Kiểu nhân vật con người lừa gạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trong truyện ngắn của trần quang nghiệp (Trang 45)

6. Cấu trúc của luận văn

2.4 Kiểu nhân vật con người lừa gạt

So với nền văn học trước, những người bình dân bắt đầu giữ một vị trí quan trọng trong tác phẩm. Trong văn học trung đại, các nhân vật lí tưởng - đúng như tên gọi của nó – đều là những thánh nhân, quân tử, những đấng bậc thật sự trong nguồn gốc xuất thân. Nếu không phải là những danh tướng, thì cũng là những văn nhân “văn chương nết đất, thông minh tính trời”, tài mạo hơn người, những kì nữ nếu không xuất thân lá ngọc cành vàng thì cũng là những tiểu thư bước ra từ những khuê môn, vọng tộc. Vẻ đẹp “cao quý” ấy không phải đã biến mất hẳn trong văn xuôi nghệ thuật giao thời nhưng về căn bản đã nhường chỗ cho vẻ đẹp của những người xuất thân dân dã, bình phàm trong nguồn gốc. Bước chân ra khỏi lối viết của nền văn học truyền thống, không còn chuyên sâu thể hiện những con người với bậc đế vương, cao sang, quyền quý, mà thay vào đó, Trần Quang Nghiệp viết về những nhân vật xuất thân dân dã, bình phàm. Có khi, đó là người ăn mày, là người dân “mọi”, những con người lưu manh hành nghề trộm cướp… Một mảng nhân vật mà ta thường thấy trong những trang viết của ông là những con người lừa gạt. Họ lừa tình, gạt tiền.

Thói đời điên đảo, sự tiếp xúc với văn minh phương Tây giống như “con dao hai lưỡi” vừa tác động tích cực đến mọi mặt đời sống nhưng nó cũng đã

để lại những hậu quả tai hại về phương diện đạo đức xã hội. Chính trong buổi giao thời giữa lúc cái cũ chưa mất đi, cái mới chưa hoàn thiện đã dẫn đến sự “nhộn nhạo” trong trật tự xã hội và làm nảy sinh vô vàn những vấn nạn xã hội. Xảo trá, lọc lừa – xã hội đảo điên - thói tham tiền, háo danh, háo sắc chính là những nội dung phản ánh thường thấy trong truyện ngắn của những nhà văn Nam bộ những năm đầu thế kỉ XX (Thanh Nhàn, Công Bình, Huỳnh Phụng Minh,...). Đây cũng là nỗi niềm đau đáu, trở đi trở lại trong hơn 50 truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp. Xã hội điên đảo khiến nhân tính, nhân tình của người đời thay đổi. Bất kể là giàu hay nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ vì xem trọng đồng tiền mà coi thường đạo nghĩa, sẵn sàng đánh đổi tất cả. Vì tiền mà con người thay đổi tâm tính, đánh mất bản thân mình.

Trong Ai đành phụ nghĩa, cô Hồng Vân vì phục, vì mến chàng Tống Vân mà không suy xét cho nên đã trao nhầm tình cảm. Cô phục tài viết tiểu thuyết của Tống Vân, chỉ xem tiểu thuyết của người mà “ai lại không phục người, không mến người, ai lại không tưởng người là một bực hiền lương quân tử… không thấy mặt người, mà sao chị có lòng thương tài người” [67, tr.42]. Khi duyên gặp chàng ở Vũng Tàu vì “cái ái tình tích tụ lâu ngày nên hôm nọ chị ngã vào lòng người mà nửa say nửa tỉnh” [67, tr.42]. Cái ái tình làm cô Hồng Vân quên đi hết ý tứ của người con gái, nó xâm chiếm tâm trí cô. Được gặp người mà mình ái mộ, ngày đêm cô mong nhớ, không ngại cha mẹ mà đi gặp chàng, lo lắng cho người “không đủ chi tiêu nên chị mới dấu đút cho người một số bạc nhỏ nhen là 20 ngườn” [67, tr.43]. Nhưng thật ra chàng Tống Văn đã có vợ. Người con trai lừa gạt cả tình lẫn tiền. Lòng người khó biết, vì quá nhẹ dạ cả tin hay quá lưu manh!

