuyên môn. Không ngừng đổi mới ứng dụng kỹ thuật khoa học công nghệ cao, cải thiện những máy móc thiết bị hiện đại. Lúc này đòi hỏi người công nhân phải có trình độ, hiểu biết để có thể làm chủ và vận hành được các trang thiết bị công nghệ mới.
Ngoài ra, thực hiện đầy đủ chế độ với người lao động. Người lao động được thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Bộ Luật lao
động: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thân thể, kinh phí công đoàn, bảo hộ lao động, thời gian lao động, nghỉ ngơi, ốm đau, thai sản, vệ sinh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ,… được thực hiện nghiêm chỉnh. Các quyền lợi khác của người lao động thông qua hoạt động của công đoàn cơ sở như tiền thưởng, cưới xin, ma chay và các khoản tiền khác được thực hiện đúng quy chế dân chủ theo Nghị định của chính phủ và quy chế sử dụng quỹ khen thưởng, phúc lợi.
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm
Nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố hàng đầu và quan trọng về sự tồn tại và phát triển của Công ty, điều đó thể hiện ở chỗ:
+ Chất lượng sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường, là nhân tố tạo dựng uy tín, danh tiếng cho sự tồn tại và phát triển lâu dài cho Công ty.
+ Tăng chất lượng sản phẩm tương đối với tăng năng suất lao động xã hội, nhờ tăng chất lượng sản phẩm dẫn đến tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế trên một đơn vị chi phí đầu vào, giảm lượng nguyên vật liệu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí sản xuất. Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Xây dựng chính sách giá cả hợp lý
Giá cả sản phẩm không chỉ là phương tiện tính toán mà còn là công cụ bán hàng. Chính vì lý do đó, giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty. Đối với hàng tồn kho lâu do sản xuất mà nhu cầu ít Công ty nên linh hoạt xử lý trong giá cả, giảm giá và ưu tiên khác để thu hồi vốn nhanh.
Tùy theo sự biến động của các yếu tố mà mức giá được điều chỉnh theo từng thời điểm. Việc xác lập chính sách giá hợp lý phải gắn với từng giai đoạn, mục tiêu của chiến lược kinh doanh, chu kỳ sống của sản phẩm đối với
từng khu vực thị trường, từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra chính sách giá cũng không tách rời với chính sách sản phẩm của Công ty.