Thử với nhóm hóa chất phốt pho hữu cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức độ kháng và cơ chế kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi aedes aegypti tại một số địa điểm ở bình định (Trang 40 - 41)

* Thử với hóa chất malathion 5% (C10H19O6PS2)

Bảng 3.1. Độ nhạy của muỗi Ae. aegypti với malathion 5%

Sinh cảnh (địa điểm)

Tỉ lệ muỗi Ae. aegypti

chết sau 24 giờ (%)

Lô đối chứng Lô thử nghiệm

Thành thị (Quy Nhơn) 0 100

Đồng bằng (An Nhơn) 0 100

Miền núi (Vân Canh) 0 100

Theo kết quả của bảng 3.1, muỗi Ae. aegypti rất nhạy với malathion 5% với tỉ lệ muỗi chết 100% sau 24 giờ tại cả 3 sinh cảnh.

Kết quả này tƣơng tự với nghiên cứu tại quần đảo Andaman và Nicobar (Ấn Độ) năm 2015, cho thấy Ae. aegypti vẫn còn nhạy với malathion 5% hay nghiên cứu năm 2016 tại phía Đông Punjab (Pakistan) cho biết Ae. aegypti vẫn nhạy với malathion ở quận Lahore [37]. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu đã đƣa ra những bằng chứng về tình trạng Ae. aegypti đã kháng với malathion nhƣ tại miền Trung, miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan, nghiên cứu từ 2000 -2011 cho thấy Ae. aegypti đã kháng cao với malathion [45].

Tại Việt Nam, Vũ Đức Hƣơng đã đƣa ra các kết quả đánh giá độ nhạy của

Ae. aegypti với malathion từ năm 1998 – 2002 và hầu hết đều nhạy tại các điểm nghiên cứu hay theo Nguyễn Thị Mỹ Tiên (2010) đã tiến hành thử nghiệm với 7 loại hoá chất tại 19 tỉnh phía Nam, kết quả chỉ còn nhạy cảm với malathion 5% [12],[18]. Năm 2013, Trần Thanh Dƣơng nghiên cứu tại 32 điểm thuộc một số tỉnh trọng điểm khu vực miền Bắc, kết quả cho thấy muỗi Ae. aegypti tại Hà Nội đã kháng với tất cả các hóa chất, nhƣng còn nhạy với malathion [7]. Năm 2016, Nguyễn Thị Mai Anh cho biết tại Hà Nội, muỗi Ae. aegypti chỉ còn nhạy với malathion [1].

Nhƣ vậy, so với một số khu vực tại các nƣớc Nam Á và Đông Nam Á, muỗi Ae. aegypti tại Việt Nam nhìn chung còn nhạy với malathion. Đặc biệt, tại một số điểm thực hiện thử nghiệm bioassay thuộc tỉnh Bình Định, Ae. aegypti

rất nhạy với malathion. Điều đó chứng tỏ công tác quản lý hoạt động phòng chống SXHD ở Bình Định đạt hiệu quả tốt.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của WHO đây là hóa chất không đƣợc phép sử dụng rộng rãi. Tại Việt Nam, việc sử dụng hóa chất này phải ở mức độ hạn chế theo khuyến cáo của Bộ Y tế (theo Quyết định số 3424/QĐ-BYT, ngày 05/8/2019 của Bộ Y tế) nhằm bảo đảm vừa loại trừ đƣợc muỗi truyền bệnh SXHD, vừa bảo vệ sức khỏe con ngƣời và góp phần bảo vệ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức độ kháng và cơ chế kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi aedes aegypti tại một số địa điểm ở bình định (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)