Cô ba Dung trong truyện ngắn Chuyến xe trưa cũng vì nhẹ dạ, cả tin mà bị lừa hết số tiền cha mẹ tích góp kiếm một chỗ tử tế cho cô. Cô ba Dung góa chồng, ba mẹ thương con, muốn con “kiếm được một ông chồng làm thầy nầy

thầy nọ” [47, tr.166] trên Sài Gòn, nên đưa tiền cho cô lên nhà chị hai cô. Trên chuyến xe trưa lên Sài Gòn ấy, cô gặp hai thầy nọ, không quen, không biết, chỉ nghe hai thầy nói chuyện buôn bán, kén vợ, tiền tài. Vốn tính thật thà, chất phát, cô đã nghĩ ngay “Mình như vậy có được không” [47, tr.167]. Vậy là tối đó cô ba Dung đi cặp với một thầy lần đầu gặp trên chuyến xe trưa hôm ấy. Trong mấy ngày, người con trai ấy hết dẫn cô đi ăn nhà hàng rồi lại đi xem hát, chỉ trong vài ngày tiền bạc vòng vàng của cô đã xài hết chỉ để lại “hai đồng bạc cho cô về xe” [47, tr.168]. Chỉ vì mong ước có được một tình cảm chân thành mà cả cô ba Dung và cô Hồng Vân đều phải nhận một kết thúc đau đớn. Những con người lừa gạt đã không những lấy đi của cải tiền bạc mà còn lấy đi tấm chân tình của họ.

Vì tiền mà những cô gái trẻ đẹp trở thành kẻ lừa lọc đầy mưu mô xảo trá, lừa gạt ông Hương sư Thạo, người đáng tuổi cha chú của mình (Ba cô áo trắng). Lợi dụng sự sơ hở của ông Hương sư Thạo, ba cô gái tự xưng mình là những người buôn bán hột xoàn xin tá túc qua đêm nhà ông, sau đó đánh tráo chìa khóa vét sạch tủ nhà ông không để lại một dấu vết. Cùng chiêu mánh này của ba cô gái, hai tên gian manh tự xưng là quan lớn trên Tỉnh (Bồng lai quán) mướn phòng trọ của khách sạn Bồng lai quán. Lợi dụng đêm tối, mọi người ngủ say, hai tên khoắng sạch hết tiền bạc tư trang nhà chủ... Có những kẻ trở thành bậc thầy lừa lọc như Trương Thiên Tả (Ai muốn làm giàu). Với thủ đoạn tinh vi, hắn đã quảng cáo một cách công khai chiêu thức lừa gạt của mình khiến hàng chục tờ báo, mấy ngàn độc giả phải sập bẫy:

Tôi sẽ cho ông rõ về cách làm giàu mau mà dễ của tôi ra như vầy: Tôi mướn cả các báo trong Nam ngoài Bắc đều đăng bài quảng cáo ấy, trong một tháng hết 300 đồng. Đến ngày 8 Mai 1931 tôi cả thảy tiếp đặng đến 10.000 bức thơ hỏi về cách làm giàu, vậy tôi đặng 10.000 đồng. Sở phí, giấy, bao thơ, cò để đáp

trả lời cho 10.000 người, hỏi tính ra hết 600 đồng. Vậy thì thâu vô 10.00p00 mà xuất chỉ có 900p00, thế vậy phải là tôi lời trọn 9.100p00 hay sao? Chẳng phải là làm giàu nhanh mà dễ hay sao? Cái cách của tôi làm giàu như vậy, nay xin chỉ rõ ràng minh bạch, không giấu một chỗ nào, ông thấy làm giàu xin cứ làm y theo như tôi [44, tr.96].

Thật cái cách làm giàu này khôn quỷ dường nào! Ai đọc xong cũng dè chừng cẩn trọng, cũng phải thốt lên thật bái phục! Mặt trái của xã hội dần dần được Trần Quang Nghiệp bóc trần để mọi người xem đó là tấm gương soi để cảnh giác. Vì tham tiền mà vợ chồng chủ tiệm đồ cổ Phục Hưng (Gặp người khách quý) sẵn sàng làm ăn gian dối, mánh khóe. Số là có một ông khách sộp ghé tiệm đồ cổ Phục Hưng muốn mua một cài bình đá quý, viện lí do không mang đủ tiền nên ông ta đưa trước 100p00 rồi lấy bình đi. Đến hẹn vợ chồng chủ tiệm lại khách sạn Phong Cảnh tìm ông khách sộp mới biết mình bị mắc lừa. Khổ nỗi cái bình ấy là do người khác nhờ bán với giá 2000p. Trong phi vụ này, vợ chồng chủ tiệm Phục Hưng chẳng những bị lừa lấy mất cái bình cổ quý mà còn phải trả cho người ta đến 1900p. Vợ chồng đồ cổ Phục Hưng lừa người rồi bị người khác lừa lại, âu cũng là hợp qui luật quả báo. Trong những trang viết của Trần Quang Nghiệp, những con người lừa gạt hiện lên rất cụ thể, sinh động. Nhà văn phê phán thói đời xảo trá, lọc lừa, tham lam, háo sắc bằng những tình huống truyện khá độc đáo, khiến ta có cảm giác như đang nhìn thấy một con người đang khúc khích cười trước những biểu hiện tha hóa trong tính cách của con người trước những đổi thay lớn lao của xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ.

Đó là những người có thể bán rẻ bạn bè chỉ vì miếng ăn. Đó là tình huống ngặt nghèo của nhân vật trong tác phẩm Gặp người bạn cũ. “Năm nay, mà nhứt là lóng này, tôi cũng như ai bị cái buổi kinh tế khuẫn bách mà đồng tiền

túng ngặt” [47, tr.118]. Đồng tiền làm con người ta quên đi tình nghĩa, xảo trá lẫn nhau, mà tệ hơn là họ lừa nhau chỉ vì một bữa ăn. Thời buổi kinh tế khó khăn, không chạy đâu ra tiền được, anh phải chạy vạy khắp nơi, “bụng đã đói, đèn đường đã cháy tự hồi nào” [47, tr.118]. Khi gặp được người bạn thân mời anh ăn nhà hàng, anh đã mừng biết bao. Nhưng đến khi trả tiền, anh bạn nói bỏ quên ví ở phòng và phải quay về lấy. “Năm phút, mười phút,…mười lăm phút, …nửa giờ… mà anh đâu không thấy lại, ráng chờ thêm nửa giờ nữa mà anh không lại thì cũng là không lại” [47, tr120]. Cái ngặt nghèo trong thời buổi kinh tế khó khăn làm con người đánh mất đi nhân cách của mình.

Xã hội mà Trần Quang Nghiệp đề cập đến là một xã hội xù xì, gai gốc. Con người trong thời đại ấy, có khi vì danh, vì lợi mà lọc lừa lẫn nhau, họ dùng chiêu trò để nhằm đạt được mục đích của mình. Truyện ngắn Hai nhà văn sĩ là một ví dụ tiêu biểu. Hồ Đại Dụng vốn là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết cho báo Á Đông. Sau này, tờ báo có thêm nhà văn mới là Lương Kỳ Sanh. “Hồ Đại Dụng nhà ta thuở nay ăn trọn miếng bánh sữa nên đã ghiền miệng rồi, bấy giờ thình lình lại mất đi phân nửa phần ăn thì bất bình lắm” [47, tr.125]. Lòng ghen ghét, đố kỵ làm lòng người thay đổi. Anh dùng chiêu trò để tiểu thuyết của Lương Kỳ Sanh không bán được. Nhưng có ngờ đâu, “Hồ Đại Dụng có cái mưu gian là có tiền cho người bán báo bảo đừng có bán thì Lương Kỳ Sanh cũng có cái quỷ là xuất báo đưa cho người bán báo bảo cứ bán đi” [47, tr.125]. Lòng người đa đoan, lắm mưu nhiều kế. Trong xã hội ngổn ngang bề bộn ấy con người phải dè chừng, lừa gạt lẫn nhau. Miêu tả cuộc sống như nó vốn có, tác giả như đang mỉa mai thói đời điên đảo, nực cười. Cuối tác phẩm, càng đáng cười hơn khi cả hai nhà văn cùng gửi thư về tòa báo nói xấu đối phương. Đó chính là tiếng cười mỉa mai, châm biếm trước những biểu hiện tha hóa trong nhân cách con người, với những đổi thay lớn lao của xã hội lúc bấy giờ.

Truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc đời. Đó là cuộc sống nhiều góc cạnh. Nó đan xen lẫn nhau. Nó xù xì như cuộc đời thực vốn có. Các truyện ngắn viết về thói lừa lọc, đảo điên, về đời sống đương thời của ông mang đậm chất châm biếm, bi hài nhưng chất châm biếm ở đây chưa đếm mức đả kích gay gắt như các truyện của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng sau này.

Tuy chưa đạt được thành công như những truyện ngắn hiện thực trào phúng của giai đoạn văn học 1930 – 1945 nhưng tác phẩm của Trần Quang Nghiệp đã manh nha những yếu tố, xu hướng hiện thực trong truyện ngắn Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.

2.5. Kiểu nhân vật phụ nữ bất hạnh

Nguyễn Du đã từng nói: Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. Dường như, số phận bất hạnh thường gắn liền với người phụ nữ. Từ văn học dân gian, trong các câu chuyện cổ tích, đã thể hiện sự bất công của xã hội khi những người phụ nữ đẹp người, đẹp nết thường phải chịu những thiệt thòi. Tấm đã bị mẹ con Cám hãm hại biết bao lần chết đi sống lại. Đến văn học trung đại, người phụ nữ vẫn phải chịu bao thiệt thòi. Đó là người con gái Nam Xương bị nghi oan đến nỗi phải trầm mình tự vẫn trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ hay nàng Kiều tài hoa mà bạc mệnh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du,… Số phận bất hạnh dường như không buông tha người phụ nữ khi trong văn học hiện đại họ vẫn phải chịu những thiệt thòi với áp lực về sưu cao, thuế nặng như: chị Dậu (Tắt đèn – Ngô Tất Tố). Tác phẩm là lời tố cáo đanh thép xã hội đã đẩy con người, đặc biệt là người phụ nữ vào bước đường cùng. Là nhà văn hiện thực nhưng đồng thời cũng là nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy, Nam Cao đã có sự đồng cảm với số phận của những người phụ nữ bất hạnh: Từ trong Đời thừa hay Dần trong Một đám cưới,… Dưới ngòi bút của Nam Cao, các nhân vật nữ hiện lên với những đức tính thật cao

đẹp: hiền lành, chịu thương chịu khó, yêu chồng, thương con nhưng đều có số phận bất hạnh, đáng thương. Sự bất hạnh ấy thể hiện từ ngoại hình xấu xí khiến ma chê quỉ hờn cho đến cuộc đời đầy bi kịch của thị Nở. Chỉ vẻn vẹn có sáu ngày hạnh phúc trong tình yêu của Chí, còn lại, thị Nở phải sống trong thị phi của xã hội, với những lời bè bỉu, chê bai. Thân phận người phụ nữ cũng không được coi trọng, họ có thể là “vợ nhặt” như người ta dễ dàng nhặt được ở ngoài chợ, ngoài đường. Đồng ý làm vợ chỉ với một bữa ăn, một câu mời, Kim Lân đã khắc họa số phận bi thảm của con người giữa nạn đói năm 1945. Bi kịch ấy cũng không từ bỏ người phụ nữ khi hòa bình lập lại. Đào trong Mùa lạc của Nguyễn Khải đã phải sống cuộc đời nay đây, mai đó “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường”, phải rời bỏ quê hương lên xây dựng vùng kinh tế mới. Số phận của chị thật bất hạnh: chồng chết, con ốm đau, chị đã quyết định đi khỏi quê hương để quên đi những nỗi đau đó. Và khi bước ra khỏi chiến tranh, người phụ nữ vẫn bị ám ảnh bởi quá khứ, với những nỗi đau khôn nguôi. Bi kịch của người phụ nữ được tác giả Võ Thị Hảo thể hiện rất thấm thía mà sâu sắc trong Người sót lại của rừng cười. Thảo cô đơn trong tập thể lớp và bị bỏ rơi bởi chính người đã từng yêu thương mình. Ám ảnh của chiến tranh quá lớn khiến cho những người phụ nữ dường như trở thành những người đàn bà khác. Văn học thời hậu chiến ngoài việc khắc họa những nỗi đau thương, mất mát của con người còn đi sâu vào những thân phận, cảnh đời đầy éo le, ngang trái của người phụ nữ. Có lẽ, do văn học thời kì này gần gũi với con người đã tạo điều kiện cho các nhà văn đi sâu vào từng ngõ ngách của tâm hồn để khám phá những trạng thái, tâm sự đầy ưu tư của người phụ nữ trước cuộc sống. Sự lên ngôi của hàng loạt các cây bút nữ trong nền văn học đương đại đã làm thay đổi diện mạo văn học. Từ đây, xuất hiện rất nhiều tác phẩm viết về người phụ nữ với số phận đầy éo le, những bi kịch ẩn giấu hay chiều sâu nỗi đau trong mỗi tâm trạng, cảnh đời: Iam đàn bà (Y Ban),…. Đề

tài về người phụ nữ đã trở thành một trong những đề tài trung tâm của văn học được các nhà văn thể hiện trong sáng tác của mình.

Trần Quang Nghiệp cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Không còn mang tính ước lệ, tượng trưng trong văn học trung đại, cũng không thật sâu cay như các nhà văn 1930 - 1945, hay hiện thực trần trụi như văn học đương đại. Truyện ngắn của ông là một bước chuyển mình quan trọng trong giai đoạn văn học giữa cái cũ chưa mất đi và cái mới chưa hoàn thiện (1900- 1930). Mỗi trang văn là những tình huống, cảnh đời đầy bi thảm. Trần Quang Nghiệp với tấm lòng nhân hậu của mình đã khắc họa số phận bi kịch của người phụ nữ với sự đồng cảm chân thành, sâu sắc.

Trước hết, đó là những phụ nữ, với một tâm hồn đẹp, trái tim giàu tình người, tấm lòng và tình cảm chân thật. Nhưng đáng buồn là họ lại gặp những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trong truyện ngắn của trần quang nghiệp (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)